Nuôi tôm nước ngọt
-
Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt là một hoạt động sản xuất tự phát nhưng phát triển mạnh tại tỉnh Long An trong thời gian gần đây. Nghiên cứu "Hiện trạng kĩ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong vùng nước ngọt tại tỉnh Long An" đã thực hiện khảo sát 30 nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại hai huyện thuộc vùng nước ngọt của tỉnh Long An là Tân Thạnh và Mộc Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.
12p senda222 22-02-2023 17 4 Download
-
Nghiên cứu "Quan trắc môi trường và bệnh vùng nuôi trồng thủy sản khu vực phía Bắc" được thực hiện từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2020 bao gồm 13 điểm tại nguồn nước cấp vùng nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; 11 điểm vùng nuôi ngao/nhuyễn thể tại các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa và Quảng Ninh; 11 điểm vùng nuôi cá lồng tại các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái và Hải Dương với 23 đợt quan trắc khu vực nguồn nước cấp cho tôm nước lợ, 7 đợt cho các khu vực nuôi cá rô phi, cá nuôi lồng nước ngọt và khu vực nuôi nhuyễn thể.
6p phuong62310 31-01-2023 12 5 Download
-
Giáo trình Thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt và lợ với mục tiêu giúp các bạn có thể khái quát được qui trình quản lý trại giống, cơ chế vận hành các trang thiết bị, dụng cụ trong trại sản xuất giống, kế hoạch sản xuất giống các đối tượng cá, tôm. Mời các bạn cùng tham khảo!
56p namkimcham25 03-10-2022 24 5 Download
-
Bài viết Nghiên cứu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De man, 1879) toàn đực hai giai đoạn tại Hải Phòng nghiên cứu nuôi tôm càng xanh toàn đực hai giai đoạn được thực hiện với mục đích đưa ra quy trình nuôi với các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp có thể áp dụng tại Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
11p vimaryamnawaz 04-08-2022 20 4 Download
-
p 01-01-1970 Download
-
Thí nghiệm nuôi cá Măng (Elopichthys bambusa) từ cá bột lên cá giống ở mật độ, thức ăn khác nhau được thực hiện từ tháng 6-12/2020 tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc nhằm xác định được mật độ, loại thức ăn phù hợp trong ương, nuôi cá Măng giống. Kết quả cho thấy cá Măng bột nuôi ở mật độ 4-5 con/lít có tỉ lệ sống và tốc độ sinh trưởng cao hơn so với ương ở mật độ 6-7 con/lít.
11p vinikolatesla 25-03-2022 34 5 Download
-
Trong nghiên cứu này, B. thailandensis được nghiên cứu để xác định lượng thức ăn và mật độ nuôi thích hợp để nuôi sinh khối trong môi trường nước ngọt. Để đạt được mục tiêu này, 01 thí nghiệm 3 nhân tố được thực hiện: (i) mật độ nuôi tôm tiên với 3 mức (250, 500 và 1000 cá thể/L); (ii) mật độ thức ăn (tảo sống Spirulina platensis) với 3 mức(5 × 105 tế bào/mL, 1 × 106 tế bào/mL và 2 × 106 tế bào/mL); và (iii) mật độ vi khuẩn có lợi Bacillus subtilis với 2 mức (0 và 1 × 103 CFU/ mL).
11p mudbound 10-12-2021 19 1 Download
-
Bài viết phân tích đặc điểm môi trường vùng ven biển miền Trung, những thuận lợi và khó khăn của hoạt động nông nghiệp vùng đất cát ven biển miền Trung, và bàn về một số mô hình nông nghiệp có hiệu quả kinh tế và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng. Mời các bạn cùng tham khảo.
8p wangxinling 23-07-2021 41 1 Download
-
Bài viết đề xuất các mô hình ao nuôi, sơ đồ hệ thống cung cấp nước mặn, nước ngọt, hệ thống xử lý nước thải đảm môi trường nuôi trồng bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng vùng và hiệu quả của vốn đầu tư là rất có ý nghĩa.
6p gaocaolon10 03-03-2021 43 3 Download
-
Kết quả nghiên cứu về thủy sinh vật nước ngọt của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga giai đoạn 1988-2012
Bài viết này tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính trong giai đoạn 1988 - 2012 tại nhiều thủy vực của Việt Nam, trong đó chủ yếu ở lưu vực sông Cái, tỉnh Khánh Hòa, một số sông ở khu vực miền Trung còn ít được nghiên cứu và một số hồ chứa khác nhau về vị trí địa lý.
14p vipalau2711 04-01-2021 29 3 Download
-
Nhiệm vụ lưu giữ nguồn gen thủy sản khu vực Nam Bộ là nhiệm vụ thường xuyên của ngành, đã và đang được thực hiện tại Trung Tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt và Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ, trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện II) và kết quả của việc lưu giữ, bảo tồn nguồn gen thủy sản khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2015 là nội dung được trình bày trong bài báo này.
