Bể trầm tích Cửu Long
-
Bài viết Xây dựng mô hình lắng đọng trầm tích phụ tập D3, tuổi Oligocene muộn khu vực phía Tây Nam bể Cửu Long trình bày các nội dung: Đặc điểm địa chất khu vực thời kỳ Oligocene; Môi trường trầm tích của phụ tập D3 trong khu vực nghiên cứu.
9p vinatis 30-07-2024 5 2 Download
-
Nghiên cứu "Nghiên cứu ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo để dự báo phân bố đá chứa cát kết tuổi Oliogocen muộn khu vực bể Cửu Long" trình bày các kết quả dự báo phân bố đá chứa cát kết tuổi Oligocen muộn khu vực ở bể Cửu Long dựa trên cơ sở ứng dụng mạng nơ – ron nhân tạo không đào tạo (UNN) và thuộc tính địa chấn. Các thuộc tính địa chấn như RMS, Frequence, Envelope, RAI, Phase, Sweetness, Variance, t-Attenuation, Chaos đã được phân tích và lựa chọn làm đầu vào cho quá trình chạy mạng ANN.
6p tuongtrihoai 23-07-2024 3 2 Download
-
Các cấu trúc khép kín bởi đứt gãy đóng vai trò quan trọng trong việc chứa dầu khí để xác định khả năng chắn hydrocarbon của các đứt gãy, các phương pháp nghiên cứu trên thế giới hiện nay đều tập trung đánh giá ba yếu tố chính gây ảnh hưởng lên khả năng chắn của đứt gãy bao gồm: (1) chắn do kề áp thạch học, do tầng đá chứa kề áp với tầng đá chắn qua đứt gãy; (2) chắn bởi đới phá hủy đứt gãy (fault damage zone) tạo thành màn chắn thạch học được tạo thành bởi sét trong đới đứt gãy có độ rỗng và độ thấm kém;...
9p vimulcahy 02-10-2023 12 3 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án "Nghiên cứu phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo trên cơ sở phân tích tài liệu địa chất – địa vật lý; Ứng dụng thực tế tại khu vực lô 09-1, bồn trũng Cửu Long" là xây dựng được một hệ phương pháp hiệu quả trong nghiên cứu tìm kiếm các bẫy phi cấu tạo và áp dụng thử nghiệm trong việc tìm kiếm bẫy phi cấu tạo tại lô 09-1, bồn trũng Cửu Long.
137p trankora04 02-08-2023 13 5 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu sự tồn tại của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích sông Cầu" nhằm tối ưu hóa được các điều kiện phân tích hợp chất PFOS và PFOA trong nước và trầm tích bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ nối tiếp (LC-MS/MS) phù hợp với điều kiện thử nghiệm tại Việt Nam; Đánh giá được sự biến thiên hàm lượng ô nhiễm của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích, đặc biệt là trong cột trầm tích bề mặt của sông Cầu- thành phố Thái Nguyên. Từ đó đánh giá rủi ro môi trường sơ bộ do sự hiện diện của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích tại sông Cầu.
147p kimphuong555 08-04-2023 13 5 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu sự tồn tại của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích sông Cầu" nhằm tối ưu hóa được các điều kiện phân tích hợp chất PFOS và PFOA trong nước và trầm tích bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ nối tiếp (LC-MS/MS) phù hợp với điều kiện thử nghiệm tại Việt Nam; Đánh giá được sự biến thiên hàm lượng ô nhiễm của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích, đặc biệt là trong cột trầm tích bề mặt của sông Cầu- thành phố Thái Nguyên. Từ đó đánh giá rủi ro môi trường sơ bộ do sự hiện diện của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích tại sông Cầu.
24p kimphuong555 08-04-2023 15 3 Download
-
Luận án Tiến sĩ Địa chất "Đánh giá tiềm năng thấm chứa dầu khí trầm tích điện trở thấp lô 16-1 bể Cửu Long" trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu để xác định bản chất gây ra điện trở suất thấp của vỉa chứa dầu khí và đánh giá chính xác các tham số vỉa chứa của chúng như: độ rỗng hiệu dụng, đặc biệt là độ bão hòa nước, chiều cao cột dầu và độ thấm là cơ sở cho việc đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ phục vụ công tác hoạch định phát triển mỏ.
