intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng ứng dụng tin học trong xây dựng part 3

Chia sẻ: Shfjjka Jdfksajdkad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

262
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Khối lượng các hạng mục công trình và chi phí xây dựng có phụ biểu kèm theo - Nhu cầu, điều kiện về nguyên vật liệu, xây dựng, phương án cung cấp - Các biện pháp phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động. b. Tổ chức thi công xây lắp và tông tiến độ xây dựng: - Phương án tổ chức thi công (địa bàn thi công, cung ứng nguyên vật liệu điện, nước thi công, điều kiện về xây dựng – thiết bị thi công, lao động kỹ thuật và lao động phổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng ứng dụng tin học trong xây dựng part 3

  1. - Khối lượng các hạng mục công trình và chi phí xây dựng có phụ biểu kèm theo - Nhu cầu, điều kiện về nguyên vật liệu, xây dựng, phương án cung cấp - Các biện pháp phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động. b. Tổ chức thi công xây lắp và tông tiến độ xây dựng: - Phương án tổ chức thi công (địa bàn thi công, cung ứng nguyên vật liệu điện, nước thi công, điều kiện về xây dựng – thiết bị thi công, lao động kỹ thuật và lao động phổ thông phụ vụ thi công, xưởng phụ vụ xây lắp). - Lựa chọn giải pháp thi công, hình thức thi công trên cơ sở phân tích, so sánh các phương án kỹ thuật. - Các phương án về tổng tiến độ thi công xây lắp (có sơ đồ kèm theo) phân tích so sánh và kết luận phương án hợp lý được lựa chọn. - Yêu cầu thiết kế thi công. 9. Tổ chức quản lý và bố trí lao động 10. Phân tích tình hình tài chính kinh tế 17
  2. CHƯƠNG 3. HOẠCH ĐỊNH VÀ LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN XÂY DỰNG 3.1. Giới thiệu 3.1.1. Hoạch định dự án Hoạch định dự án (HĐDA) là quá trình sắp xếp và quản lý các công tác, công việc nhằm hoàn thành mục tiêu của dự án. Nghĩa là giải quyết các vấn đề lập thời gian biểu cho các công tác và nguồn lực (con người, thiết bị, nguyên vật liệu, ...) để thực hiện dự án. Hơn nữa, nó cũng là cơ sở để kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện dự án. 3.1.2. Các bước trong hoạch định dự án - Xác định mục tiêu và phạm vi của dự án - Tìm kiếm thông tin - Thiết lập cấu trúc phân chia công việc - Thiết lập bảng báo cáo cho mỗi công tác - Thiết lập sơ đồ trách nhiệm - Ước tính thời gian, ngân sách, nguồn lực được đòi hỏi cho mỗi công tác - Đánh giá, sửa đổi - Chuẩn bị kế hoạch, ngân sách và thời gian biểu - Phê chuẩn 3.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá việc hoạch định dự án thành công - Nội dung: Hoạch định nên đầy đủ chi tiết cần thiết nhung không nên quá chi tiết làm nó trở nên phức tạp. Nghĩa là nội dung hoạch định phải rõ ràng, không mơ hồ. - Có thể hiểu được: mọi người có thể dễ dàng hiểu được mục tiêu của mỗi công việc và thực hiện nó như thế nào. - Có thể thay đổi được: một hoạch định dự án hiệu quả là nó dễ dàng than đổi, cập nhật và sửa đổi. - Có thể sử dụng được: hoạch định phải tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát tiến trình thực hiện dự án và truyền đạt thông tin. 3.1.4. Một số phương pháp thường dùng trong hoạch định dự án Các phương pháp hoạch định dự án: - Hoạch định dự án theo mốc thời gian - Hoạch định dự án theo cấu trúc phân việc - Hoạch định dự án theo sơ đồ Gantt - Hoạch định dự án theo sơ đồ mạng 3.2. Các phương pháp hoạch định dự án 3.2.1. Hoạch định dự án theo mốc thời gian Nêu các giai đoạn hoặc các hoạt động chính của dự án với mốc thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. 18
