Vũ Thị Lan và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 65 - 69<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ NƯỚC DỪA<br />
ĐẾN SINH KHỐI MÔ SẸO CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG (Crinum latifolium L.,)<br />
Vũ Thị Lan1, Quách Thị Liên2, Nguyễn Đức Thành2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Viện Công nghệ Sinh học<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về nuôi cấy thu nhận sinh khối mô sẹo cây Trinh nữ<br />
hoàng cung và định tính ancaloit trong các mẫu mô sẹo thu được. Mô sẹo sau khi tạo khoảng 50<br />
ngày, được cắt thành các miếng nhỏ có kích thước khoảng 0,7cm x 0,7cm, trọng lượng khoảng<br />
0,35- 0,40 g, cấy lên các môi trường nuôi cấy sinh khối khác nhau có nền môi trường cơ bản là<br />
MS, sucrose 30 g/l, agar 7 g/l, bổ sung kết hợp NAA 2mg/l với BAP ở các nồng độ khác nhau<br />
(0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) hoặc kinetin (nồng độ 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) hoặc nước dừa ( nồng độ 10;<br />
20; 30; 40 %). Kết quả thu được cho thấy: Môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng mô sẹo để thu<br />
sinh khối là: SB1(MS + 2 mg/l NAA + 0,5 mg/l BAP) và SB2 (MS + 2 mg/l NAA + 1,0 mg/l<br />
BAP); SK6 (MS + 2 mg/l NAA + 1,0 mg/l kinetin) và SK7 (MS + 2mg/l NAA + 1,5 mg/l kinetin);<br />
SN9 (MS + 2mg/l NAA + 10% nước dừa) và SN10 (MS + 2mg/l NAA + 20% nước dừa). Bước<br />
đầu đã định tính phát hiện có ancaloit trong các mẫu mô thu được.<br />
Từ khoá: Ancaloit, cây Trinh nữ hoàng cung, môi trường, nuôi cấy, sinh khối mô sẹo.<br />
∗<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Hiện nay, các nhà khoa học đang rất quan tâm<br />
đến các ứng dụng thực tiễn của công nghệ<br />
nuôi cấy mô tế bào thực vật để tổng hợp các<br />
hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học.<br />
Những năm gần đây, cây Trinh nữ hoàng<br />
cung (TNHC) đã nhận được sự quan tâm đặc<br />
biệt của các nhà khoa học cả ở trong nước và<br />
nước ngoài vì các tính năng dược học quan<br />
trọng của nó. Đó là các tính năng chữa bệnh<br />
như phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới và u xơ<br />
tử cung ở phụ nữ, đặc biệt là khả năng chống<br />
ung thư [8], [9], [12]. Trinh nữ hoàng cung<br />
đang trở thành cây thuốc rất có giá trị trong<br />
việc điều trị chứng phì đại lành tính tuyến tiền<br />
liệt. Vì vậy, nhu cầu về số lượng và chất<br />
lượng nguyên liệu để sản xuất thuốc đối với<br />
cây thuốc này ngày càng tăng.<br />
Ở Việt Nam, để tăng nguồn cung cấp nguyên<br />
liệu cho chế biến thuốc ở qui mô công nghiệp,<br />
đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học<br />
ứng dụng phương pháp nuôi cấy in vitro vào<br />
việc nhân giống Trinh nữ hoàng cung và nhận<br />
được những kết quả khả quan, góp phần giải<br />
quyết nhu cầu nguồn nguyên liệu [1], [3].<br />
∗<br />
<br />
Tel: 091 4504250, Email: lanvtdhkhtn@gmail.com<br />
<br />
Hiện nay, không chỉ các tác giả ngoài nước<br />
mà đã có nhiều công trình khoa học, các bài<br />
báo của các nhà khoa học Việt Nam đã<br />
nghiên cứu và xác định tương đối đầy đủ về<br />
thành phần hoá học của cây Trinh nữ hoàng<br />
cung Việt Nam [4], [6], [7], [10],[11]. Tuy<br />
nhiên, vấn đề nghiên cứu quy trình nuôi cấy<br />
mô tế bào cây Trinh nữ hoàng cung để thu<br />