11p vimississippi2711 04-12-2020 20 4 Download
-
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt có kích cỡ lớn và được nuôi phổ biến trên thế giới. Mục đích của nghiên cứu này nhằm so sánh tăng trưởng của tôm càng xanh chọn giống với tôm tự nhiên nhằm đánh giá hiệu quả thực tế của việc chọn lọc.
7p vimississippi2711 04-12-2020 23 3 Download
-
Tập tính ăn của tôm càng đỏ nước ngọt Cherax quadricarinatus ở giai đoạn ấu niên (5,3 ± 1,7 g) và thành thục (41,5 ± 5,3 g) đã được khảo sát. Trong thí nghiệm 1, tôm ấu niên được cho ăn với đậu nành nguyên hạt và thức ăn viên công nghiệp một cách riêng lẻ; trong khi tôm thành thục được khảo sát với hai loại thức ăn trên và thêm một loại khác nữa là hạt đậu bò. Trong thí nghiệm 2, cả hai nhóm tôm được cho ăn đồng thời đậu nành nguyên hạt và thức ăn viên nhằm xác định loại thức ăn ưa thích của tôm.
10p vimississippi2711 04-12-2020 14 3 Download
-
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thức ăn: Thức ăn hỗn hợp, ½ thức ăn hỗn hợp + ½ thức ăn tự chế, thức ăn tự chế đến tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis từ giai đoạn tôm giống (0,75-1 cm/con) đến 105 ngày nuôi.
5p vigeorgia2711 03-12-2020 21 1 Download
-
Mô hình trồng lúa trên nền đất nuôi tôm, gọi tắt là mô hình Tôm – Lúa đang được coi là loại hình sản xuất bền vững ở Bạc Liêu nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Trong đó nguồn nước ngọt cấp cho việc rửa mặn để trồng lúa là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần quyết định đến năng suất và chất lượng của vụ lúa.
10p lucastanguyen 01-06-2020 36 2 Download
-
Bài viết trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của việc chiếu tia UVA lên sự sinh sản của tôm càng nước ngọt Macrobrachium Nipponense De Haan trong điều kiện nuôi trong phòng thí nghiệm và tôm rảo Metapenaeus Ensis De Haan nuôi ở trại tôm giống.
6p nguaconbaynhay 22-10-2019 44 4 Download
-
Bài viết vưới nội dung các thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng sống sót của tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL12 khi được thuần hóa từ độ mặn 15 ppt xuống độ mặn 0 ppt và theo dõi quá trình tăng trưởng của tôm sau thuần hóa trong ao nuôi nước ngọt vào mùa đông tại Hưng Yên. Mời các bạn tham khảo bài viết để nắm nội dung.
9p luu1212 04-07-2019 40 5 Download
-
Nội dung bài viết trình bày haematococcus pluvialis là loài vi tảo nước ngọt có khả năng tổng hợp astaxanthin... Astaxanthin có màu đỏ thuộc nhóm β-caroten có giá rất cao được dùng làm thuốc chống oxy hóa và chất tạo màu tự nhiên trong nuôi tôm, cua và cá hồi. Trong nghiên cứu này các yếu tố ảnh hưởng tốc độ sinh trưởng, vòng đời và khả năng tổng hợp astaxanthin của H. pluvialis được khảo sát. Kết quả đánh giá các môi trường C, RM và BBM cho thấy H. pluvialis sinh trưởng tốt nhất trong môi trường C với mật độ đạt cực đại 27,89×104 tế bào/ml.
0p hanh_tv29 20-04-2019 83 9 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện để so sánh khả năng sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) nuôi trong nước ngọt (độ mặn 0 ppt) và trong nước lợ mặn (độ mặn 30 ppt). Tôm PL34 được nuôi với mật độ 1 con/L (200 con/m2 ) trong 21 ngày. Tôm của mỗi nghiệm thức được nuôi trong 3 bể 40 L. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt thống kê về tỉ lệ sống và sinh trưởng của tôm tôm thẻ chân trắng giữa 2 nghiệm thức trong suốt quá trình nuôi.
6p blossom162 14-03-2019 80 6 Download
-
Hiện nay, vùng Bán đảo Cà Mau đang phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, kèm theo đó là sự chuyển đổi sản xuất nhanh, nhất là từ sinh thái ngọt sang sinh thái mặn (trồng lúa sang nuôi tôm) dẫn đến hạ tầng phục vụ không theo kịp, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi. Việc kiểm soát nguồn nước trước đây chủ yếu nhằm sử dụng cho nông nghiệp, nay thêm cả thủy sản nên đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
8p danhvi11 04-09-2018 170 9 Download