  3. Biểu đồ mốc thời gian được trình bày sơ lược, đơn giản giúp nhà quản lý nắm được tiến độ chung công việc thực hiện các hoạt động chính. 3.2.2. Hoạch định theo cấu trúc phân việc Sơ đồ cấu trúc phân việc mô tả toàn bộ công việc của dự án, phân công công việc cụ thể theo từng cấp quản lý, nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng nhóm công tác đồng thời đánh giá thời gian và chi phí hoàn thành công việc đã đề ra. Cấu trúc phân việc là một bước quan trọng trong tiến trình hoạch định dự án. Cơ cấu phân chia công việc là tiến trình phân chia dự án tổng thể thành các công việc nhỏ hơn và cụ thể hơn. Những công việc này độc lập, có thể quản lý được, tổng hợp được và đo được. Mục tiêu của phân tích cơ cấu phân chia công việc là nhằm xác định các công việc mà nó có thể được nhận biết thông qua việc lên kế hoạch, dự trù ngân sách, giám sát và kiểm soát. Biểu đồ cấu trúc công việc tạo thuận lợi báo cáo kết quả cho ban quản lý dự án, cho các cấp quản lý theo chức năng chuyên môn và qua đó ta có thể nắm bắt được các thông tin cần thiết của dự án. Cấu trúc phân việc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ đồ mạng sau này. 19
  4. Cơ cấu phân chia công việc thường có các đặc điểm sau: - WBS được thực hiện dựa trên tất cả yếu tố chức năng lẫn vaatj chất - Một vài yếu tố công việc chức năng điển hình là sự hỗ trợ về cung ứng, quản lý dự án, tiếp thị, kỹ thuật và sự tổng hợp các hệ thống. - Những yếu tố vật chất là những công trình kiến trúc, sản phẩm, thiết bị, ..., chúng còn yêu câu về lao động, nguyên vật liệu và những nguồn lực khác để sản xuất hoặc xây dựng. - Những yếu cầu về nội dung và nguồn lực cho một nhiệm vụ là sự kết hợp các công tác với các nguồn lực tương ứng với chúng - Một WBS thường bao gồm những yếu tố công việc lặp lại và không lặp lại. 3.2.3. Hoạch định dự án theo sơ đồ Gantt (sơ đồ thanh ngang) Năm 1915 Henry Gannt đã đề ra phương pháp lập kế hoạch theo sơ đồ thanh ngang, theo đó các công việc của dự án và thời gian thực hiện công việc được biểu diễn bằng thanh ngang. Ví dụ: Một nhà máy thép đang cố gắng tránh chi phí cho việc lắp đặt một thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường địa phương các cơ quan có chức năng đã buộc nhà máy này phải lắp đặt hệ thống lọc không khí trong vòng 16 tuần. Nhà máy đã bị cảnh cáo rằng sẽ buộc đóng cửa nếu thiết bị này không được lắp đặt trong thời gian hạn qui định. Do đó, để đảm bảo sự hoạt động của nhà máy, ông giám đốc muốn hệ thống lọc này phải được lắp đặt đúng hạn và thuận lợi. Những công tác của dự án lắp đặt thiết bị lọc không khí này được trình bầy như sau: Các công tác trong dự án lắp đặt thiết bị lọc không khí: Công tác Mô tả Công tác trước Thời gian (tuần) - Xây dựng bộ phận bên trong 2 A - - Sửa chữa máy và sàn 3 B - - Xây ống gom khói 2 C A - Đổ bê tông và xây khung 4 D B - Xây cửa chịu nhiệt 4 E C - Lắp đặt hệ thống kiểm soát 3 F D - Lắp đặt thiết bị lọc khí 5 G D,E - Kiểm tra và thử nghiệm 2 H F,G 20