nhận sinh khối và phân tích các chất có hoạt<br />
tính sinh học trong mô chưa được quan tâm.<br />
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số<br />
kết quả về ảnh hưởng của sự tổ hợp các chất<br />
điều hòa sinh trưởng và nước dừa đến sinh<br />
khối mô sẹo thu được từ mẫu củ cây Trinh nữ<br />
hoàng cung và kết quả ban đầu về định tính<br />
ancaloit trong các mẫu mô sẹo thu được bằng<br />
phương pháp sắc kí lớp mỏng.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Vật liệu<br />
Cây Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium<br />
L., thuộc họ Thuỷ tiên Amaryllidaceae do<br />
Viện Dược liệu cung cấp.<br />
Phương pháp<br />
- Phương pháp nuôi cấy sinh khối mô sẹo:<br />
Nguồn nguyên liệu, phương pháp tạo mô và<br />
môi trường tạo mô sẹo được công bố theo<br />
65<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Lan và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Quách Thị Liên và cs, 2005 [5]. Mô sẹo được<br />
cắt thành các miếng nhỏ có kích thước<br />
khoảng 0,7 cm x 0,7 cm và trọng lượng<br />
khoảng 0,35 - 0,4g cấy lên các môi trường<br />
nuôi cấy mô sẹo khác nhau với nền môi<br />
trường cơ bản là MS, đường sucrose 30 g/l,<br />
agar 7 g/l và bổ sung thêm các chất điều<br />
hòa sinh trưởng (ĐHST) với các nồng độ<br />
khác nhau.<br />
- Phương pháp bố trí thí nghiệm:<br />
Các môi trường nuôi cấy thu nhận sinh khối<br />
được kí hiệu từ SB1-SN12, chia làm 3 nhóm:<br />
kí hiệu SB1 - SB4: MS bổ sung 2 mg/l NAA<br />
kết hợp với BAP (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l); kí<br />
hiệu SK5 - SK8: MS bổ sung 2 mg/l NAA kết<br />
hợp với kinetin (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l); kí<br />
hiệu SN10 – SN12: MS bổ sung 2mg/l NAA<br />
kết hợp với nước dừa (10; 20; 30; 40%)<br />
Mỗi công thức môi trường tiến hành theo dõi<br />
trên 10 bình tam giác 250 ml. Mỗi bình cấy 4<br />
mẫu mô. Nuôi cấy trong phòng tối. Sau<br />
khoảng thời gian 120 ngày thu sinh khối, cân<br />
trọng tươi của mô (g/bình). Mô sẹo sau khi<br />
thu được sấy khô ở 40 - 50 0C đến trọng<br />
lượng không đổi.<br />
<br />
82(06): 65 - 69<br />
<br />
- Phương pháp sắc kí lớp mỏng<br />
Định tính alcaloid trong mô sẹo bằng phương<br />
pháp sắc kí lớp mỏng theo Bùi Thị Bằng [2].<br />
Khảo sát dịch chiết: Hoà tan mẫu nghiên cứu<br />
trong dung môi chiết. Dùng mao quản hút<br />
mẫu chấm lên bản mỏng tráng sẵn Silicagel<br />
DC- Alufoluen 60 F254 (Merck 5554). Để<br />
khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng. Đưa vào hệ<br />
dung môi CHCl3: MeOH (9:1) để sắc kí. Hiện<br />
kết quả trên bản mỏng bằng thuốc thử<br />
Dragendof.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu tạo mô sẹo từ củ Trinh nữ<br />
hoàng cung của tác tác Quách Thị Liên và cộng<br />
sự cho thấy hai loại auxin nghiên cứu là NAA<br />
và 2.4D đều có tác dụng tốt tới khả năng tạo mô<br />
sẹo và sự sinh trưởng phát triển của mô sẹo [5].<br />
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy sự có<br />
mặt của 2,4D trong môi trường kích thích sự<br />
nhân nhanh và kéo dài tế bào lại ít kích thích sự<br />
sản xuất các chất trao đổi thứ cấp bằng IAA và<br />
NAA. Mặt khác, 2,4D là chất có khả năng gây<br />
ung thư nên được hạn chế dùng hoặc dùng với<br />
