intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 5

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

235
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA MÁY XÂY DỰNG - XẾP DỠ 5.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC LOẠI XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA 5.1.1. Các loại xí nghiệp sửa chữa ở các nước hiện nay, trong lĩnh vực sửa chữa máy, phụ thuộc vào các vấn đề xem xét đối với một xí nghiệp, người ta phân chia các xí nghiệp sửa chữa theo nhiều cách khác nhau. 1. Phân chia theo qui mô và chức năng của xí nghiệp (hoặc của xưởng) sửa chữa, có các loại sau: ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 5

  1. CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA MÁY XÂY DỰNG - XẾP DỠ 5.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC LOẠI XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA 5.1.1. Các loại xí nghiệp sửa chữa ở các nước hiện nay, trong lĩnh vực sửa chữa máy, phụ thuộc vào các vấn đề xem xét đối với một xí nghiệp, người ta phân chia các xí nghiệp sửa chữa theo nhiều cách khác nhau. 1. Phân chia theo qui mô và chức năng của xí nghiệp (hoặc của xưởng) sửa chữa, có các loại sau: a) Xưởng sửa chữa lưu động Trên các thiết bị cơ động chuyên dùng (ôtô, toa tàu v.v…) người ta trang bị một số thiết bị cơ bản phục vụ cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa đột xuất các loại máy đang thi công tại các công trình xây dựng và các đơn vị xếp dỡ. Xưởng này có nhiệm vụ đi phục vụ lưu động (đúng như tên gọi của nó) ở khắp mọi nơi khi có nhu cầu. Năng lực của những xưởng này không lớn. Ngoài các thiết bị cơ bản được trang bị, xưởng còn đưa đi theo một số phụ tùng thông dụng để chủ yếu làm công tác sửa chữa đột xuất, thay thế các chi tiết bị hỏng trên các máy đang ở hiện trường. Số lượng công nhân của xưởng chỉ khoảng từ 2 đến 3 người và họ là những người thợ vạn năng, họ có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau trong quá trình sửa chữa. b) Xưởng sửa chữa trung tâm Tại các xí nghiệp khai thác có qui mô lớn, số lượng thiết bị nhiều và thời gian thi công lâu dài, hoặc tại các xí nghiệp xếp dỡ lớn, người ta xây dựng xưởng sửa chữa trung tâm nhằm mục đích sửa chữa tất cả các trang thiết bị của xí nghiệp. Như ở nước ta, trước đây các đơn vị xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long, công trình xây dựng thủy điện Hoà Bình, công trình thủy điện Dầu Tiếng đều có xưởng sửa chữa trung tâm. Hiện nay các bến cảng lớn hoặc các liên hiệp xí nghiệp, các tổng công ty xây dựng cũng đều thành lập các xí nghiệp hoặc các xưởng cơ khí sửa chữa. Qui mô của các xí nghiệp hoặc các xưởng loại này chủ yếu phụ thuộc vào số lượng trang thiết bị thi công hoặc xếp dỡ của các đơn vị khai thác. Chức năng của chúng là đảm nhận công tác sửa chữa các cấp đối với tất cả các thiết bị hiện có của xí nghiệp khai thác. c) Các xí nghiệp (hoặc nhà máy) sửa chữa lớn Các xí nghiệp (hoặc nhà máy) loại này trực thuộc các bộ chủ quản hoặc các liên hiệp xí nghiệp công trình, các liên hiệp xí nghiệp xây dựng. Qui mô của các xí nghiệp loại này thường từ 150 đến 300 xe máy/năm (qui về máy kéo T- 100). Đại điểm xây dựng của chúng ở rải rác khắp mọi nơi trên các vùng lãnh thổ của đất nước. Trước đây, trong cơ chế bao cấp, xe - máy của các đơn vị khai thác hoặc các bộ chủ quản 189 http://www.ebook.edu.vn