  5. Sơ đồ Gantt của dự án (theo triển khai sớm) Trên sơ đồ ta nhận thấy các công tác A-C-E-G-H nằm trên đường găng (đường găng là đường dài nhất, bất cứ sự chậm trễ của các công tác trên đường găng đều dẫn đến sự chậm trễ của dự án). Các công tác B-D-F không nằm trên đường găng và chúng có thể dịch chuyển trên sơ đồ trong giới hạn cho phép mà không ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành dự án. Do đó, ta có thể sắp xếp các công tác này theo phương thức triển khai sớm hay triển khai chậm. - Triển khai sớm cho phép các công tác có thể băt đầu càng sớm càng tốt, miễn là không ảnh hưởng đến các công tác trước nó. - Trong trường hợp triển khai chậm, các công tác có thể bắt đầu trễ hơn mà không ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành dự án. Độ chênh lệch giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc của một công tác được gọi là thời gian dự trữ. Sơ đồ gantt của dự án (theo triển khai chậm) Ưu điểm: - Đơn giản, dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện các công việc. 21
  6. - Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc Nhược điểm: - Khong thể hiện mối quan hệ giữa các công việc, không ghi rõ qui trình công nghệ. Trong trường hợp dự án có nhiều công việc thì nhược điểm này càng rõ nét. - Không thấy rõ việc nào là chủ yếu có tính chất quyết định đối với tổng tiến độ thực hiện dự án để giúp cho nhà quản lý tập trung chỉ đạo. - Không thuận tiện khi phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của bản thân sơ đồ dự án. Vì vậy đối với dự án có qui mô lớn người ta thường sử dụng sơ đồ mạng. 3.2.4. Hoạch định dự án theo sơ đồ mạng. Sơ đồ mạng là một đồ thị bao gồm toàn bộ khối lượng của một bài toán lập kế hoạch, nó ấn định một cách logic trình tự kỹ thuật và mối quan hệ về tổ chức giữa các công tác sản xuất, ấn định thời gian thực hiện các công tác và tối ưu hóa kế hoạch đề ra. Trong quá trình quản lý và thực hiện kế hoạch ta vẫn có thể điều chỉnh sơ đồ mạng cho sát thực tế. Các phương pháp phân tích sơ đồ mạng: - Phương pháp đường găng CPM (Critical Path Method): Phương pháp này sử dụng mô hình xác định theo thời gian hoàn thành công việc là hàng số. - Phương pháp tổng quan và đánh giá dự án PERT (Project Evuluation and Review Techniques): Phương pháp này sử dụng mô hình xác suất theo thời gian hoàn thành công việc được cho dưới dạng hàm phân phối xác suất. 1. Phân tích kết quả CPM: Qua việc tính toán thông số sơ đồ mạng ta có thể xác định được: - Thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án - Thời gian dự trữ của công tác - Đường găng và các công tác đường găng a. Thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án: là thời điểm sớm nhất để sự kiện cuối cùng của dự án xảy ra. b. Thời gian dự trữ của công tác: là khoảng thời gian tối đa mà một công tác có thể chậm trễ so với kế hoạch đã định mà không ảnh hưởng đến thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án. c. Công tác găng và đường găng (Critical activity and critical path): - Công tác găng là công tác có thời gian dự trữ bằng 0 - Đường găng là đường nối liền các sự kiện đầu tiên và sự kiện cuối cùng với điều kiện tất cả các công tác nằm trên nó là công tác găng. d. Ý nghĩa của đường găng: 22