lượng rất nhỏ.<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của tổ hợp các chất ĐHST và nước dừa đến đặc điểm hình thái<br />
và sinh trưởng, phát triển mô sẹo cây TNHC.<br />
Môi<br />
trường<br />
<br />
NAA<br />
(mg/l)<br />
<br />
BAP<br />
(mg/l)<br />
<br />
Kinetin<br />
(mg/l)<br />
<br />
Nước<br />
dừa (%)<br />
<br />
SB1<br />
<br />
2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
SB2<br />
<br />
2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
SB 3<br />
<br />
2<br />
<br />
1.5<br />
<br />
Mô sinh trưởng tốt, rắn, màu xanh nhạt. Số mô tạo rễ ít<br />
<br />
SB4<br />
<br />
2<br />
<br />
2,0<br />
<br />
Mô sinh trưởng chậm. Khối mô nhỏ, màu xanh nhạt.<br />
<br />
SK5<br />
<br />
2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Mô sinh trưởng chậm. Khối mô đen và nhỏ.<br />
<br />
SK6<br />
<br />
2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
SK7<br />
<br />
2<br />
<br />
1,5<br />
<br />
Mô sinh trưởng tốt. Khối mô có dạng hạt to, rắn chắc, màu<br />
xanh nhạt. Một số mô tạo nhiều rễ nhỏ.<br />
<br />
SK8<br />
<br />
2<br />
<br />
2,0<br />
<br />
Mô sinh trưởng chậm. Khối mô nhỏ, màu xanh nhạt, ít rễ.<br />
<br />
SN9<br />
<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
SN10<br />
<br />
2<br />
<br />
20<br />
<br />
Mô sinh trưởng tốt. Khối mô to, có dạng hạt to màu xanh<br />
nhạt, rắn chắc. Một số mô tạo rễ to.<br />
<br />
SN11<br />
<br />
2<br />
<br />
30<br />
<br />
Mô sinh trưởng chậm. Khối mô nhỏ có màu xanh nhạt<br />
<br />
SN12<br />
<br />
2<br />
<br />
40<br />
<br />
Ban đầu mô sùi trắng sau thâm đen và ngừng sinh trưởng.<br />
<br />
Đặc điểm hình thái và sinh trưởng, phát triển mô sẹo<br />
Mô sinh trưởng tốt. Khối mô to, rắn chắc, có màu xanh lục.<br />
Hầu hết các mô tạo rễ to<br />
<br />
66<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Lan và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Các thí nghiệm được chúng tôi bố trí trên nền<br />
môi trường cơ bản: MS + 30 g/l sucrose + 7%<br />
agar + 2mg/l NAA và bổ sung kết hợp với các<br />
chất ĐHST là BAP hoặc kinetin hoặc nước<br />
dừa ở các nồng độ khác nhau. Kết quả thu<br />
được trình bày ở bảng 1 và 2.<br />
Kết quả thu được cho thấy: hầu hết các môi<br />
trường nuôi cấy bổ sung kết hợp 2 mg/l NAA<br />
với BAP hoặc kinetin hoặc nước dừa mô sẹo<br />
đều sinh trưởng và phát triển tốt, khối mô to,<br />
rắn chắc, có màu xanh lục, vàng nhạt hoặc<br />
trắng sáng ngà. Quá trình sinh trưởng và phát<br />
triển của mô sẹo có sự liên quan mật thiết với<br />
sự phân hóa và phát sinh hình thái rễ. Ở<br />
những môi trường mô sẹo không tạo rễ, khối<br />
mô sẹo thường nhỏ, sinh trưởng chậm và<br />
nhanh già, thâm đen. Điều này hoàn toàn phù<br />
hợp vì nuôi cấy mô sẹo thường có xu hướng<br />
biệt hoá cơ quan tạo rễ hoặc chồi.<br />
Hình thái mô sẹo cây TNHC được chia làm<br />
ba loại sau:<br />
a) Mô sẹo màu xanh lục, khối mô to, xốp, và<br />
phân hoá nhiều rễ to. Loại mô này đặc trưng<br />
cho các môi trường bổ sung kết hợp với BAP<br />
(SB1 và SB2).<br />
<br />
82(06): 65 - 69<br />
<br />
b) Mô sẹo có màu vàng nhạt hoặc trắng sáng<br />
ngà, khối mô sẹo to, rắn chắc, có nhiều rễ nhỏ.<br />
Loại mô này đặc trưng cho các môi trường bổ<br />
sung kết hợp với kinetin (SK5, SK6)<br />
c) Khối mô sẹo to, dạng hạt, rắn chắc, có màu<br />
xanh lục và ít tạo rễ. Loại mô này đặc trưng<br />
