
Rừng trồng hỗn loài
-
Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trong rừng trồng hỗn loài cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, Phú Thọ
Nội dung bài viết trình bày các thí nghiệm rừng trồng hỗn loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ ở Cầu Hai, Phú Thọ được xây dựng vào tháng 7/2001 trên đất rừng thoái hóa với các loại thảm che khác nhau là Cốt khí và Keo tai tượng. Số liệu đo đếm đến năm 2014 cho thấy, sau 14 năm trồng các loài cây Re gừng và Sồi phảng trong các công thức thí nghiệm đạt tỷ lệ sống từ 86,5-87,8% và có sinh trưởng, phát triển tốt.
9p
hanh_tv32
02-05-2019
23
1
Download
-
Tính đến hết năm 2004, Việt Nam đã trồng được 2.218.570ha rừng tập trung [6] với hơn 40 loài cây, kể cả các loài cây nhập nội và cây bản địa. Trong thời gian qua rừng trồng thuần loài đã bộc lộ một số nhược điểm như đã xuất hiện dịch sâu bệnh hại như: Sâu róm thông ở rừng Thông, sâu Xanh ở rừng Bồ đề, sâu ăn lá và sâu đục thân ở rừng Mỡ,... trên một số vùng sinh thái và đã ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng sản lượng rừng trồng. ...
9p
miumiungon
02-02-2012
53
5
Download
-
Nội dung bài viết trình bày tại một thời điểm nhất định, mức độ đóng góp chủ yếu về tăng trưởng của nhóm cây ưu trội hoặc cây có kích thước nhỏ hơn quyết định kiểu ưu thế sinh trưởng của một lâm phần. Căn cứ vào kiểu ưu thế sinh trưởng có thể đề xuất kỹ thuật chặt nuôi dưỡng rừng cho lâm phần. Trong nghiên cứu này, rừng trồng Bạch đàn lai (giữa Bạch đàn uro và Bạch đàn cự vĩ) ở tuổi 5 có đường kính trung bình đạt 12,5cm; chiều cao đạt 16,0m và trữ lượng đạt 118m3/ha... Bạch đàn lai trồng ở chân đồi và đỉnh đồi sinh trưởng mạnh hơn ở sườn đồi...
8p
hanh_tv31
26-04-2019
8
0
Download
-
Nội dung bài viết đề cập mô hình rừng trồng phòng hộ hỗn giao giữa Dầu rái, Sao đen và Thanh thất được dự án KFW6 xây dựng tại khu vực Đá Giăng, huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên vào tháng 12/2006 với diện tích 10ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động về tỷ lệ sống giữa các năm của cả 3 loài là khá lớn. Loài có tỷ lệ sống cao nhất vào năm 2011 là loài Sao đen đạt 70,4% và đối với Dầu rái là 64,8%, thấp nhất là Thanh thất chỉ đạt 64,2%.
9p
hanh_tv32
02-05-2019
12
3
Download
-
Bài viết Bước đầu phân loại lập địa và đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng rừng trồng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình trình bày: Rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ hơn 54km đê biển đê cửa sông ven biển, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Diện tích đất và rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình,... Mời các bạn cùng tham khảo.
0p
sobinhoangson
29-04-2018
38
1
Download
-
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng làm cơ sở cho việc chuyển đổi rừng trồng thuần loài thành rừng hỗn loài đa tầng nhằm tăng cường tính đa dạng thực vật và nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái rừng là một việc làm cần thiết hiện nay trong vùng.
5p
cathydoll1
09-01-2019
16
1
Download
-
Bài viết này tập trung nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn trồng hỗn giao hai loài trang (Kandelia obovata) và bần chua (Sonneratia caseolaris) 13 tuổi, 11 tuổi và 10 tuổi ở xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
7p
jangni2
19-04-2018
50
0
Download
-
Bài viết nghiên cứu đa dạng sinh học dương xỉ ở rừng lùn Hòn Giao với mục tiêu xác định thành phần loài, điều kiện sống, nghiên cứu phân tích định lượng đa dạng dương xỉ (Polipodiophyta) nhằm góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển bền vững thực vật của vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.
17p
thanhtrieung
05-09-2018
21
0
Download
-
Đề tài nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản về số lượng và chất lượng cây trồng trong các mô hình phục hồi rừng cây bản địa gỗ lớn bằng Sao đen và Dầu rái tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai nhằm xác định tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng theo các kỹ thuật trồng khác nhau. Kết quả nghiên.cứu cho thấy: i) Phương pháp trồng đã ảnh hưởng rõ tới tỷ lệ sống; nhìn chung tỷ lệ sống loài Sao đen thấp hơn so với dầu rái, nhưng sai lệch không.có ý nghĩa về thống kê; ii) Tỷ lệ sống của những loài này còn có quan hệ chặt chẽ với thời gian (tuổi)...
10p
hanh_tv32
02-05-2019
17
0
Download
-
Bài viết trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu về tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình rừng trồng quế tại xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
6p
kequaidan9
16-12-2020
8
0
Download
-
Để đánh giá đặc điểm thủy văn của một số trạng thái rừng trồng, nhóm tác giả đã lựa chọn 02 loại rừng gồm trồng thuần loài Thông mã vĩ và rừng hỗn giao lá rộng cây bản địa tại Núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội để quan trắc các thành phần thủy văn rừng như dòng chảy men thân bằng vòng quấn quanh thân, dòng chảy qua tán bằng ống đo mưa và lượng nước giữ lại trên tán dựa vào phương trình cân bằng nước. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
0p
tradaviahe11
04-01-2021
1
0
Download
-
Hiện nay người ta biết có khoảng hơn 3.000.000 loài sinh vật sống trên trái đất, trong đó có trên 1.200.000 loài là động vật, nhưng riêng lớp côn trùng đó chiếm hơn 1.000.000 loài vào khoảng 1/3 tổng số loài sinh vật của hành tinh
21p
daisy15
05-08-2010
154
61
Download
-
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các phương thức trồng rừng phù hợp cho trồng rừng Giổi xanh và Re gừng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên các thí nghiệm và mô hình lâm sinh của hai loài cây này tại Phú Thọ, Thanh Hóa và Gia Lai. Kết quả đánh giá cho thấy ở giai đoạn 6 – 10 tuổi không có sự khác biệt về sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng giữa hai phương thức trồng thuần loài và hỗn loài với các loài cây bản địa hoặc cây mọc...