  7. - Mỗi sơ đồ mạng có ít nhất một đường găng - Tổng thời gian của tất cả các công tác nằm trên đường chính là thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án. - Nếu công tác trên đường găng bị trễ thì toàn bộ dự án sẽ trễ theo. Do vậy muốn rút ngắn thời gian hoàn thành dự án thì nhà quản lý phải tập trung các giải pháp làm giảm thời gian các công tác trên đường găng. - Đối với công tác không găng ta có thể xê dịch thời gian thực hiện nhưng với điều kiện không vượt quá thời gian dự trữ. 2. Phân tích kết quả PERT: Phương pháp PERT cung cấp các thông tin sau: - Thời gian hoàn thành dự án - Xác suất mà dự án sẽ hoàn thành trong thời gian cho sẵn - Đường găng và công tác găng. Nếu bất kỳ công tác găng nào bị kéo dài thì tổng thời gian hoàn thành dự án. - Các công tác không găng và thời gian dự trữ của chúng. Điều này có nghĩa là, nếu cần thiết nhà quản lý dự án có thể sử dụng tạm nguồn tài nguyên của chúng để xúc tiến toàn bộ dự án. - Biết được tiến độ thực hiện chi tiết về thời gian bắt đầu và kết thúc của các công tác. 3.3. Phân bổ nguồn lực Nguồn lực ở đây bao gồm vốn, lao động, máy moc thiết bị, nguyên vật liêu, ... Mối liên hệ giữa tiến trình, thời gian và việc sử sụng nguồn lực là nội dung chính của phần này. Vấn đề thường xuyên mà nhà quản lý dự án phải quan tâm chính là timd ra sự cân đối tốt nhất giữa các yếu tố về sử dụng nguồn lực và thời gian. Sau đây là một số phương pháp phân bổ nguồn lực: 3.3.1. Khối lượng nguồn lực (Resoure loading) Khái niệm: Khối lượng nguồn lực là quá trình tính toán khối lượng mỗi nguồn lực của các công tác trong dự án ở mỗi thời đoạn thực hiện dự án. Mục đích: Khối lượng nguồn lực cho chúng ta những hiểu biết chung về nhu cầu mà một dự án sẽ sử dụng nguồn lực của công ty. Dĩ nhiên đây cũng là bước đầu tiên trong nỗ lực giảm nhu cầu vượt quá mức của một nguồn lực nào đó. Cách xác định nguồn lực: nguồn lực cố thể được xác định dựa trên những định mức sẵn hoặc dựa trên kinh nghiệm khi vận hành. 3.3.2. Cân băng nguồn lực (Resource leveling) Khái niệm: Cân bằng nguồn lực là quá trình lập thời gian biểu cho các công tác sao cho việc sử dụng nguồn lực là cân bằng nhau suốt quá trình thực hiện dự án. Việc cân bằng nguồn lực được thực hiện bằng cách dịch chuyển các công tác trong thời gian dự trữ cho phép của chúng. 23
  8. Mục đích: - Giảm độ dao động trong việc huy động các nguồn lực - Việc sử dụng nguồn lực đều đặn có thể dẫn đến chi phí thấp hơn. (Ví dụ đối với nhân công, việc thuê mướn thêm, việc đào tạo hoặc sao thải, ..., sẽ dẫn đến chi phí tăng lên. Đối với nguyên vật liệu, nhu cầu kho bãi thay đổi theo nhu cầu nguyên vật liệu cũng sẽ dẫn đến chi phí tăng lên) - Việc triển khai thực hiện dự án sẽ ổn định hơn - Giảm bớt công sức, nỗ lực quản lý. Các bước thực hiện: 1. Từ sơ đồ mạng chuyển sang sơ đồ thanh ngang (Gantt) với tất cả các công tác bắt đầu ở thời điểm sớm nhất như có thể. 2. Vẽ sơ đồ khối lượng của mỗi nguồn lực 3. Chọn nguồn lực nào dao động nhiều nhất. Dịch chuyển các công tác có sử dụng nguồn lực này trong thời gian dự trữ của chúng để cân bằng việc sử dụng nguồn lực này suốt dự án. 4. Vẽ lại sơ đồ khối lượng cho tất cả các nguồn lực. Chọn nguồn lực kế tiếp và lặp lại bước trên. 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2