intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Khuyến

Xem 1-20 trên 1745 kết quả Nguyễn Khuyến
  • Nông thôn là đề tài hết sức quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến. Ông viết nhiều, viết đúng và viết hay về thiên nhiên, con người, cuộc sống thôn quê. Nguyễn Khuyến được xem là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam. Để chứng minh nhận định đó mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau.

    pdf9p somido123 26-02-2014 735 45   Download

  • Cuộc sống là một con đường dài không bằng phẳng mà mỗi chúng ta đang từng ngày đi qua. “Con đường” ấy có những khúc uốn lượn, gồ ghề để thử sức xem liệu chúng ta có xứng đáng được đi tới chân trời hạnh phúc? Chân trời hạnh phúc ấy chính là ước mơ, hi vọng của mỗi người, nhưng nếu chỉ hi vọng mà không hành động thì ước mơ chỉ là ước mơ. Nếu hành động mà ngại khó khăn thì ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực. Nhà giáo, nhà văn Nguyễn Bá Học đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý giá đối với con người: “Đường di không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”.

    doc4p lanzhan 20-01-2020 42 3   Download

  • Nếu sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc ấy là nhờ chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trước hết là những yếu tố về ngôn ngữ, lời văn được dùng để diễn tả nội dung tư tưởng của tác phẩm.. Nếu trong thơ, chi tiết có thể là một từ như: "Vèo" (Thu điếu - Nguyễn Khuyến), một hình ảnh tu từ như: "Hồn tôi là một vườn hoa lá" (Từ ấy - Tố Hữu) v.v... Thì trong tác phẩm tự sự thì chi tiết có thể là lời nói của nhân vật, bộ điệu, cử chỉ, nét mặt, đồ vật, cảnh tượng, hoặc có khi là một tình tiết của cốt truyện.

    doc3p lanzhan 20-01-2020 89 3   Download

  • Đi câu là một cái thú thanh tao của các bậc trí giả. Có bậc hiền nhân có tài, bất đắc chí đi câu để chờ thời. Ngồi trên bờ ai mà nghĩ đến chuyện năm châu bốn biển, nghĩ đến thế sự đảo điên. "Cá ăn đứt nhợ vểnh râu ngồi bờ" (có người còn dùng lưỡi câu thẳng như Khương Tử Nha - Trung Quốc). Có bậc đại nhân vác cần đi câu để hưởng thú nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên, suy tư trong trạng thái thư giãn. Nguyễn Khuyến đi câu theo kiểu này. Ông đã mở hết các giác quan để cảm nhận mùa thu, cũng là mùa câu của xứ Bắc.

    doc4p lansizhui 09-03-2020 67 8   Download

  • Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ dân tộc, là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Trong suốt hơn 70 năm cuộc đời thì đã có hơn 40 năm ông sống gắn bó với làng quê, thế nên ông chẳng lạ gì những con trâu, những ruộng đồng, củ khoai củ sắn, cả những con cuốc con cò, vốn không mấy ai để ý. Phải nói hiếm thấy có một nhà thơ cổ điển nào lại đưa nhiều hình ảnh dân dã vào thơ của mình để viết thành những thi phẩm tinh tế, có nhiều ý nghĩa sâu sắc đến thế.

    doc3p lansizhui 09-03-2020 63 3   Download

  • Nguyễn Khuyến là một nhà thơ cổ điển có tâm hồn sâu sắc, thâm trầm, lại mang nỗi đau đời đầy xót xa. Vốn tài cao học rộng, mang danh tiến sĩ, nhưng trước thực cảnh đất nước bị xâm lăng, ông cũng đành bó tay, bất lực, phải lui về ở ẩn để tránh nhìn cảnh đau xót. Trong quãng thời gian ở ẩn ấy, Nguyễn Khuyến vẫn canh cánh một nỗi lòng tiếc hận, chính vì thế, ông thường gửi vào thơ văn của mình những nỗi niềm suy tư, một cách thật sâu kín.

