Crinum latifolium L
-
Bài viết tiến hành chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của một số hợp chất tự nhiên từ thân hành Trinh nữ hoàng cung; các hợp chất được phân lập sẽ là nguồn nguyên liệu thiết lập chất đối chiếu, phục vụ cho công tác kiểm nghiệm các chế phẩm từ Trinh nữ hoàng cung.
4p chauchaungayxua7 13-08-2020 49 2 Download
-
Tạp chí Dược liệu – Tập 5, số 2/2000 với các bài viết: Kết quả nghiên cứu về thực vật học của các loài thuộc chi Geranium L. hiện có ở Việt Nam; định lượng Alcaloid từ trinh nữ hoàng cung (Crinum Latifolium L.) bằng phương pháp acid màu; góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của cây ba chạc (Evodia Lepta (Spreng) Merr.)...
32p sabiendo 03-02-2020 32 6 Download
-
Từ năm 1990, qua nghiên cứu các cây trinh nữ hoàng cung, Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã phát hiện một mẫu cây chứa nhiều hợp chất hóa học khác với các mẫu còn lại cũng thuộc loài C. latifolium L. trong quần thể Crinum ở Việt Nam. Kết hợp với các đặc điểm cấu tạo thực vật học, sự khác biệt về di truyền, chúng tôi khẳng định mẫu C. latifolium L. nói trên là một thứ mới của loài trinh nữ hoàng cung ở Việt Nam. Nó được đặt tên là ‘Trinh nữ crila’ (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh, var. n.), họ Náng (Amaryllidaceae).
4p trinhthamhodang 24-10-2019 90 1 Download
-
Nội dung bài viết trình bày về nghiên cứu về thành phần alkaloid trong rễ cây trinh nữ hoàng cung tiến hành nghiên cứu trên cao toàn phần rễ trinh nữ hoàng cung ở Bình Định được chiết xuất bằng ethanol 70% tại bộ môn hóa phân tích kiểm nghiệm, khoa dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014.
14p hanh_thom96 03-12-2018 118 11 Download
-
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về nuôi cấy thu nhận sinh khối mô sẹo cây Trinh nữ hoàng cung và định tính ancaloit trong các mẫu mô sẹo thu được. Mô sẹo sau khi tạo khoảng 50 ngày, được cắt thành các miếng nhỏ có kích thước khoảng 0,7cm x 0,7cm, trọng lượng khoảng 0,35- 0,40 g, cấy lên các môi trường nuôi cấy sinh khối khác nhau có nền môi trường cơ bản là MS, sucrose 30 g/l, agar 7 g/l, bổ sung kết hợp NAA 2mg/l với BAP ở các nồng độ khác nhau (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) hoặc kinetin (nồng độ 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) hoặc nước dừa ( nồng độ 10; 20; 30; 40 %).
5p cumeo2425 02-07-2018 53 5 Download
-
Luận án tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu thành phần hóa học, thiết lập chất đối chiếu và xây dựng quy trình kiểm nghiệm thành phần Alcaloid và Flavonoid cho cây Trinh nữ hoàng cung - Crinum latifolium L., Amaryllidaceae" được nghiên cứu với các mục đích: 1 - Chiết xuất cao cồn, các phân đoạn Alcaloid, phân đoạn Flavonoid và phân lập các hợp chất tinh khiết từ cây trinh nữ hoàng cung. 2 - Thiết lập một số chất đối chiếu hóa học có nguồn gốc từ cây trinh nữ hoàng cung.
