Cải thiện di truyền cây trồng
-
Trong thời gian gần đây, một số giống keo lai có năng suất, chất lượng cao đã được nghiên cứu chọn tạo nhằm bổ sung nguồn giống có phẩm chất di truyền được cải thiện cho cơ cấu cây trồng rừng. Để phát triển các giống này vào sản xuất, việc nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô là việc làm có ý nghĩa. Bài viết tập trung nghiên cứu nhân giống các dòng keo lai năng suất cao BV376, BV586, BB055 bằng phương pháp nuôi cấy mô.
11p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Bài viết trình bày việc xác định khả năng sinh trưởng và tăng thu di truyền của các lô hạt giống đã qua cải thiện thu hái từ vườn giống thế hệ 2 Keo lá liềm tại Cam Lộ, Quảng Trị so với lô hạt đại trà và nguyên sản; 9 nguồn hạt giống đã được đưa vào xây dựng 2 khảo nghiệm tăng thu di truyền Keo lá liềm tại vùng đồi và vùng cát Quảng Trị.
9p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Quế (Cinnamomum cassia Presl.) là cây dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại, do đó đây là loài cây trồng rừng chủ lực ở một số tỉnh miền núi của Việt Nam. Sản phẩm chính của cây Quế là vỏ và tinh dầu. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng vỏ và tinh dầu Quế của các rừng trồng là chưa cao, nguyên nhân cơ bản là giống được sử dụng trong trong trồng rừng chưa được cải thiện về chất lượng di truyền. Do đó, nghiên cứu chọn giống cây trội có năng suất vỏ và hàm lượng tinh dầu cao là rất cần thiết.
16p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Bài viết trình bày đánh giá biến dị và khả năng di truyền của khối lượng riêng và mô đun đàn hồi của các gia đình Keo lá liềm ở tuổi 9 được thực hiện từ 200 cây thuộc 50 gia đình chọn ngẫu nhiên từ 81 gia đình trong khảo nghiệm hậu thế Keo lá liềm tại Nam Đàn, Nghệ An.
9p viamancio 03-06-2024 5 1 Download
-
Nghiên cứu biến dị di truyền Keo tai tượng được tiến hành trên 2 khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Quỳ Hợp - Nghệ An và Bàu Bàng - Bình Dương, để tìm hiểu thông tin di truyền của các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thân cây sau 8 - 9 năm trồng nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho chương trình cải thiện giống Keo tai tượng ở Việt Nam.
10p viamancio 03-06-2024 10 1 Download
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nâng cao năng suất giống vải chín sớm PH40 ở vùng miền núi phía Bắc" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá được đặc điểm nông sinh học trong mối quan hệ đến sinh thái vùng trồng và một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm cải thiện khả năng ra hoa và ổn định năng suất giống vải chín sớm PH40, góp phần bổ sung giống mới cho sản xuất và nâng cao thu nhập cho người trồng.
173p vilazada 02-02-2024 12 3 Download
-
Nghiên cứu xu hướng biến đổi biến dị di truyền về sinh trưởng, độ thẳng thân cây, độ nhỏ cành, độ duy trì trục thân của các gia đình Keo lá liềm được thực hiện tại các tuổi khác nhau ở khảo nghiệm hậu thế tại Nam Đàn (Nghệ An) (2, 7, 12 tuổi) và Cam Lộ (Quảng Trị) (3, 6, 11 tuổi).
10p vipettigrew 21-03-2023 8 3 Download
-
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 409/2021 trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát sự di truyền tính trạng quả ở thế hệ lai F1-F2 của tổ hợp lai ớt cay chỉ thiên và chỉ địa; Khảo sát khả năng kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh ở thực vật bằng nano bạc; Hiệu quả của vi khuẩn hòa tan lân Rhodobacter sphaeroides đến sinh trưởng và năng suất lúa trên đất mặn hồng dân Bạc Liêu trong điều kiện nhà lưới;...
146p viargus 03-03-2023 6 3 Download
-
Bài giảng "Giống cây rừng" được biên soạn với nội dung trình bày những vấn đề chính trong cải thiện giống cây rừng; cơ sở di truyền học của cải thiện giống cây rừng; khảo nghiệm loài và xuất xứ; chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế; gây tạo giống mới; nhân giống sinh dưỡng; xây dựng rừng giống và vườn giống; bảo tồn nguồn gen cây rừng,... Mời các bạn cùng tham khảo.
89p phuongnhan205 25-10-2022 18 6 Download
-
Bài viết Đặc điểm biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.
9p vilamborghini 12-10-2022 21 4 Download
-
Bệnh hại do vi khuẩn, virus là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành sản xuất chuối trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Ngoài các biện pháp canh tác, việc khai thác và ứng dụng nguồn gen kháng - phần lớn thuộc họ gen NBS-LRR (Nucleotide binding site - Leucine rich repeat) trong chọn tạo, cải thiện giống chuối là phương thức bền vững để đối phó với dịch bệnh. Hệ gen loài chuối Musa acuminata được giải mã tạo tiền đề cho các nghiên cứu di truyền chuyên sâu, bao gồm xác định họ gen kháng NBS-LRR.
