Bệnh thán thư trên cây trồng
-
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra trên nhiều loại cây trồng. Bài viết trình bày việc phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn Pseudomonas sp. có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum scovillei gây bệnh thán thư trên cây ớt ở Lâm Đồng
9p viwalton 02-07-2024 12 2 Download
-
Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Nghiên cứu chế tạo và khảo sát hiệu quả phòng trừ nấm Colletotrichum truncatum gây bệnh thán thư trên cây đậu nành (glycine max) của phức oligochitosan-Zn2+" là nghiên cứu chế tạo sản phẩm phức oligochitosan-Zn2+ có hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả trên cây đậu nành để ứng dụng làm chất bảo vệ cây trồng nguồn gốc sinh học, phục vụ phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững.
26p gaupanda019 21-03-2024 4 2 Download
-
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm đối kháng của chủng vi khuẩn B. amyloliquefaciens D19 lên chủng nấm mốc gây bệnh C. siamense. Kết quả thu được sẽ là tiền đề cho việc ứng dụng chủng vi khuẩn này vào việc sản xuất các chế phẩm sinh học để phòng trừ nấm mốc C. siamense gây hại trên cây trồng một cách có hiệu quả và phát triển nền nông nghiệp thân thiện với môi trường.
12p vigojek 02-02-2024 6 2 Download
-
Bài viết Nghiên cứu đặc điểm sinh học và độc tính gây bệnh của nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây nho ở Ninh Thuận trình bày kết quả thu thập, phân lập và làm thuần mẫu bệnh thán thư; Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Colletotrichum spp.; Tính độc gây bệnh của nấm Colletotrichum spp. trong phòng thí nghiệm.
7p visybill 19-07-2023 7 2 Download
-
Bài viết Hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm Colletotrichum sp. gây thán thư trên trái ớt được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Colletotrichum sp. trong điều kiện in vitro và in vivo.
12p vispiderman 15-06-2023 5 3 Download
-
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 401/2021 tổng hợp các nghiên cứu sau: Ứng dụng mô hình Quefts trong ước đoán năng suất tiềm năng và hiệu quả hấp thu N, P, K cho cây lúa trên đất phù sa và đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long; Khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư hại tiêu; Tuyển chọn vi sinh vật vùng rễ có khả năng đối kháng nấm Sclerotium rolfsii Sacc., Fusarium oxysporum và kích thích sinh trưởng thực vật;...
162p viblackwidow 07-04-2023 12 4 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu: (i) tuyển chọn các chủng nấm Fusarium spp. gây bệnh héo rũ trên cây mè trồng trên đất phù sa trong đê; (ii) tìm ra dòng nấm gây bệnh héo rũ trên cây mè. Hai mươi mẫu thân và đất vùng rễ cây mè bị nhiễm bệnh được thu tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang để phân lập nấm bệnh.
8p vipettigrew 21-03-2023 21 2 Download
-
Cây Hồi (Illicium verum Hook) là loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao không chỉ về giá trị dược liệu mà còn được sử dụng phổ biến trong ngành chế biến thực phẩm. Nghiên cứu “Xác định nguyên nhân gây bệnh thán thư hại cây hồi tại Việt Nam” được thực hiện nhằm xác định chính xác loài nấm gây bệnh thán thư và tính gây bệnh của chúng trên cây Hồi.
8p vipettigrew 21-03-2023 23 2 Download
-
Bài viết Khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư hại tiêu được thực hiện nhằm tuyển chọn và đánh giá khả năng phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh thán thư trên cây tiêu do nấm Colletotrichum sp. gây ra làm cơ sở cho những nghiên cứu sau nhằm tìm ra sản phẩm sinh học có nguồn gốc từ xạ khuẩn có khả năng quản lý bệnh thán thư trên cây tiêu nói riêng và bệnh hại cây trồng nói chung vừa mang lại hiệu quả cho người nông dân, vừa thân thiện với môi trường.
7p vipettigrew 21-03-2023 8 2 Download
-
Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả kiểm soát của một số chủng nấm Trichoderma spp. và Penicillium spp. đối với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên ớt. Kết quả đánh giá hiệu quả đối kháng của một số chủng nấm Trichoderma spp. với chủng nấm Colletotrichum sp. cho thấy, chủng nấm Trichoderma TR-02 cho hiệu suất đối kháng trung bình (HSĐKTB) với nấm Colletotrichum sp. cao nhất ở các thời điểm 2, 3, 4, 5 ngày sau khi cấy nấm.
8p viargus 03-03-2023 12 2 Download
-
Bài viết trình bày việc phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn Bacillus có hoạt tính kháng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên trái đu đủ sau thu hoạch. Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 12 chủng vi khuẩn Bacillus từ mẫu đất vùng rễ cây đu đủ trồng ở tỉnh Vĩnh Long.