cho các môi trường bổ sung kết hợp với nước<br />
dừa (SN9, SN10).<br />
<br />
Hình 1. Mô sẹo cây Trinh nữ hoàng cung<br />
(a) Rễ to; b) Rễ nhỏ; c) Không tạo rễ)<br />
<br />
Kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy sinh khối<br />
mô sẹo thu được trên cả ba nhóm môi trường<br />
bổ sing tổ hợp các chất ĐHST khác nhau đã<br />
có sự khác biệt nhau rõ rệt. Tỉ lệ NAA/ BAP<br />
và NAA/ nước dừa khác nhau có ảnh hưởng<br />
lớn đến sự sinh trưởng và phát triển mô sẹo,<br />
do vậy sinh khối mô sẹo thu được có sự dao<br />
động lớn từ 4,26 g/bình đến 31,66 g/bình sau<br />
120 ngày nuôi cấy.<br />
<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của các chất ĐHST và nước dừa đến sinh khối mô sẹo cây TNHC<br />
Trọng lượng tươi của mô (g/ bình)<br />
Môi trường<br />
Ban đầu<br />
<br />
Sau 120 ngày<br />
<br />
Tăng so với ban đầu (lần)<br />
<br />
SB1<br />
<br />
1,55 ± 0,09<br />
<br />
26,5 ± 5,02<br />
<br />
17,1<br />
<br />
SB2<br />
<br />
1,67 ± 0,55<br />
<br />
31,66 ± 3,24<br />
<br />
18,96<br />
<br />
SB 3<br />
<br />
1,45 ± 0,17<br />
<br />
17,64 ± 5,30<br />
<br />
12,17<br />
<br />
SB 4<br />
<br />
1,53 ± 0,23<br />
<br />
5,68± 3,02<br />
<br />
3,712<br />
<br />
SK5<br />
<br />
1,66 ± 0,44<br />
<br />
7,02 ± 3,35<br />
<br />
4,229<br />
<br />
SK6<br />
<br />
1,40 ± 0,21<br />
<br />
22,59 ± 7,13<br />
<br />
16,14<br />
<br />
SK7<br />
<br />
1,62 ± 0,63<br />
<br />
24,88 ± 4,73<br />
<br />
15,36<br />
<br />
SK8<br />
<br />
1,43 ± 0,25<br />
<br />
5,02 ± 2,44<br />
<br />
3,51<br />
<br />
SN9<br />
<br />
1,44 ± 0,17<br />
<br />
23,26 ± 4,45<br />
<br />
16,15<br />
<br />
SN10<br />
<br />
1,58 ± 0,26<br />
<br />
24,3 ± 6,40<br />
<br />
15,38<br />
<br />
SN11<br />
<br />
1,40 ± 0,11<br />
<br />
10,99 ± 5,78<br />
<br />
7,85<br />
<br />
SN12<br />
<br />
1,44 ± 0,18<br />
<br />
4,21 ± 1,86<br />
<br />
2,924<br />
<br />
67<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Lan và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đối với các môi trường MS bổ sung kết hợp<br />
2mg/l NAA với BAP (môi trường từ SB1 đến<br />
SB4): Mô sẹo sinh trưởng và phát triển rất tốt<br />
và đồng đều ở giai đoạn đầu, sau đó tốc độ<br />
sinh trưởng của các môI trường mới có sự<br />
chênh lệch nhau. Sau 120 ngày nuôi cấy, sinh<br />
khối mô sẹo đạt cao ở môi trường SB1và<br />
SB2, lần lượt đạt 26,57 và 31,66 g/bình tăng<br />
17,1 và 18,96 so với ban đầu. Sinh khối mô<br />
sẹo giảm dần ở các môi trường SB3 và SB4.<br />
Đối với các môi trường MS bổ sung kết hợp<br />
2mg/l NAA với kinetin (môi trường từ SK5<br />
đến SK8): Mô sẹo sinh trưởng và phát triển<br />
tương đối tốt, tuy nhiên giữa các môi trường<br />
khác nhau trọng lượng mô sẹo thu được có sự<br />
chênh lệch nhau. Sau 120 ngày nuôi cấy, sinh<br />
khối mô sẹo đạt cao và tương đương nhau ở<br />
môi trường SK6 và SK7, lần lượt đạt 22,58 và<br />
22,48 g/ bình tăng 16,14 và 15,36 lần so với<br />
ban đầu.<br />
Đối với các môi trường MS bổ sung kết hợp<br />
2mg/l NAA với nước dừa (môi trường SN10<br />
–SN12): Mô sẹo đều sinh trưởng tốt ở giai<br />
đoạn đầu, sau đó mới có sự khác biệt giữa các<br />
môi trường. Môi trường SN9 và SN10, mô<br />
sinh trưởng và phát triển khá tốt, trọng lượng<br />
mô đạt được sau 120 ngày nuôi cấy lần lượt<br />