    doc3p lansizhui 09-03-2020 49 3   Download

  • "Tiến sĩ giấy" còn được gọi là "Ông nghè tháng tám" - một thứ đồ chơi trong dịp Tết Trung thu của trẻ em. Bài thơ có hai lớp nghĩa: vịnh ông nghè tháng tám, qua đó, Nguyễn Khuyến châm biếm những tiến sĩ giấy - hư danh, bất tài, vô dụng - trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

    doc4p lansizhui 09-03-2020 64 3   Download

  • Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong nhứng bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.

    doc7p lansizhui 09-03-2020 52 6   Download

  • Có thể nói thu là bức ảnh thiên nhiên đặc sắc trong bức tranh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Cũng vì lẽ đó mà từ bao đời nay, mùa thu luôn là đề tài muôn thuở của biết bao thi nhân, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của họ. Trong văn học trung đại cũng thế, bên cạnh các tác phẩm có đề tài mùa thu như "Thu dạ" của Nguyễn Du hay "Ngẫu hứng" của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến mà nổi bật là bài "Thu điếu". Qua bài thơ ta thấy được tâm trạng thời thế và tấm lòng sâu nặng của Nguyễn Khuyến đối với đất nước.

    doc10p lansizhui 09-03-2020 110 13   Download

  • Mùa thu xưa nay vẫn luôn là mùa khơi gợi cho lòng người nhiều cảm xúc nhất. Nguyễn Khuyến có hẳn một chùm các bài thơ nói về mùa thu, mỗi bài mang một màu sắc, một góc nhìn riêng nhưng đều góp phần làm nên bức tranh mùa thu ở làng quê Việt Nam thật ấn tượng. “Câu cá mùa thu” là tên của một bài trong số đó. Giữa không gian ao thu, từ một chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”, cái nhìn của nhà thơ bao quát ra xung quanh.

    doc2p lansizhui 09-03-2020 66 6   Download

  • Phần lớn cuộc đời của Nguyễn Khuyến là ở nông thôn. Quê ông là một miền đồng chiêm nghèo trũng nước. Nguyễn Khuyến sống ở quê và quan hệ thân tình với mọi người Ông làm thơ tặng bạn bè, tặng anh vợ, tặng ông hàng thịt,... làm câu đối viếng người làng, viếng người thợ rèn, mừng đám cưới, mừng nhà mới,... Nguyễn Khuyến viết nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật ở nông thôn. Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng có những tác phẩm viết về nông thôn, nhưng hình ảnh nông thôn trong văn học nói chung còn mờ nhạt.

    doc3p lansizhui 09-03-2020 238 7   Download

  • Mùa thu từ xưa tới nay luôn là nguồn cảm hứng dồi dào trong các tác phẩm thi ca nhạc họa, bởi mùa thu mang một cái vẻ đẹp tinh tế, uyển chuyển, có lúc mơ màng, có lúc lại buồn man mác, khơi gợi nên nhiều cảm xúc vi diệu trong tâm tưởng con người. Và Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ, với chùm thơ về mùa thu rất nổi tiếng ấy là Thu điếu, Thu vịnh và Thu ẩm, nói về ba thú vui nhân mùa thu tới. Trong đó Thu vịnh được xem là bài thơ mang nhiều nét thi vị đậm đà về cảnh sắc mùa thu nơi làng quê, thôn dã đầy giản dị và hồn hậu.

    doc3p lansizhui 09-03-2020 87 5   Download

  • Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX của nước ta. Thơ ông đậm đà tính dân tộc và mang một phong cách riêng khó lẫn. Có ý kiến cho rằng : “Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam”. Điều đó thể hiện rất rõ qua những sáng tác về thiên nhiên, nhất là qua chùm thơ: “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”.

    doc3p lansizhui 09-03-2020 62 4   Download

  • Được biết đến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Khuyến đã miêu tả đời sống nông thôn với ngòi bút giản dị, ấm áp. Thế nhưng, những vần thơ của ông còn gửi gắm tâm sự yêu nước, nỗi u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc. Thế kỉ XIX với những khủng hoảng về tư tưởng và kinh tế khiến nhà thơ không khỏi cảm thấy bất lực. "Tiến sĩ giấy" là bài thơ trào phúng thể hiện cái nhìn mỉa mai, châm biếm của Tam nguyên Yên Đổ đối với hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất, đồng thời cũng mang thoáng chút tự trào của tác giả.