7p vimalfoy 08-02-2023 14 2 Download
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp "Nghiên cứu bệnh thán thư trên thanh long và biện pháp quản lý tổng hợp" trình bày việc xác định tác nhân, khả năng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển của bệnh và nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ có hiệu quả bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) nhằm cải thiện năng suất thanh long tại Tiền Giang, Long An và Bình Thuận.
225p vineville 03-02-2023 18 7 Download
-
Đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng Mangiferin trong cây Tri mẫu bằng phương pháp HPLC" nghiên cứu xác định thành phần hoạt chất quan trọng của Tri mẫu trong điều trị biến chứng trên thần kinh trung ương do bệnh đái tháo đường bằng phương pháp network pharmacology; xây dựng và thẩm định quy trình định lượng Mangiferin (thành phần hoạt chất quan trọng của Tri mẫu trong điều trị DN, thu được từ mục tiêu 1) trong cây Tri mẫu bằng phương pháp HPLC.
72p unforgottennight09 26-10-2022 38 11 Download
-
Bài viết "Xác định chủng nấm gây bệnh thán thư hành lá nặng tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long" tìm hiểu về bệnh thán thư xuất hiện ở tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây và gây hại ở nhiều giai đoạn khác nhau: Giai đoạn cây con, ra lá non, giai đoạn ra hoa, trái non và sau thu hoạch. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây hại làm chết cây con mới trồng và ảnh hưởng đến năng suất của cây trưởng thành và mẫu mã, chất lượng trái khiến giá trị thương phẩm bị giảm. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.
8p phuongnhung205 21-10-2022 16 3 Download
-
Với mục tiêu tuyển chọn được nấm Trichoderma spp. có hoạt tính đối kháng cao với nấm gây bệnh thán thư, đã thu thập 17 mẫu đất dưới tán cây khoẻ ở các vườn trồng xoài ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Dựa vào các đặc điểm hình thái, đã phân lập được 56 chủng nấm Trichoderma spp. và tuyển chọn được 14 chủng nấm Trichoderma spp. có hoạt tính đối kháng cao với nấm gây bệnh thán thư. Trong đó, 6 chủng Tr.X1, Tr.X2, Tr.X3, Tr.X4, T1, M2 có hoạt tính đối kháng cao nhất từ 77,76-86,25% ở điều kiện in vitro và 2 chủng Tr.X2, Tr.
11p inception36 25-11-2021 25 2 Download
-
Bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra, là một trong những bệnh làm tổn thất năng suất lúa nặng nề nhất, nấm đạo ôn có thể tấn công cây lúa ở tất cả các giai đoạn của cây trên lá, đốt thân và bông. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá mối tương quan của các yếu tố khí tượng lên bệnh đạo ôn trên lúa, từ đó xây dựng mô hình dự đoán bệnh để hạn chế thấp nhất sự mất mùa ở tỉnh Hậu Giang.
7p vidaegu2711 09-08-2021 35 2 Download
-
Cây Tử châu lá to (Callicarpa macrophylla Vahl) được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để chữa các bệnh như xuất huyết tiêu hóa, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đòn ngã sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương. Cặn chiết tổng của thân, lá và quả của cây Tử châu lá to thể hiện hoạt tính gây độc in vitro trên ba dòng tế bào ung thư ở người (phổi: Lu-1, gan: Hep-G2 và vú: MCF-7) bằng phương pháp SRB với giá trị CS (%) trong khoảng từ 30,23 1,5 đến 90,22 0,15%.
6p viaespa2711 31-07-2021 23 3 Download
-
Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại được biên soạn theo chương trình chi tiết môn học bao gồm 3 đơn vị học trình. Tập bài giảng được chia làm 6 chương, trình bày các kiến thức cơ bản về các đặc điểm gây hại, hình thái, quy luật phát sinh gây hại và biện pháp phòng trừ sâu bệnh và dịch hại phổ biến trên cây trồng.
101p chuheodethuong25 13-07-2021 30 6 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được các loài nấm thuộc chi Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm Colletotrichum và biện pháp quản lý tổng hợp bệnh góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường ở các khu vực trồng cà phê tại Sơn La.
189p chuheodethuong 09-07-2021 37 10 Download
-
Nội dung bài viết trình bày sản suất hoa cúc gặp rất nhiều khó khăn do dịch hại, làm giảm từ 20- 60% năng suất, cá biệt năm 2019, năng suất giảm từ 60- 80% với số lần phun thuốc trừ dịch hại lên đến 45 lần/vụ. Kết quả điều tra từ năm 2019-2020 đã thu thập được 5 loài sâu hại và 10 loài bệnh hại xuất hiện phổ biến trên cây hoa cúc. Mời các bạn tham khảo!
6p wuyuetian 29-06-2021 48 2 Download