là: 23,26g và 24,30g.<br />
<br />
82(06): 65 - 69<br />
<br />
ra, các mẫu mô sẹo còn có nhiều hơn từ 2-3<br />
phân đoạn có Rf khác nhau nhưng do chưa<br />
được tinh sạch nên chưa tách biệt rõ ràng và ở<br />
dạng vết mờ.<br />
<br />
Hình 2. Sắc ký đồ SKLM, C: mẫu chuẩn; kí hiệu<br />
từ 1-12 là thứ tự các công thức SB1- SN12.<br />
<br />
Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để lựa<br />
chọn môi trường nuôi cấy đặc hiệu và tìm ra<br />
phương pháp tinh sạch nguyên liệu cho<br />
phương pháp SKLM đạt kết quả tốt hơn.<br />
KẾT LUẬN<br />
Môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng mô<br />
sẹo để thu sinh khối từ củ cây Trinh nữ hoàng<br />
cung là:<br />
- Môi trường SB1(MS + 2 mg/l NAA + 0,5<br />
mg/l BAP) và SB2 (MS + 2 mg/l NAA + 1,0<br />
mg/l BAP)<br />
<br />
Định tính alcaloid trong mô nuôi cấy<br />
<br />
- Môi trường SK6 (MS + 2 mg/l NAA + 1,0<br />
mg/l kinetin) và SK7 (MS + 2mg/l NAA +<br />
1,5 mg/l kinetin);<br />
<br />
Sinh khối mô sẹo sau khi thu, được sấy khô<br />
và bảo quản để tiến hành các phân tích định<br />
tính ancaloit.<br />
<br />
- Môi trường SN9 (MS + 2mg/l NAA + 10%<br />
nước dừa) và SN10 (MS + 2 mg/l NAA +<br />
20% nước dừa).<br />
<br />
Quy trình chiết alcaloid như trình bày ở phần<br />
phương pháp. Sau khi chiết, chúng tôi tiến<br />
hành chạy sắc kí lớp mỏng (SKLM) với hệ<br />
dung môi CHCl3: MeOH (9:1) đối với 12<br />
mẫu sẹo thu được từ các thí nghiệm nuôi cấy<br />
sinh khối.<br />
Sắc kí đồ SKLM của các môi trường SB1SN12 trên hình 2 cho thấy: hầu hết các mẫu<br />
mô đều có 1 phân đoạn màu da cam đậm<br />
tương đương với Rf của mẫu chuẩn (Rf =<br />
0,6). Điều này chứng tỏ các mẫu mô sẹo nuôi<br />
cấy đều có chứa các hợp chất ancaloit. Ngoài<br />
<br />
Phương pháp sắc ký lớp mỏng với hệ dung<br />
môi CHCl3 : MeOH (9:1) thích hợp cho việc<br />
định tính alcaloid trong mô cây Trinh nữ<br />
hoàng cung nuôi cấy in vitro. Bước đầu đã<br />
định tính phát hiện có alcaloid trong các mẫu<br />
mô thu được<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1].Tạ Như Thục Anh, Phạm Văn Hiển (1998), ”<br />
Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây Trinh nữ<br />
hoàng cung (Crinum latifolium L.)”, Tạp chí Dược<br />
liệu, 3 (1), tr.13 – 16.<br />
<br />
68<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Lan và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
[2]. Bùi Thị Bằng (2006), Các phương pháp sắc<br />
ký, Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, CI, Phần IV:<br />
Các phương pháp hoá lý ứng dụng trong phát<br />
triển và kiểm nghiệm dược liệu, NXB khoa học và<br />
kỹ thuật, tr.493 – 607.<br />
[3]. Nguyễn Văn Bằng, Vũ Đoan Trang, Nguyễn<br />
Thị Thu Hằng (1997), ”Bước đầu nghiên cứu cây<br />
Hoàng cung trinh nữ (Crinum Latifolium L) - Một<br />
cây thuốc có khả năng chữa bệnh ung thư”, Tạp<br />
chí Dược học, số 3, tr. 7-9.<br />
[4]. Võ Thị Bạch Huệ, Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ,<br />
Ngô Vân Thu, Delome Frederic Daniel F, Michel<br />
Bechi (1999),”Khảo sát alcaloid chiết từ lá cây<br />
Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.,<br />
Amaryllidaceae) bằng kỹ thuật sắc kí ghép với khối<br />
phổ (GC- MS)”, Tạp chí Dược học, Số 4, tr.9-11.<br />
[5]. Quách Thị Liên, Vũ Thị Lan, Lê Thị Vân<br />
