intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2006 - Kèm đáp án

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

199
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 năm 2006 kèm đáp án để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2006 - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 HÀ NỘI NĂM HỌC 2005-2006 Môn thi: Lịch sử Ngày thi: 1 . 12 .2005 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 ( 8 điểm ) : Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, em hãy nêu rõ những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX. Câu 2 ( 1,5 điểm ) : Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định. Câu 3 ( 5 điểm ) : Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, khoa học - kĩ thuật, chính trị - xã hội của nước Mĩ từ năm 1945 đến nay và nguyên nhân Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 4 ( 3,5 điểm ) : Hãy nêu tóm tắt các giai đoạn phát triển của lịch sử Căm-pu-chia từ năm 1945 đến nay. Câu 5 ( 2 điểm ) : Hãy hoàn thiện bảng sau: Thời gian Sự kiện Lào tuyên bố độc lập Thành lập Liên bang Ma-lai-xi-a In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập Thành lập Liên bang Miến Điện Xin-ga-po tách khỏi Liên bang Ma-lai-xi-a Mĩ tuyên bố trao trả độc lập cho Phi-lip-pin Bru-nây tuyên bố độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh Đông Ti-mo trở thành một quốc gia độc lập HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2005-2006 Câu 1 ( 8 điểm ) : a. Chuyển biến mới về kinh tế (4,25đ) - Chương trình khai thác lần 2: + Nông nghiệp: … (0,5đ) + Khai mỏ: … (0,5đ) + Cơ sở chế biến: … (0,25đ) + Thương nghiệp: … (0,25đ) + Giao thông vận tải: (0,25đ)
  2. + Ngân hàng: … (0,25đ) + Thuế: … (0,25đ) - Chuyển biến: + Quan hệ sản xuất TBCN được du nhập vào nước ta nhưng bao trùm vẫn là kinh tế phong kiến. (1đ) + Nền kinh tế nước ta có phát triển thêm một bước, sự chuyển biến kinh tế có tính chất cục bộ ở một số vùng. (0,5đ) + Kinh tế Đông Dương lệ thuộc kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của Pháp. (0,5đ) b. Chuyển biến mới về xã hội: (3,25đ) Do tác động của Chương trình khai thác lần 2, xã hội nước ta phân hóa ngày càng sâu sắc: (0,5đ) + Địa chủ phân hóa, địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần chống đế quốc và tay sai. (0,5đ) + Nông dân là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất. (0,5đ) + Tiểu tư sản có tinh thần hăng hái cách mạng, là lực lượng quan trọng. (0,5đ) + Công nhân bị ba tầng áp bức, có quan hệ gắn bó với nông dân, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập…(0,75đ) +Tư sản bị phân hóa thành 2 bộ phận, tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc… (0,5đ) c. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, những chuyển biến mới về kinh tế đã dẫn đến chuyển biến mới về xã hội, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp càng thêm sâu sắc, thúc đẩy phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ có bước phát triển mới. ( 0,5 đ) Câu 2 ( 1,5 điểm ) : Những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định. - Có vị trí chiến lược quan trọng, do nằm ở cửa ngõ 3 châu, có kênh đào Xuyê, có nguồn dầu lửa phong phú. (0,25đ) - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh Pháp thống trị vùng này. (0,25đ) - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ xâm nhập, hất cẳng Anh Pháp khỏi Trung Đông. Mâu thuẫn giữa Mĩ, Anh, Pháp làm cho tìmh hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định. (0,5đ) - Hiện nay, do nhiều nguyên nhân (mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, sự tranh chấp giữa các nước lớn), tình hình Trung Đông vẫn căng thẳng. (0,5đ) Câu 3 ( 5 điểm ) : a. Tình hình (2 điểm) : - Kinh tế, khoa học - kĩ thuật: + Kinh tế phát triển mạnh mẽ… ( 0,25đ) + Đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại… (0,25đ) - Chính trị - xã hội: + Nước cộng hòa liên bang theo chế độ Tổng thống, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền. ( 0,25đ)