7p vishivnadar 21-01-2022 33 1 Download
-
Nghiên cứu đa dạng di truyền nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ giữa các kiểu gen trong tập đoàn giống/dòng cây trồng, từ đó có thể đưa ra chiến lược chọn tạo giống, cải thiện nguồn gen. Nghiên cứu này đã sử dụng 09 chỉ thị phân tử SSR để đánh giá mức độ đa dạng di truyền của 120 giống/dòng đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) đang được bảo tồn tại ngân hàng giống trường Đại học Cần Thơ.
8p mudbound 10-12-2021 26 1 Download
-
Bài giảng Hợp chất thứ cấp thiên nhiên - Chương 6: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển cây dược liệu, cung cấp cho người học những kiến thức như: Nhân nhanh giống, tái sinh cây, Nhân sinh khối; Cải biến di truyền trao đổi chất; Sử dụng chuyển hóa tế bào; Chuyển gene; Chọn giống cây dược liệu; Bảo tồn, phân loại loài chính xác, truy xuất nguồn gốc. Mời các bạn cùng tham khảo!
96p caphesuadathemmatong 25-11-2021 54 7 Download
-
Trong nghiên cứu này, cải thiện chất lượng cây giống Artichoke liên quan đến chất lượng chồi và loại giá thể phù hợp trong giai đoạn ra rễ in vitro đã được nghiên cứu trên Artichoke “giống Tím” (VA) và Artichoke “giống Xanh” (GA). Kết quả nghiên cứu cho thấy, chồi (1,5 cm) nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L KIN là thích hợp nhất cho giai đoạn nhân nhanh chồi VA với các chỉ tiêu như số chồi/cụm (3,67 chồi), số chồi ≥ 2 cm (3 chồi); trong khi đó, 1,0 mg/L BA thích hợp cho quá trình nhân chồi GA (5,33 chồi; 5,00 chồi; tương ứng) sau 4 tuần nuôi cấy.
17p spiritedaway36 25-11-2021 19 3 Download
-
Nghiên cứu về đa dạng di truyền là một trong những bước đầu trong việc cải thiện giống cây trồng. Trong nghiên cứu này, chỉ thị phân tử ISSR được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền của 120 dòng/giống đậu nành đang được lưu giữ trong ngân hàng giống của Trường Đại học Cần Thơ.
6p caphesuadathemduong 11-10-2021 38 3 Download
-
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định được khác biệt về di truyền ở mức độ phân tử giữa các giống bạch đàn lai sinh trưởng nhanh và sinh trưởng chậm làm cơ sở cho chọn giống sớm. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
100p thebabadook 22-08-2021 15 3 Download
-
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mức độ biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng, một số chỉ tiêu chất lượng và tỷ trọng gỗ của Bạch đàn uro tại vườn giống thế hệ 2. Tuyển chọn được một số cá thể và gia đình Bạch đàn uro có năng suất và chất lượng cao. Xác định mối quan hệ tương tác di truyền - hoàn cảnh ở Bạch đàn uro làm cơ sở cho các bước cải thiện giống tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo!
94p thebabadook 21-08-2021 18 3 Download
-
Bài nghiên cứu được thực hiện để đánh giá kết quả của dự án và cung cấp thông tin về đặc điểm biến dị, khả năng di truyền một số tính trạng sinh trưởng của loài Keo lá tràm ở thế hệ 2 từ đó đề xuất nguồn giống chất lượng tốt đã qua cải thiện phục vụ sản xuất trồng rừng và bổ sung vào bộ giống cây trồng lâm nghiệp góp phần thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
7p retaliation 18-08-2021 20 3 Download
-
Độ tin cậy là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối. Trong các hệ thống điện hiện đại thì độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được xem trọng bởi việc cải thiện độ tin cậy cung cấp điện làm giảm nhẹ đáng kể thiệt hại của nền kinh tế do ngừng cung cấp điện, cải thiện chất lượng sản phẩm trong các lĩnh vực. Để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện có thể có nhiều giải pháp khác nhau từ khâu thiết kế qui hoạch đến vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị.
9p vioregon2711 22-02-2021 49 2 Download
-
Với các ưu điểm vượt trội của cây Keo lai so với các loài cây lâm nghiệp khác mà hiện nay loài cây này chiếm phần lớn trên diện tích trồng rừng của Việt Nam. Từ đó nhu cầu về giống cho trồng rừng là vô cùng lớn. Tuy nhiên việc nhân giống bằng các phương pháp truyền thống như giâm hom, gieo hạt không đáp ứng được nhu cầu về cây giống sạch bệnh, đồng đều về phẩm chất. Cùng với những kết quả về cải thiện giống, công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô (tissue culture) được xem là giải pháp công nghệ hàng đầu để duy trì chất lượng di truyền của cây giống.
7p cothumenhmong8 05-11-2020 36 3 Download