148p vilandrover 05-10-2022 28 6 Download
-
Bài báo ứng dụng các phương pháp phân tích thuộc tính địa chấn kết hợp với các tài liệu giếng khoan để dự báo sự phân bố của các thân cát trong tập D. Thuộc tính địa chấn là một phép đo bất kỳ của tài liệu địa chấn để nâng cao khả năng hiển thị, định lượng các yếu tố địa chất hoặc thuộc tính đá chứa nhằm xác định cấu trúc hoặc môi trường lắng đọng trầm tích.
12p princessmononoke 29-11-2021 36 4 Download
-
Bài viết nghiên cứu thành phần độ hạt trầm tích tại các giếng khoan “X” và “Y”, lô 09 - 1 bể Cửu long cho thấy, có sự khác nhau rõ rệt trong cát kết tuổi Oligocen muộn và Miocen sớm ở giếng khoan “X”, cụ thể là cát kết Miocen có kích thước hạt trung bình, độ mài tròn, độ chọnlọc (TB:434,2;Ro:0,69; So:2,22) cao hơn so với cát kết Oligocen muộn (TB: 104,28; Ro: 0,64; So: 1,46). Mời các bạn tham khảo!
14p princessmononoke 29-11-2021 24 2 Download
-
Bể trầm tích Malay - Thổ Chu nằm ở thềm lục địa phía tây nam Việt Nam, hoạt động tìm kiếm - thăm dò dầu khí ở đây được triển khai muộn và ít hơn so với các bể trầm tích lân cận như bể Cửu Long, bể Nam Côn Sơn.v.v. Trong những năm gần đây, bể Malay - Thổ Chu được các nhà thầu tìm kiếm - thăm dò dầu khí trong và ngoài nước quan tâm.
5p viwendy2711 05-10-2021 17 2 Download
-
Độ bão hòa nước (Sw) là thông số vỉa quan trọng cần xác định để xây dựng mô hình địa chất, mô hình khai thác và tính toán trữ lượng. Một số mô hình xác định thông số Sw cho kết quả không phù hợp hoặc khác biệt rất lớn so với thông số Swi xác định từ mẫu lõi. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định mô hình tính toán độ bão hòa nước tối ưu nhất cho các vỉa chứa tầng Miocene phía Đông Bắc bể trầm tích Cửu Long, Việt Nam.
7p vivelvet2711 06-09-2021 28 2 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án này nhằm làm sáng tỏ đặc điểm phân bố các loại tướng đá trầm tích và xác định đặc điểm phân bố của các vỉa chứa dầu khí Eocen – Olig, dưới vùng rìa Đông – Đông Nam phục vụ chương trình thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực này. Mời các bạn cùng tham khảo!
28p extraenglish 26-05-2021 36 3 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm đá mẹ khu vực đảo Bạch Long Vĩ, thuộc cánh Đông Bắc bể trầm tích Sông Hồng, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giếng khoan thăm dò Enreca-3 tại khu vực này đã làm sáng tỏ hơn về cấu trúc, đặc điểm địa chất cũng như điều kiện môi trường trầm tích nơi đây. Việc liên kết số liệu phân tích địa hóa và đặc điểm thạch học mẫu tại giếng Enreca-3 và mẫu tại các điểm lộ cho thấy sự tồn tại tầng đá mẹ sét kết Oligocene chứa phong phú nguồn tảo nước ngọt đầm hồ, trở thành tầng đá mẹ tiềm năng sinh dầu, khí tốt cho khu vực.
5p kequaidan11 13-04-2021 33 2 Download
-
Luận văn áp dụng thành công việc giải bài toán ngược cho trường hợp 3D bằng phương pháp lựa chọn để xác định phân bố mật độ lớp đá móng trước Kainozoi các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long và Nam Côn Sơn thuộc thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở thuật toán bóc lớp theo tài liệu trọng lực,... Mời các bạn cùng tham khảo.