  3. + Chính sách đối nội duy trì, bảo vệ và phát triển chế độ tư bản Mĩ. ( 0,25đ) + Đối ngoại: Chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới, công khai nêu lên “Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”. ( 0,5đ) + Mức sống của người dân được nâng cao nhưng xã hội Mĩ vẫn tồn tại mâu thuẫn giai cấp, xã hội, sắc tộc… ( 0,25đ) + Phong trào đấu tranh của nhân dân buộc chính quyền phải có những nhượng bộ…(0,25đ) b. Nguyên nhân Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất thế giới trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (3điểm) - Tham gia Chiến tranh thế giới 2 muộn, không bị chiến tranh tàn phá, ít tổn thất, thu lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí…( 0,5đ) - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, khí hậu thuận lợi. ( 0,5đ) - Nhân công dồi dào, tay nghề cao, năng động , sáng tạo( 0,5đ) - Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện dại của thế giới. Dựa vào thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật, Mĩ đã điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm…(0,5đ) - Trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti và tập đoàn tư bản lũng đoạn (như Giê-nê-ran Mô-tô, Pho, Rốc-pheo- lơ…) có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.( 0,5đ) - Chính sách và hoạt động điều tiết của Nhà nước thúc đẩy kinh tế phát triển. (0,5đ) Câu 4 ( 3,5 điểm ) : - 1945-1951: Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp quay trở lại Căm-pu-chia.(0,5đ) - 1951-1954: Đảng nhân dân cách mạng Căm-pu-chia lãnh đạo nhân dân kháng chiến. (0,5đ) - 1954-1975: + Xi-ha-núc thực hiện đường lối trung lập xây dựng đất nước. Tháng 3-1970 lực lượng thân Mĩ làm đảo chính. (0,25đ) + Được sự giúp đỡ của bộ đội Việt Nam, nhân dân Căm-pu-chia tiến hành kháng chiến chống Mĩ. Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. (0,25đ) - 1975-1991: + Tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari phản bội cách mạng, gây chiến tranh biên giới với Việt Nam. (0,25đ) + Được sự giúp đỡ của bộ đội Việt Nam, Mặt trận dân tộc cứu nước Căm-pu-chia lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari (7-1-1979). (0,25đ) + Nhưng nội chiến tiếp tục kéo dài hơn mười năm. (0,25đ) - 1991 đến nay: + 23-10-1991, Hiệp định hòa bình về Căm-pu-chia được ký kết ở Pa-ri. (0,5đ) + 9-1993, tổng tuyển cử, Quốc hội mới thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Căm-pu-chia do N. Xi-ha-núc làm Quốc vương. (0,5đ) + 10-2004, vua Xi-ha-núc thoái vị, Hoàng tử Xi-ha-mô-ni lên kế ngôi, trở thành Quốc vương của Căm-pu-chia. (0,25đ) Câu 5 ( 8 ý x 0,25 = 2 điểm ) :
  4. Thời gian Sự kiện 10 - 1945 Lào tuyên bố độc lập 1963 Thành lập Liên bang Ma-lai-xi-a 8 - 1945 In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập 1 - 1948 Thành lập Liên bang Miến Điện 1965 Xin-ga-po tách khỏi Liên bang Ma-lai-xi-a 7 - 1946 Mĩ tuyên bố trao trả độc lập cho Phi-lip-pin 1 – 1984 Bru-nây tuyên bố độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh 5 - 2002 Đông Ti-mo trở thành một quốc gia độc lập
  5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2006 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ (Bảng A) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 23/2/2006 Câu 1 (2,0 điểm) Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác? Vì sao? Câu 2 (4,0 điểm) Tóm tắt những điều kiện về kinh tế, xã hội và tư tưởng dẫn đến sự hình thành và phát triển của phong trào yêu nước ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Khái quát các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930. Kết cục của các phong trào theo những khuynh hướng chính trị trên nói lên điều gì? Câu 3 (4,0 điểm) Vì sao đến năm 1941 Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lại chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh)? Phân tích vai trò của Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 4 (5,0 điểm) Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa các đại hội I, II, III, IV và VI của Đảng (có thể trình bày theo cách lập bảng theo các nội dung: tên đại hội, thời gian, địa điểm; hoàn cảnh lịch sử; nội dung cơ bản và ý nghĩa). Câu 5 (5,0 điểm) Trình bày khái quát bối cảnh quốc tế những năm 1929-1939 để làm rõ con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX.