Anh, Nguyễn Đức Thành (2005),”Nuôi cấy mô<br />
sẹo cây Trinh nữ hoàng cung”, Tạp chí Công nghệ<br />
Sinh học, số 3 (3), 353-362.<br />
[6]. Nguyễn Thị Minh, Trần Bạch Dương, Nguyễn<br />
Tuấn Anh, Phan Tống Sơn (1997), ” Đóng góp<br />
vào việc nghiên cứu các alcaloid của cây Tỏi lơi lá<br />
rộng (Crinum latifolium L.) của Việt Nam, Tạp<br />
chí HH & CNHC, số 3, tr. 13 - 16.<br />
<br />
82(06): 65 - 69<br />
<br />
[7]. Mai Đình Trị, Nguyễn Công Hào (2005),<br />
Phenylpropanoit và flavonol glycosides được cô<br />
lập từ lá tươi Trinh nữ hoàng cung (Crinum<br />
Latifolium L.)”, Tạp chí Hoá học, 43(2), 162-164.<br />
[8]. Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Kamenarska Z,,<br />
Bankova V., Popop S., Zvetkova E., Katzarovo E.,<br />
Lê Mai Hương (2001),“ Hoạt tính gây độc tế bào<br />
của các phân đoạn alcaloid từ cây Trinh nữ hoàng<br />
cung (Crinum latifolium L. Amaryllidaceae)”, Tạp<br />
chí Dược học, số 11, 21 -23.<br />
[10]. Trần Văn Sung, Trịnh Phương Liên (1997),<br />
“Một số kết quả ban đầu về nghiên cứu thành phần<br />
hoá học cây Trinh nữ hoàng cung”, Tạp chí Hoá<br />
học, Số 1, 64-65.<br />
[11]. Elgorashi E.E., Drewes S.E., Johannes Van<br />
Staden (1999), “Alcaloids from Crinum<br />
bulbispermum”, Phytochemistry, 52, pp.533-536.<br />
[12]. Ghosal S., Sain K.S., Razdan S. (1985),<br />
“Crinum alcaloids: their chemistry and biology”,<br />
Phytochemistry, 24(10), 2141-2156.<br />
[9]. Phan Tống Sơn, Trần Bạch Dương, Phan<br />
Minh Giang, Nguyễn Thị Minh, Walter C. Taylor<br />
(2001), Nghiên cứu các alcaloid từ củ cây náng lá<br />
rộng (Crinum latifolium L., Amaryllidaceae) của<br />
Việt Nam“, Tạp chí Hoá học, Số 3, 83-88.<br />
<br />
SUMMARY<br />
EFECT OF GROWTH REGULATOR COMBINATION AND COCONUT MILK<br />
ON CALLUS BIOMASS OF (Crinum latifolium L.,)<br />
Vu Thi Lan1∗, Quach Thi Lien2, Nguyen Duc Thanh2<br />
1<br />
<br />
College of Sciences - TNU, 2Institute of Biotechnology<br />
<br />
Nowaday, scientists are interested in the practical aspects of plant tissue culture technology in<br />
order to biosynthesis of variety of natural compounds or bioactive compounds. In this paper, the<br />
results on callus biomass culture of Crinum latiffolium L. are presented. Callus formation affer 50<br />
days having certain size and weight was used for callus biomass culture experiments. Callus pieces<br />
were cultured on MS medium containing 30 g/l sucrose, 7 g/l agar and added 2,0mg/l NAA in<br />
combination with BAP, kinetin and coconut milk. Affter 120 culture days, the obtained results<br />
indicated that the suitable media for callus biomass cultures were SB1and SB2 medium (MS<br />
added 2,0 mg/l NAA + 0,5 mg/l or 1,0 mg/l BAP); SK6 and SK7 medium (MS added 2,0 mg/l<br />
NAA + 1,0mg/l or 1,5mg/l kinetin); SN9 and SN10 medium (MS added 2,0 mg/l NAA + 10%<br />
coconut milk or 20% coconut milk). The method of thin layer chromatography used with solvent<br />
system CHCl3: MeOH (9:1) was suitable for qualification of alkaloid and early qualitative results<br />
showed that the alkaloid was presented in callus tissue biomass.<br />
Key words: Alcaloid, callus biomass, culture, Crinum latifolium L., medium.<br />
<br />
∗<br />
<br />
Tel: 091 4504250, Email: lanvtdhkhtn@gmail.com<br />
<br />
69<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />