Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa
-
Bài viết này trình bày kết quả đánh giá đa dạng sinh học và sự phân bố của các loài thuộc họ nấm lỗ (Polyporaceae) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp sử dụng chủ yếu là thu mẫu, xử lý bảo quản, phân loại mẫu, đánh giá đa dạng và vẽ sơ đồ phân bố.
6p vipettigrew 21-03-2023 11 2 Download
-
Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn về các hoạt động sinh kế của người dân ở vùng đệm khu bảo tồn Thần Sa- Phượng Hoàng nói riêng và huyện Võ Nhai nói chung, để thấy được những tác động tiêu cực, tích cực qua lại của chi trả DVMTR đến người dân; từ đó đưa ra các giải pháp góp phần ổn định sinh kế, đảm bảo quản lý rừng bền vững.
77p guitaracoustic06 24-12-2021 35 4 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định danh lục các loài thú Linh trưởng, phân bố theo sinh cảnh và những tác động của con người tới khu hệ thú Linh trưởng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần bảo tồn khu hệ thú Linh trưởng tại khu bảo tồn. Mời các bạn cùng tham khảo!
98p swordsnowstride 14-07-2021 28 5 Download
-
Bài viết này cung cấp các dẫn liệu về thành phần loài, phân bố và một số gợi ý định hướng sử dụng ốc nhộng ở 2 xã Thần Sa và Vũ Chấn (TS&VC) trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, góp phần hoàn chỉnh nghiên cứu đa dạng và ứng dụng Thân mềm ở khu vực Thái Nguyên nói riêng và của Việt Nam trong thời gian tới.
9p nguathienthan11 06-04-2021 25 3 Download
-
Bài viết tiến hành điều tra hiện trạng phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn tại chỗ các loài dược liệu trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng làm cơ sở quan trọng đề xuất xây dựng các giải pháp bảo tồn tại chỗ nguồn tài nguyên này.
8p trinhthamhodang1214 05-08-2020 71 3 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là Xác định được thành phần loài và các đặc trưng phân bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn theo sinh cảnh, phân vùng chức năng và phân khu chia cắt tại khu vực nghiên cứu. Xác định được hiện trạng khai thác và sử dụng Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển.
359p soninhduc888 28-05-2020 48 6 Download
-
Đề tài “Nghiên cứu phân bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn (Mollusca: Gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết nhằm cung cấp thêm những dẫn liệu về đa dạng thành phần loài, phân bố Thân mềm Chân bụng trên cạn thuộc khu vực này để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.
27p soninhduc888 28-05-2020 20 1 Download
-
Trên cơ sở kết quả đã có về cácbon lưu trữ được và đường cácbon cơ sở của phương thức nông lâm kết hợp (NLKH) keo - chè tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai nghiên cứu này tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế của hệ thống kinh doanh NLKH keo - chè hiện tại với hiệu quả kinh tế tiềm năng khi tham gia thị trường thương mại cácbon.
4p vitunis2711 13-12-2019 55 3 Download
-
Trên cơ sở kết quả đã có về cacbon lưu trữ được và đường cacbon cơ sở của phương thức nông lâm kết hợp (NLKH) keo - chè tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai nghiên cứu này tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế của hệ thống kinh doanh NLKH keo - chè hiện tại với hiệu quả kinh tế tiềm năng khi tham gia thị trường thương mại cácbon.
4p vitunis2711 13-12-2019 45 2 Download
-
Nội dung bài viết vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học đang được sự quan tâm của cả nhân loại, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển bền vững. Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng nhiều tiềm năng về đa dạng sinh học. Kết quả nghiên cứu đã phân tích được một số chỉ số đa dạng sinh học: IVI, tỷ lệ hỗn loài, H’, Cd, Ha.
7p hanh_tv31 26-04-2019 51 4 Download
-
Nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm cấu trúc và ước lượng carbon tích lũy trong các thành phần sinh khối của các loại rừng tự nhiên tại xã Sảng Mộc. Các nội dung chính bao gồm: (1) Đặc điểm cấu trúc rừng (2) Thành phần sinh khối trên mặt đất (3) Ước lượng carbon tích lũy phần trên mặt đất.
6p cathydoll1 09-01-2019 64 2 Download
-
Dựa vào kết quả điều tra ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, so sánh với danh sách lưỡng cư bò sát đã công bố của Nguyen Van Sang et al. (2009) [4] và Hoàng Văn Ngọc (2011) [2], bài viết đưa ra danh sách những loài bổ sung cho danh lục lưỡng cư, bò sát của tỉnh Thái Nguyên.
6p meolep5 07-01-2019 42 3 Download
-
Hệ thực vật trong Khu BTTN Thần Sa- Phượng Hoàng rất phong phú về thành phần loài. Đã thống kê được 305 loài, 233 chi, 88 họ, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta).
7p cumeo2005 02-07-2018 71 1 Download
-
Bước đầu nghiên cứu đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, chúng tôi thu được kết quả như: Có 5 kiểu thảm thực vật rừng theo như phân loại thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng. Thành phần thực vật lên tới 1.096 loài, 645 chi và 160 họ ở 5 ngành thực vật khác nhau.
5p cumeo2005 02-07-2018 71 3 Download
-
Kết quả nghiên cứu về hệ thực vật thân gỗ trên núi đá vôi thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã ghi nhận được 611 loài, 350 chi, 108 họ thuộc 2 ngành thực vật, trong đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất với tổng số 605 loài chiếm tỷ lệ 99,02%. Trong ngành Magnoliophyta thì lớp Magnoliopsida chiếm tới 95,23% về số họ, 96,53% về số chi và 96,69% về số loài. Có 10 họ đa dạng nhất chiếm 9,52% tổng số họ của toàn hệ thực vật, số loài của 10 họ đa dạng nhất biến động từ 14 – 48 loài.
6p vision1234 30-06-2018 71 1 Download
-
REDD- Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation là giải pháp tích cực giảm tình trạng mất rừng và suy thoái rừng cho các nước đang phát triển. REDD được xem là chiến lược chống biến đổi khí hậu quan trọng và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Tình trạng suy thoái rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng đã và đang diễn ra một cách nghiêm trọng. Giải quyết vấn đề này như thế nào? Khu vực nghiên cứu có những điều kiện để tham gia REDD không? Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực nghiên cứu đáp ứng khá tốt các tiêu chí và có thể là địa bàn thực thi REDD.
6p doctorstrange1 21-06-2018 40 3 Download
-
Kết quả điều tra cho thấy thành phần loài cây tái sinh trên núi đá vôi khá phong phú, số lượng loài cây tái sinh từ 42 loài đến 74 loài, trong đó có 4-6 loài tham gia vào công thức tổ thành. Tuy nhiên, cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ nhỏ, mật độ tái sinh của rừng biến động từ 3187 cây/ha đến 7133 cây/ha, cây tái sinh chủ yếu là từ hạt chiếm 81,19%. Ở cấp chiều cao từ 50-100cm mật độ cây tái sinh nhiều nhất.
6p doctorstrange1 21-06-2018 87 5 Download
-
Mục tiêu đề tài nhằm xác định được tính đa dạng về thảm và hệ thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên, xác định được những tác động của người dân địa phương tới tài nguyên rừng của Khu BTTN Thần Sa-Phượng Hoàng. Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực vật thân gỗ nói riêng và hệ thực vật nói chung tại khu vực nghiên cứu.
163p phapdaica92 04-12-2014 290 90 Download
-
Bƣớc đầu nghiên cứu đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ: Có 5 kiểu thảm thực vật rừng theo nhƣ phân loại thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng. Thành phần thực vật lên tới 1.096 loài, 645 chi và 160 họ ở 5 ngành thực vật khác nhau. Các loài cây điển hình trong khu vực là: Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Trai đại bao (Garcinia bracteata), Đẻn (Vitex trifolia), Thị đá (Diospyras)... Có 44 loài có tên trong sách đỏ...
5p beepbeepnp 21-06-2013 145 22 Download
-
Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với nguồn lợi sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên trong đó chủ yếu là tài nguyên rừng (TNR) và đất rừng. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên hiện nay đang dần cạn kiệt...
60p dicanguyen 18-06-2012 261 68 Download