  6. - HẾT – . Thí sinh không được sử dụng tài liệu . Giám thị không được giải thích gì thêm
  7. KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2006 - 2007 Môn thi: Lịch sử Ngày thi: 28 tháng 11 năm 2006 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (4 điểm) Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, em hãy nêu rõ đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 2 (6 điểm) Chứng minh sự đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Câu 3 (8 điểm) Lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay được phân kì như thế nào? Hãy nêu rõ nội dung của từng giai đoạn cụ thể. Câu 4 (2 điểm) Giải thích hai khái niệm sau và cho ví dụ : a. Cải cách. b. Cách mạng xã hội.
  8. KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2006 - 2007 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ Câu 1 ( 4 điểm ): Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất. a. 1858 đến cuối thế kỉ XIX: Phạm trù (tính chất) phong kiến. 0,5đ Dẫn chứng : 0,75đ - 1858-1884: Chống xâm lược : Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Hoàng Diệu… - 1885-1896: Cần Vương. Chống bình định : Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng… - 1884-1913 : Khởi nghĩa Yên Thế. b. Đầu thế kỉ XX đến 1918: Xu hướng (tính chất, phạm trù) tư sản. 0,5đ c. Hoàn cảnh thế giới : Từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, trào lưu dân chủ tư sản tác động vào Việt Nam. 0,25đ d. Biến đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam : Cuộc khai thác thuộc địa lần 1, một bộ phận nông dân phá sản trở thành công nhân, xuất hiện mầm mống đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản ngày một đông, sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị…0,25đ - Dẫn chứng về nội dung của xu hướng mới: + Phan Bội Châu: Xu hướng bạo động, Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang phục hội…0,25đ + Phan Châu Trinh : Xu hướng cải lương, phong trào Duy Tân ; Đông Kinh nghĩa thục : Lương Văn Can… 0,25đ e. Động lực của phong trào được mở rộng so với trước : Không chỉ có nông dân mà có cả tư sản, tiểu tư sản, công nhân. 0,25đ f. Lãnh đạo : Sĩ phu có nguồn gốc phong kiến, nhưng chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài. 0,25đ g. Hình thức : Bên cạnh đấu tranh vũ trang có từ thời kì trước, đã xuất hiện nhiều hình thức mới như lập hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo, biểu tình, diễn thuyết, bình văn. 0,25đ c. Lưu ý : h. Có ý sáng tạo : 0,25đ i. Diễn đạt tốt : 0,25đ Câu 2 ( 6 điểm ): Chứng minh sự đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Aí Quốc soạn thảo. - Đường lối chiến lược : Tiến hành cuộc ‘‘tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản’’. 0,5đ - Nhiệm vụ của cách mạng : + Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do ; lập chính phủ công nông binh ; tổ chức quân đội công nông, tịch
  9. thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc ; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất… 1đ + Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Aí Quốc soạn thảo đã kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp trong đó độc lập tự do là tư tưởng chủ yếu. Luận cương tháng 10 năm 1930 do Trần Phú soạn thảo chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó, không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. 