  2. đều được điều động đi sửa chữa theo địa chỉ các nhà máy hoặc các xí nghiệp sửa chữa trực thuộc. Chức năng của các xí nghiệp loại này chủ yếu là đảm nhận công tác sửa chữa lớn các loại xe - máy. 2. Phân chia theo mức độ chuyên môn hóa Tùy thuộc vào mức độ chuyên môn hóa trong quá trình sửa chữa, người ta có các loại xí nghiệp sau: * Xí nghiệp vạn năng (hay còn gọi là xí nghiệp tổng hợp) là xí nghiệp nhận sửa chữa mọi loại máy. Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp loại này là rất nhiều chủng loại máy được sửa chữa tại các xí nghiệp, trong khi đó số lượng máy theo từng chủng loại thì lại ít. Các tổ sản xuất được phân chia tổ chức chủ yếu theo phương diện hành chính đơn thuần mà không theo hướng chuyên môn hóa sửa chữa. Qui mô của xí nghiệp sửa chữa vạn năng thường là bé, hình thức sửa chữa đơn chiếc năng suất và chất lượng sửa chữa bị hạn chế. * Xí nghiệp sửa chữa chuyên môn hóa Tại các nước công nghiệp tiên tiến, nhiều xí nghiệp sửa chữa được xây dựng theo hình thức chuyên môn hóa. Có 2 loại xí nghiệp sửa chữa chuyên môn hóa. • Chuyên môn hóa theo chủng loại máy: là những xí nghiệp chỉ nhận sửa chữa một vài loại máy nhất định với số lượng từng chủng loại rất lớn. Ví dụ: xí nghiệp sửa chữa máy xúc, xí nghiệp sửa chữa cần trục v.v… • Chuyên môn hóa theo công nghệ sửa chữa là: Những xí nghiệp chỉ nhận sửa chữa theo những công nghệ nhất định. Ví dụ như: xí nghiệp sửa chữa bằng phương pháp hàn, xí nghiệp sửa chữa bằng phương pháp mạ v.v… Trong thực tế, chuyên môn hóa theo hình thức thứ nhất được áp dụng phổ biến hơn. 5.1.2. Một vài thông số của xí nghiệp sửa chữa Khi xây dựng một xí nghiệp nói chung và xí nghiệp sửa chữa nói riêng bao giờ người ta cũng phải xác định một số thông số cơ bản của xí nghiệp, các thông số này được coi là hợp lý nếu chúng được xác định dựa trên cơ sở phù hợp về kinh tế và kỹ thuật. Kết quả của thực tế đã khẳng định rằng cùng với việc tăng qui mô của xí nghiệp sửa chữa đến một giá trị nào đó hợp lý, năng suất lao động sẽ tăng, chất lượng sản phẩm sẽ tăng và dẫn tới chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ giảm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đơn vị khi xây dựng một xí nghiệp lớn sẽ ít hơn khi xây dựng một xí nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó phần cố định của các chi phí phụ tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm (khấu hao, chiếu sáng, làm mát, chi phí cho cán bộ quản lý v.v…). Tuy vậy, khi tăng qui mô của xí nghiệp sẽ phát sinh một số chi phí bổ sung cho việc vận tải và xếp dỡ sản phẩm, bởi vì lúc này phạm vi phục vụ của xí nghiệp sẽ tăng rộng ra. Do vậy qui mô của một xí nghiệp sửa chữa được coi là hợp lý nếu khi tăng chi phí xây dựng cơ bản và chi phí vận chuyển thì tổng chi phí sửa chữa vẫn là ít nhất. 190 http://www.ebook.edu.vn
  3. No = R 2 Ms (5.1) tb Trong đó: No- Qui mô hợp lý của xí nghiệp sửa chữa, chiếc; Rtb- Bán kính vận tải trung bình sản phẩm sửa chữa, km; Ms- Mật độ xe - máy sửa chữa tại vùng lãnh thổ, chiếc/km2. Gη p R tb = 10 (5.2) Mo Trong đó: ηp- Hệ số kể đến các chi phí phụ bổ sung; G- Giá thành sửa chữa của loại máy cho trước tính cho 1 tấn trọng lượng của nó, đ/T. Mo- Giá trị định mức tiêu chuẩn của mật độ xe-máy sửa chữa, chiếc/km2. C G= (5.3) Q Trong đó: C- Chi phí sửa chữa của 1 đơn vị sản phẩm, đồng; Q- Trọng lượng của sản phẩm sửa chữa, tấn. Hệ số ηp được tính theo tỷ lệ phần trăm so với các chi phí phụ và thường có giá trị bằng 2 ữ 2,2. Mật độ xe - máy sửa chữa. 7K M Ms = (5.4) F Trong đó: KM- Số lượng tính toán của một loại máy cho trước cần sửa chữa; F- Diện tích vùng lãnh thổ phân bố các xe máy sửa chữa, km2; 7- Hằng số đặc trưng cho diện tích của vòng tròn lãnh thổ có bán kính vận chuyển Rtb = 1km. 5.2. Nội dung và các giai đoạn thiết kế Việc thiết kế mới hoặc thiết kế cải tạo các xí nghiệp sửa chữa đều phải được tiến hành theo qui định về một bản đề án đối với công trình xây dựng công nghiệp. Vào đầu giai đoạn thiết kế cần phải lập luận chứng kinh tế kỹ thuật về sự cần thiết của công trình thiết kế và xây dựng, đặt cơ sở và lựa chọn các thông số quan trọng nhất của xí nghiệp, các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật sẽ đạt được và hiệu quả của vốn đầu tư cơ bản. Tất cả những tính toán này được coi là cơ sở để chuẩn bị số liệu cho thiết kế. 191 http://www.ebook.edu.vn
