intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 19: Dòng điện-nguồn điện - Vật lý 7 - GV.B.Q.Thanh

Chia sẻ: Bùi Quang Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

274
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học giáo án bài Dòng điện-nguồn điện giúp học sinh mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 19: Dòng điện-nguồn điện - Vật lý 7 - GV.B.Q.Thanh

SOẠN GIÁO ÁN BÀI

DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

  • Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...

  • Nêu được dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.

  • Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy.

  • Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.

2. Kỹ năng

  • Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.

II. Chuẩn bị

Mỗi nhóm:

  • Một số loại pin thật, 1 mảnh tôn, một mảnh nhựa, 1 mảnh len, 1 bút thử điện,

  • 1 bóng đèn pin lắp sẳn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện.

III.  Phương pháp dạy – học

Phương pháp thực nghiệm.

IV.  Tiến trình dạy – học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

?1:  Có những loại điện tích nào? Tương tác giữa các loại điện tích đó? Trình bày qui ước về dấu?

?2:  Trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử? Giải thích sự tạo thành điện tích âm và điện tích dương?

3. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

  •  Treo hình 19.1 cho HS tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước, điền vào C1.

  •  Yêu cầu HS trả lời C2, làm thế nào để đèn lại sáng?

  •  Gọi HS hoàn thành nhận xét.

  •  Thông báo khái niệm dòng điện.

  •  Yêu cầu HS trình bày  dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị điện

  • Hỏi: Nếu thấy đèn sáng=> kết luận có dòng điện chạy qua đèn nhưng nếu đèn không sáng có chắc rằng không có dòng điện chạy qua đèn không? Vì sao?

  • Nhấn mạnh dấu hiệu để nhận biết dòng điện.

  • Tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước.

  • Trả lời C2.

  • Điền vào nhận xét.

  • Trình bày dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua thiết bị điện.

  • Trả lời câu hỏi.

 1. Dòng điện

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

 

  • Yêu cầu HS đọc SGK, trình bày về khả năng và đặc điểm của dòng điện.

  • Yêu cầu hs trả lời C3.

  • Thông báo  dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS mắc mạch điện hình 19.3.

  • Yêu cầu đóng công tắc, quan sát độ sáng của đèn và làm theo các yêu cầu phần 2b nếu đèn không sáng.

  • Hỏi: Dòng điện chạy trong mạch khi nào?

  • Nhấn mạnh: điều kiện để có dòng điện chạy trong mạch.

  • Trình bày đặc điểm của dòng điện.

  • Trả lời C3.

  • Nhóm hs mắc mạch điện

  • Tiến hành TN.

  • Trả lời câu hỏi.

2. Nguồn điện

Nguồn điện có hai cực: cực âm và cực dương.

C3: Nguồn điện: Pin, acquy…

Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

 

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Dòng điện - Nguồn điện. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 19 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 7- Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2