1đ - Lực lượng cách mạng : + Lực lượng cách mạng là công nông, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam... 1 đ + Cương lĩnh đã thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻ thù. Điều này rất đúng với hoàn cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam. Luận cương tháng 10 năm 1930 do Trần Phú soạn thảo đánh giá không đúng vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và mặt yêu nước của tư sản dân tộc, một bộ phận địa chủ nhỏ. 1đ - Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam. Lại do hạn chế về nhận thức ấu trĩ, tả khuynh, giaó điều, Hội nghị BCH Trung ương tháng 10-1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc nêu trong Đường Cách mệnh, Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt. 0,5đ - Những quan điểm mới này của Nguyễn Ái Quốc sau được chấp nhận trong thực tiễn của phong trào Mặt trận Dân chủ 1936-1939 và biến thành Nghị quyết chính thức của Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11-1939 và tháng 5-1941. 0,5đ - Lưu ý : + Có ý sáng tạo : 0,25đ + Diễn đạt tốt : 0,25đ Câu 3 ( 8 điểm ): a. Có thể phân kì lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay như sau : Chia làm 3 giai đoạn :1945 đến nửa đầu những năm 70 ; nửa đầu những năm 70 đến 1991 và sau 1991 đến nay. 0,5đ b. Nội dung của từng giai đoạn cụ thể : - 1945-nửa đầu những năm 70 : + Trật tự hai cực I-an-ta được xác lập do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. 0,5đ + CNXH trở thành một hệ thống thế giới. Trong nhiều thập kỉ, với lực lượng hùng hậu về chính trị, kinh tế, quân sự…, hệ thống xã hội chủ nghĩa là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định đối với chiều hướng phát triển của thế giới. 0,5đ + Mĩ vươn lên đứng đầu phe TBCN và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới. Nền kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, đạt nhiều thành tựu to lớn, tiêu biểu là Nhật Bản và CHLB Đức. Xuất hiện 3 trung tâm tài chính 0,5đ + Cao trào GPDT dâng cao mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân sụp đổ hoàn toàn…0,5đ
  10. + Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, khởi đầu từ Mĩ, lan nhanh ra toàn thế giới, đưa lại những tiến bộ phi thường. Việc khai thác và áp dụng các tiến bộ của khoa học - kĩ thuật như thế nào là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và giàu mạnh của một quốc gia…0,5đ j. Nửa sau những năm 70 đến 1991 ; + Thời kì sụp đổ của trật tự 2 cực. 0,5đ + CNXH khủng hoảng trầm trọng rồi sụp đổ. 0,5đ + Một số nước thuộc thế giới thứ ba cũng lâm vào khủng hoảng. 0,5đ + Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật phát triển sang một giai đoạn mới. 0,5đ k. Từ sau 1991 đến nay : + Tiếp diễn cuộc đấu tranh nhằm 4 mục tiêu : HB, ĐL, DC và tiến bộ xã hội. 0,5đ + Xu thế chung mà các quốc gia mong muốn là đa cực, đa trung tâm. Các quốc gia đang ra sức vươn lên để có được một vị thế có lợi nhất trong trật tự thế giới mới đa cực đang hình thành. 0,5đ + Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và mở rộng hợp tác…0,5đ + Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế mạnh mẽ. Các dân tộc đang đứng trước những thời cơ lớn và cả những nguy cơ gay gắt. 0,5đ + Nhiều khu vực lại bùng nổ nội chiến, xung đột quân sự. Nguy cơ của chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố… Những học thuyết đơn phương, phớt lờ Liên hợp quốc, đòn đánh phủ đầu, tấn công trước của Mĩ là những nhân tố gây mất ổn định…0,5đ - Lưu ý : + Có ý sáng tạo : 0,25đ + Diễn đạt tốt : 0,25đ : Câu 4 ( 2 điểm ): Giải thích hai khái niệm sau và cho ví dụ : a. Cải cách Đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng chạm tới nền tảng của chế độ hiện hành. 0,5đ Có nhiều loại cải cách: Cải cách toàn diện như ở nước ta hiện nay, cải cách một số mặt như cải cách của Hồ Quý Ly…0,5đ b. Cách mạng xã hội - Sự biến đổi sâu sắc, căn bản trên mọi mặt khi chuyển từ một chế độ chính trị xã hội này sang chế độ khác cao hơn. Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới phát triển với quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời. Vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền. 0,5đ - Ví dụ: Cách mạng tư sản Anh năm 1640, Cách mạng tư sản Pháp năm 1789…0,5đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2