Hoạt động chôn lấp rác thải
-
Nghiên cứu "Tác động ô nhiễm không khí tiềm tàng từ những bãi chôn lấp rác thải tạm thời tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" đánh giá tác động tiềm tàng đến môi trường không khí tại các bãi chôn lấp này bằng cách kết hợp mô hình kiểm kê phát thải bãi chôn lấp LandGEM và mô hình phân tán không khí US/EPA AERMOD. Kết quả kiểm kê các chất ô nhiễm không khí từ bãi chôn lấp chỉ ra rằng các khí nhà kính như Mêtan và CO2 sẽ được tạo ra với khối lượng lớn nhất, tiếp theo là các hợp chất hữu cơ không Mêtan (NMOC).
6p tuongtrihoai 23-07-2024 2 2 Download
-
Trong nghiên cứu này, công cụ LCA được sử dụng để tính toán phát thải KNK (CO2-eq) của 4 kịch bản QLCTR thành phố Huế: S1 - Chôn lấp CTR, S2 - Chôn lấp CTR kết hợp thu hồi năng lượng từ khí rác, S3 - Sản xuất phân hữu cơ kết hợp thu hồi vật liệu tái chế, chôn lấp và kịch bản sau cùng S4 - Đốt rác phát điện (WTE).
13p vimarillynhewson 02-01-2024 13 3 Download
-
Nghiên cứu "Khảo sát và đánh giá nhận thức của một số hộ gia đình về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp" đã chọn 204 hộ gia đình tại 6 ấp khu vực xã Long Hưng B, Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để tiến hành khảo sát và đánh giá nhận thức của một số hộ gia đình về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, sau đó sử dụng phần mềm Excel để xử lý dữ liệu và thống kê mô tả để cung cấp nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức của người dân tại đây về vấn đề phân loại rác.
10p kimphuong1128 20-09-2023 20 8 Download
-
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án "Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng mục: Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh" nhằm giải quyết nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt cho các địa phương phía Nam của tỉnh Quảng Nam, đảm bảo vệ sinh, an ninh môi trường cho các khu vực bao gồm: cộng đồng dân cư, các khu chế xuất, khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
132p nguyenngocnhat0302 01-09-2022 82 20 Download
-
Đề tài nghiên cứu, phân tích thành phần chất thải rắn và hoạt động chôn lấp tại địa điểm nghiên cứu cụ thể: BCL rác thải Nam Sơn; đánh giá thực tế về tính chất của nước rỉ rác từ hoạt động chôn lấp và hiện trạng hoạt động của các trạm xử lý nước rác hiện có trên khu vực bãi chôn lấp rác thải tại Nam Sơn - Hà Nội; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác cho các trạm xử lý nước rỉ rác.
63p guitaracoustic08 04-01-2022 39 10 Download
-
Mục tiêu của đề tài là đánh giá nguồn phát sinh, thành phần, đặc điểm rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa; đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa giai đoạn 2013-2018; ước tính lượng khí CH4 thoát ra từ việc chôn lấp rác thải sinh hoạt ở quận Đống Đa theo lý thuyết giai đoạn 2013 – 2018; đánh giá tiềm năng thu hồi khí CH4 dựa trên kết quả tính toán lý thuyết và số liệu thực tế tại các nhà máy thu hồi khí CH4 để phát điện.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
102p guitaracoustic07 01-01-2022 37 8 Download
-
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích thành phần chất thải rắn và hoạt động chôn lấp tại địa điểm nghiên cứu cụ thể: BCL rác thải Nam Sơn. Đánh giá thực tế về tính chất của nước rỉ rác từ hoạt động chôn lấp và hiện trạng hoạt động của các trạm xử lý nước rác hiện có trên khu vực bãi chôn lấp rác thải tại Nam Sơn- Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
63p maoamin 19-07-2021 51 8 Download
-
Bài viết tập trung nghiên cứu hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Qua đó thấy được những tồn tại và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới.
14p kethamoi11 02-04-2021 95 10 Download
-
Bài báo trình bày phương pháp ước tính mê-tan phát sinh từ chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hà Nội bằng mô hình FOD (phân hủy bậc 1) do IPCC đề xuất năm 2006. Tải lượng CH4 phát sinh đến năm 2015 được ước tính từ số liệu phát sinh CTRSH từ năm 2010. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
9p hanh_tv24 29-03-2019 47 1 Download
-
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm thêm những chủng vi sinh vật an toàn có hoạt tính phân hủy PE, đồng thời khảo sát những chủng đã tìm thấy trước đó để tìm ra chủng vừa mang hoạt tính phân hủy PE cao vừa an toàn, đồng thời định hướng hỗ trợ cho một trong các giai đoạn phân hủy PE, nhằm rút ngắn thời gian làm cơ sở cho việc ứng dụng trong tạo các chế phẩm, chủ động trong việc tăng nhanh quá trình phân hủy tự nhiên và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường của rác thải nhựa.
12p larachdumlanat127 02-01-2021 51 4 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại thành phố (TP) Nam Định, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên địa bàn TP. Nam Định, lượng CTRSH phát sinh khoảng 200 - 210 tấn/ngày, đêm. Các loại chất thải này sau khi thu gom chủ yếu được chôn lấp, các nhà máy xử lý chất thải rắn (CTR) bằng vi sinh và lò đốt rác đã bị hư hỏng xuống cấp.
4p viwisconsin2711 21-01-2021 67 8 Download
-
Nghiên cứu này đặt mục tiêu khảo sát được hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn (CTR) tại trường bắn quốc gia khu vực 3 và đề xuất mô hình quản lý tổng hợp CTR tại khu vực này. Kết quả cho thấy, chỉ các CTR thông thường phát sinh tại các khu vực làm việc và sinh hoạt của cán bộ trường bắn đang được thu gom, còn lại lượng lớn rác thải phát sinh từ các khu vực đóng quân dã ngoại đang gây ô nhiễm cục bộ tại các khu vực xung quanh. Toàn bộ CTR thông thường hiện nay trong TB3 đều được đốt, bỏ đống hoặc chôn lấp không hợp vệ sinh.
6p kethamoi6 01-07-2020 45 1 Download
-
Nghiên cứu tiến hành thu thập 102 mẫu rác thải phát sinh từ các hoạt động của trường Đại học Lâm nghiệp nhằm xác định khối lượng và thành phần rác thải.
0p quenchua3 17-02-2020 84 7 Download
-
CANON (Completely Autotrophic Nitrogen-removal Over Nitrite) là quá trình sinh học kết hợp quá trình nitrit hóa và Anammox trong một bể phản ứng để khử ammonium. Nghiên cứu này sử dụng mô hình luân phiên theo mẻ (SBR) xử lý ammonium nước rỉ từ bãi chôn lấp rác sinh hoạt cũ. Thí nghiệm được tiến hành hai giai đoạn: (i) giai đoạn thích nghi sử dụng nước thải nhân tạo có nồng độ là 139 ± 9 mg/l, và (ii) ở giai đoạn vận hành, mô hình sử dụng nước rỉ lấy từ bãi chôn lấp Gò Cát đã đóng bãi từ năm 2007.
10p vitunis2711 13-12-2019 53 4 Download
-
Tại nghiên cứu này, việc kết hợp bãi chôn lấp sinh học với công nghệ xử lý bằng phương pháp hấp thụ và thoát hơi nước hoàn toàn vào không khí sử dụng các loại thực vật trồng phủ trên bề mặt các ô chôn lấp theo mô hình đề xuất “Bãi chôn lấp xanh” đã được thực hiện nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm và triển khai thí điểm thực tế tại Đại Đồng, Hưng Yên.
12p vititan2711 13-08-2019 63 3 Download
-
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác thông qua đánh giá, phát hiện các nguyên nhân tác động tới quá trình xử lý. Nghiên cứu cụ thể tại một trạm xử lý nước rác công suất 1.500 m3/ngđ làm cơ sở cho việc nhân rộng tới các trạm xử lý nước rác khác tại bãi chôn lấp rác thải Nam Sơn, Hà Nội.
69p bautroibinhyen211 01-11-2018 131 21 Download
-
Các tác giả đã nghiên cứu và xây dựng mô hình thu gom , phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình tổ 7, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên , có 85 % hộ dân đồng ý phân loại CTR tại nguồn . Chi phí xây dƣ̣ ng mô hình này là 43.958.200 đồng. Ngoài ra, với 50 gia đình tham gia ủ phân thì trong một năm địa phương sẽ giảm được 23 tấn CTR chôn lấp và 18,3 triệu đồng chi phí vận chuyển xử lý CTR
7p cumeo2005 02-07-2018 126 3 Download
-
Các tác giả đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ISM/F-ANP kết hợp công nghệ GIS nhằm lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Hưng Hà. Kết quả cho thấy, ISM/F-ANP cho kết quả tốt hơn so với phương pháp AHP hay được sử dụng hiện nay, đồng thời cũng khẳng định tính hợp lý của vị trí cho bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại xã Điệp Nông trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hưng Hà đến năm 2020 đã được phê duyệt.
12p nguyenvanhoangvnu 12-06-2017 143 19 Download
-
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với vận tốc đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch… kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Xuất phát từ thực tế đó mà "Đồ án môn học: Giới thiệu về bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho một đô thị 750 nghìn dân" đã được thực hiện.
50p thuongthuong1807 26-02-2016 172 45 Download
-
23 chủng vi sinh vật ưa nhiệt và chịu nhiệt đã được phân lập tại bãi chôn lấp rác tự nhiên Khánh Sơn ( Đà Nẵng), trong đó, 3 chùng: XKDNW10, XKDNW23 và BDNW8 có cả ba hoạt tính Enzym amylaza, CMCaza và proteaza. Trên môi trường XKR bổ sung 2% gelatin, chủng xạ khuẩn XKDNW10 có khuẩn lạc hình tròn, màu trắng, bông xốp, ăn sâu và thạch, sinh bào tử màu trắng. Bào tử của chủng xạ khuẩn XKDNW10 sinh trưởng mạnh nhất ở 50°C và vẫn có khả năng sinh enzym proteaza khi được nuôi cấy ở 60°C.
6p lalala05 30-11-2015 133 11 Download