133p capheviahe28 01-03-2021 24 5 Download
-
Dựa vào những tài liệu khảo cổ học, vùng vịnh Hạ Long được biết đến là một trung tâm văn hóa biển nổi bật nhất Việt Nam thời tiền sử. Văn hóa Hạ Long ra đời là kết quả của quá trình phát triển nội sinh, với nhiều giai đoạn, từ văn hóa Soi Nhụ tới văn hóa Cái Bèo. Với bề dày trầm tích văn hóa nhân văn hàng vạn năm về trước, với quá trình phát triển liên tục từ thời nguyên thủy, trải qua các giai đoạn lịch sử, văn hóa Hạ Long đã góp phần to lớn trong tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc.
5p vidakota2711 22-02-2021 49 3 Download
-
Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu về kinetics đá mẹ trầm tích Oligocene, bể Cửu Long. Kinetics đá mẹ có thể phân loại thành 2 nhóm chính đại diện cho các đá mẹ tập D, E và F tại bể Cửu Long: (i) nhóm có giá trị trung bình Ea thấp, hiệu suất sinh dầu cao đại diện cho đá mẹ chứa phong phú vật chất hữu cơ nguồn gốc tảo đầm hồ (giàu kerogen loại I) và (ii) nhóm có phân bố Ea rộng, giá trị trung bình Ea cao đại diện cho đá mẹ giàu vật chất hữu cơ thực vật bậc cao và hỗn hợp (kerogen loại III và I).
5p vibeirut2711 19-08-2020 26 4 Download
-
Mục tiêu của luận án làm sáng tỏ sự tồn tại, cơ chế hình thành, khả năng chứa – chắn của các bẫy địa tầng trong trầm tích Oligocen thượng khu vực Đông Nam bể Cửu Long. Xác định đặc điểm phân bố và tiềm năng dầu khí của chúng phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tại khu vực trong tương lai.
28p covid19 02-03-2020 27 6 Download
-
Mô hình Delft3D áp dụng vào mô phỏng quá trình vận chuyển, lan truyền của trầm tích lơ lửng và muội than tại khu vực vịnh Hạ Long cho kết quả tương đối phù hợp với một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Trong mùa mưa, trầm tích lơ lửng tập trung chủ yếu ở khu vực phía tây, tây nam đảo Cát Bà và ven bờ từ Cửa Lục trở xuống phía nam với hàm lượng 50–130 g/m3.
9p viathena2711 10-10-2019 27 2 Download
-
Tổng hợp các kết quả khảo sát thực địa tại các điểm lộ, các hầm lò xuyên cắt các khối đá móng magma ở nhiều nơi trên thế giới cũng như các tài liệu đo đạc, thu thập được ở khu vực bể Cửu Long và lân cận cho thấy các khối móng nằm ở các vị trí khác nhau chịu tác động kiến tạo và biến đổi phong hóa khác nhau trong quá trình biến đổi thành đá có khả năng chứa dầu khí. Các biến đổi này có quan hệ chặt chẽ với quá trình hình thành và phát triển kiến tạo của bể. Tùy thuộc vào địa hình cổ và môi trường lắng đọng trầm tích mà móng nứt nẻ có thể liên thông với với tập cát kết kề áp.
8p quenchua 27-09-2019 73 2 Download
-
Bể trầm tích Sông Hồng là một trong những bể Kainozoi chứa khí có tiềm năng nhất trên thềm lục địa Việt Nam, với các mỏ khí mới được phát hiện như: Thái Bình, Hồng Long, Báo Vàng, Báo Đen... Hầu hết các vỉa khí có giá trị công nghiệp nằm trong đá chứa trầm tích lục nguyên tuổi Miocen hoặc Pliocen có liên quan tới các thân sét diapia. Tuy nhiên, có một số phát hiện khí mới ở khu vực phía Nam của bể (như 115A, Sư Tử Biển, Cá Heo…) lại nằm trong đá chứa Carbonate tuổi Miocen giữa.
9p bibianh 27-09-2019 58 3 Download