144p lexuanloi84 17-08-2016 354 70 Download
-
Để có đầy đủ số liệu là cơ sở khoa học cho việc chế tạo chế phẩm từ cây trinh nữ hoàng cung mà nghiên cứu "Khảo sát cấu trúc Alkaloid cô lập từ cây trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium l)" đã đi sâu khảo sát về loài cây này. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
5p huyenngoc0628 04-11-2015 180 15 Download
-
From the ethanolic extract of the fresh leaves of Crinum latifolium L. four compounds: methyl (E)-p-hydroxycinnamate, ethyl (E)-3,4-dihydroxycinnamate, kaempferol-3-O- -D-glucopyrano- side, and kaempferol-3-4’-di-O- -D-glucopyranoside were isolated and identified. Their structures were established by analysis of chemical and spectral evidence.
4p uocvong04 24-09-2015 54 4 Download
-
Trinh nữ hoàng cung (crinum latifolium L.) là cây thuốc quý được sử dụng phổ biến trong y học để điều trị các bệnh u xơ. Hiện nay ở Việt Nam ngoài giống Trinh nữ hoàng cung dùng làm dược liệu thì còn nhiều loài khác cùng chi crinum rất giống về hình thái thực vật nhưng không có dược tính dễ gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. trong nghiên cứu này chúng tôi đã phân tích tính đa dạng di truyền và thành phần hợp chất alkaloid của 11 mẫu cây trinh nữ hoàng cung được thu thập tại 11 tỉnh thành miền Trung và miền Nam.
8p uocvongxua08 31-08-2015 119 12 Download
-
Nội dung của đề tài đã nghiên cứu trồng cây Trinh nữ hoàng cung là nguyên liệu cho nghiên cứu và sản xuất, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu lá Trinh nữ hoàng cung, nghiên cứu sơ bộ thực vật, hóa học và chiết xuất, nghiên cứu hoàn thiện quy trình chiết xuất, khảo sát thăm dò dạng chế phẩm viên nang cứng, dự kiến quy trình và thiết bị chiết xuất Trinh nữ hoàng cung. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
117p tsmttc_003 06-06-2015 240 76 Download
-
Trinh nữ hoàng cung Cây Trinh Nữ Hoàng Cung tên khoa học: Crinum latifolium L., thuộc họ Thủy tiên Amaryllidaceae, cùng họ với Cây Náng. Cây Hành tây, Cây tỏi lõi. Cây Đại Tướng Quân, Thập Bát Học Sĩ, Tây Nam Vân Châu Lan, Tỏi Thái Lan (theo sách biên khảo của Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi) Hình dáng: Trinh Nữ Hoàng Cung là một loại cỏ, thân đường kính 10-15cm, rộng 3-8 cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả lá mỏng có thể dài 80-100cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt...
3p nkt_bibo36 13-01-2012 314 11 Download
-
TRINH NỮ HOÀNG CUNG Folium Crinii latifolii Tên khác: Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu lan, Tỏi Thái Lan, Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ. Tên khoa học: Crinum latifolium L., họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae). Mô tả: Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có...
6p quadau_haudau 16-04-2011 230 31 Download
-
Cây trinh nữ hoàng cung (TNHC) (Crinum latifolium L.) đã được nhân dân sử dụng để điều trị u xơ tuyến tiền liệt (phì đại lành tính tuyến tiền liệt) và u xơ tử cung, ngoài ra có người còn sử dụng để điều trị bệnh ung thư như ung thư vú, tử cung, dạ dày, phổi và tuyến tiền liệt. Trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cây thuốc quý hiếm này. Yui và cộng sự đã chứng minh alcaloid lycorin, hoạt chất chính từ TNHC có tác dụng kích thích...
8p pstrangsang 22-12-2010 151 22 Download
-
Trinh nữ hoàng cung còn tên là Hoàng cung trinh nữ, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu lan, Tỏi Thái Lan; Ở sách Trung Quốc còn gọi là cây Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ; tên khoa học Crinum latifolium L. thuộc họ Náng (crinum hay Amaryllidacea). Trinh nữ hoàng cung là loại cây mà xưa kia được các Ngự y dùng để trị bệnh cho nữ còn trinh tiết nên mới có tên này.
4p bunrieu 15-07-2010 108 17 Download