6p
xau_la
08-02-2012
135
30
Download
-
Các khu rừng trồng thuần loài khả năng cháy thường cao hơn rừng hỗn giao, rừng tự nhiên thường khó cháy hơn rừng trồng. Rừng có mật độ trồng thấp khoảng không gian trống nhiều, cây bụi thảm tươi phát triển mạnh dẫn đến các loại rừng này thường dễ cháy hơn rừng có mật độ cây gỗ lớn.Thực tế cho thấy ở mỗi trạng thái rừng khác nhau thì khả năng cháy của chúng cũng khác nhau. Điều này đặt ra vấn đề là cần phải phân loại rừng theo nguy cơ cháy để có những biện pháp quản...
62p
canhchuon_1
14-06-2013
107
22
Download
-
Nước ta có hơn 50 vạn ha đất cát biển. Đây là vùng sinh thái khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng xấu của gió bão, gió Lào, có địa hình, địa mạo rất phức tạp, cát di động uy hiếp mạnh mẽ, trở thành khu vực rất xung yếu. Vì vậy nhu cầu phòng hộ đặt ra đối với vùng cát ven biển rất cấp thiết. Để xây dựng hệ thống đai rừng với các loài cây trồng thích hợp nhằm phòng hộ chắn gió, chống cát bay, cải thiện tiểu khí hậu, ...
15p
miumiungon
02-02-2012
66
17
Download
-
Hiện nay, công nghệ chế biến gỗ rừng trồng mang lại hiệu quả cao nhất là sản xuất ván nhân tạo, chủ yếu là ván MDF (Medium Density Fiber board) và ván dăm. Thị trường ván dăm và ván MDF đang phát triển với quy mô lớn trong khoảng 20 năm gần đây, do tính ưu việt của ván MDF hơn hẳn các loại ván nhân tạo khác về chất lượng mà các yêu cầu về chủng loại, kích thước và chất lượng của nguyên liệu lại thấp hơn. Nhưng vốn đầu tư cho một dây chuyền thiết bị...
6p
miumiungon
04-02-2012
72
14
Download
-
Tây Nguyên là một vùng lâm nghiệp trọng điểm của đất nước, nơi tỷ lệ che phủ của rừng còn khá lớn (57%) và nhiều tài nguyên rừng nhất. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quí giá này đang suy thoái cả về chất lượng và số lượng, cần có các biện pháp tác động kịp thời. Việc trồng rừng trong vùng đã bắt đầu từ hơn hai mươi năm nay, nhưng diện tích rừng trồng chưa bù được diện tích rừng tự nhiên bị mất. ...
17p
miumiungon
04-02-2012
65
10
Download
-
Kết quả khảo sát độ bền tự nhiên của 7 loài gỗ rừng trồng đối với Hà hại gỗ, cho thấy độ bền tự nhiên của gỗ Bạch đàn trắng tốt hơn so với gỗ Mỡ, Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Thông mã vĩ, Bạch đàn Urophylla. Tuy nhiên, độ bền tự nhiên đó cũng chỉ tồn tại được 2 đến 4 tháng trong môi trường nước biển nếu không bảo quản thích đáng . Từ khoá: Độ bền tự nhiên, Hà hại gỗ ĐẶT VẤN ĐỀ Hầu hết các loại gỗ của ta đều bị Hà...
4p
xau_la
08-02-2012
67
8
Download
-
Tài nguyên gỗ rừng trồng ngày càng trở nên quan trọng hơn do thiếu tài nguyên gỗ rừng tự nhiên. Hơn nữa, vấn đề quản lý rừng bền vững đã khiến việc sử dụng các nguồn rừng tự nhiên trong thế kỷ 21 sẽ trở nên khó khăn hơn so với trước đây, các loại lâm sản chỉ chiếm được ưu thế trên thị trường Quốc tế nếu được cấp chứng chỉ về quản lý bền vững: ISO14001 hoặc FSC (Forest Stewardship Council) (WWF 1997). Theo tài liệu của Cục phát triển lâm nghiệp, loài cây trồng rừng...
12p
miumiungon
04-02-2012
70
7
Download
-
Tại sao lại trồng rừng hỗn loài Trồng rừng hỗn loài là một biện pháp lâm sinh cổ. Trồng rừng dưới tán theo đám hoặc theo băng với cự ly cánh đều đã tạo ra các lâm phần hỗn loài khác nhau trong rừng tự nhiên sau khai thác. ởCote d'Ivoirephương thức trồng rừng dưới tán này được thiết lập với các loài cây gỗ như: Hertiera utilis, Khaya ivorensis, Terminalia ivorensis, Aucoumea klaineana, Entandrophagma spp, Lovoa trichilioides, Lophira alata, Guarea cedrata, Entandrophlogma angolense. Sau đó vào những năm 1960 việc trồng rừng đã được phát triển và mở rộng,...
6p
miumiungon
06-02-2012
70
5
Download
CHỦ ĐỀ BẠN MUỐN TÌM