    doc3p lansizhui 09-03-2020 56 4   Download

  • Ngay từ khi có "tiếng súng Tây" trên đất nước ta, Nguyễn Đình Chiểu đã giương cao lá cờ yêu nước chống Pháp bằng những tác phẩm thơ ca của mình. Nam Bộ dần dần nằm trong tay giặc bởi triều đình nhà Nguyễn hèn nhát. Sống trong vòng kìm kẹp của chế độ thực dân, tấm lòng nhà thơ khắc khoải đau buồn nhưng vẫn ngóng trông và hy vọng vào ngày mai, vào một vận hội mới làm thay đổi sơn hà. Bài thơ Xúc cảnh là tiếng vọng của tấm lòng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đối với đất nước.

    doc3p lansizhui 09-03-2020 63 3   Download

  • Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình thì Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thật vậy thơ ông luôn tràn ngập những hình ảnh quen thuộc của làng quê đất nước ta. Nguyễn Khuyến làm quan được một thời gian thì trở về quê sớm hay chính là ông lui về ở ẩn. Sở dĩ như vậy là do ông chán ghét những ngang tai trái mắt khi quân ta bị Pháp xâm lược. Và chính quyết định đó đã quyết định đến sáng tác của nhà thơ, về ở ẩn nhà thơ cũng giống như bao nhà nho khác tìm đến thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên.

    doc11p lansizhui 09-03-2020 102 11   Download

  • Trước nay, ba bài Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến đã được bình phẩm rất nhiều. Những bài thơ này được coi là tiêu biểu cho hồn thơ Nôm Nguyễn Khuyến, xác lập vị thế Nguyễn Khuyến là "nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam". Phần lớn các tác giả có xu hướng khẳng định ba bài thơ là những bức tranh nên thơ, vẽ đúng được điệu hồn của mùa thu làng quê đồng bằng Bắc Bộ; ẩn trong cảnh thu thanh bình là nỗi u hoài thầm kín về nỗi đau thời thế nước mất nhà tan mà bản thân bất lực, bế tắc.

    doc16p lansizhui 09-03-2020 47 5   Download

  • Khóc Dương Khuê là bài thơ hay nhất, cảm động nhất nói về một tình bạn đẹp, thắm thiết, thủy chung của 2 nhà nho, 2 nhà thơ một trăm năm về trước. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng như đang tự khóc mình. Tình bạn được xếp hạng thứ năm trên thang giá trị "Ngũ luân". Không tình bạn nhân loại khó phát triển bình thường được. Tình bạn quân tử tập hợp chứ không hề hùa. Không đòi hỏi kết chặt như tình vợ chồng, bạn đời mà chấp nhận sự đứt nối, vơi đầy qua năm tháng.

    doc5p lansizhui 09-03-2020 43 4   Download

  • Trần Tế Xương (hay Tú Xương) và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ thuộc hai thời đại khác nhau, có những sự khác nhau rất nhiều về cuộc sống, công danh, Nguyễn Khyến là một đại quan trong triều đình nhà Nguyễn, mà Tú Xương thì lại là một người vô cùng lận đận về đường công danh. Tuy nhiên, họ là những nhà thơ có cùng cách nhìn, cùng tư tưởng, cùng sự đánh giá về cuộc sống và xã hội.

    doc4p lansizhui 09-03-2020 77 9   Download

  • Chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến gồm Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm đều viết về cảnh vật vùng quê Bắc Bộ lúc vào thu. Trong đó Thu điếu mang nét đặc trưng nhất của cảnh sắc mùa thu huyện Bình Lục (Hà Nam) quê hương bài thơ. Bài thơ bộc lộ tài quan sát, cảm nhận: thể hiện nghệ thuật miêu tả cảnh sắc thiên nhiên; đặc biệt là việc sử dụng hệ thống từ ngữ độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Khuyến - một trong những nhà thơ xuất sắc của giai đoạn văn học cuối thế kỉ XIX.

    doc3p lansizhui 09-03-2020 57 5   Download

CHỦ ĐỀ BẠN MUỐN TÌM

TOP DOWNLOAD
207 tài liệu
1479 lượt tải
320 tài liệu
1257 lượt tải
ADSENSE

nocache searchPhinxDoc

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1