  4. Việc thiết kế được tiến hành theo các giai đoạn sau: - Số liệu thiết kế - Thiết kế sơ bộ - Thiết kế kỹ thuật - Bản vẽ thi công a) Số liệu thiết kế Số liệu thiết kế là một hồ sơ do bên đặt thiết kế thiết lập. Trong bản giao số liệu thiết kế cần phải được thể hiện đầy đủ các mục sau đây: 1. Tên gọi của xí nghiệp. 2. Cơ sở để thiết kế xí nghiệp. 3. Vùng, địa điểm và diện tích xây dựng. 4. Các loại sản phẩm sửa chữa và công suất sửa chữa. 5. Chế độ làm việc của xí nghiệp. 6. Hướng dự kiến chuyên môn hóa của xí nghiệp. 7. Các điều kiện để làm sạch và thải nước bẩn. 8. Các quá trình công nghệ cơ bản và thiết bị. 9. Thời gian dự kiến xây dựng. 10. Mức đầu tư cơ bản dự kiến và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính cần đạt được khi thiết kế. 11. Tên gọi của cơ quan thiết kế. 12. Tên gọi của cơ quan xây dựng. Bản giao số liệu thiết kế phải do cấp có thẩm quyền ký duyệt. Tất cả những thay đổi trong đó (nếu có) muốn được thực thi phải được sự đồng ý của cấp ký duyệt. Bản thiết kế phải thể hiện đầy đủ các nội dung có liên quan tới việc xây dựng mới hay cải tạo xí nghiệp và bao gồm các phần sau đây: Phần công nghệ, phần xây dựng kiến trúc, vệ sinh công nghiệp, năng lượng, dự toán tài chính và phần kinh tế, trong đó công nghệ là một trong những phần chính của bản thiết kế. b) Thiết kế sơ bộ: Khi thiết kế sơ bộ người ta xác định khả năng kỹ thuật và tính hợp lý về kinh tế của việc xây dựng xí nghiệp tại khu vực đã định. ở giai đoạn này phải xác định việc lựa chọn mặt bằng xây dựng, nguồn cấp nước, chất đốt, điện năng, xác định giá thành xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Phần công nghệ của bản thiết kế sơ bộ phải giải quyết các phần sau đây: 1) Xác định các số liệu ban đầu để thiết kế (nhiệm vụ thiết kế, các bản thiết kế định hình, các số liệu của các xí nghiệp tiên tiến, các tài liệu đã được tiêu chuẩn hóa). 2) Nghiên cứu nguyên tắc chung về tổ chức xản xuất (sơ đồ công nghệ sửa chữa máy và tổng thành, mối liên quan tương hỗ giữa các phân xưởng và tổ sản xuất). 3) Xác định thành phần xí nghiệp sửa chữa (lập bảng thống kê các phân xưởng, các tổ sản 192 http://www.ebook.edu.vn
  5. xuất và các kho bãi). 4) Xác định chế độ làm việc và quĩ thời gian của công nhân, của thiết bị cho từng phân xưởng và tổ sản xuất. 5) Xác định kế hoạch sản xuất và khối lượng công việc hàng năm. 6) Xác định sơ bộ số lượng công nhân và diện tích của xí nghiệp. 7) Lập tổng đồ mặt bằng và sơ bộ bố trị mặt bằng nhà sản xuất, các phân xưởng và các bộ phận phục vụ. 8) Xác định sơ bộ giá thành xí nghiệp và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính. c) Thiết kế kỹ thuật Khi thiết kế ba giai đoạn, dựa trên cơ sở thiết kế sơ bộ đã được thông qua sẽ tiến hành thiết kế kỹ thuật. Bản thiết kế kỹ thuật được thực hiện cho các phân xưởng, các tổ sản xuất tham gia quá trình sửa chữa nhưng phải làm chính xác thêm những số liệu đã tính toán khi thiết kế sơ bộ. Trong khi thiết kế kỹ thuật phải lập mặt bằng bố trí thiết bị cùng với bản thống kê mua sắm, lắp đặt các thiết bị tiêu chuẩn, chế tạo và lắp ráp thiết bị phi tiêu chuẩn, tính toán diện tích phân xưởng. Bố trí mặt bằng ở giai đoạn thiết kế sơ bộ theo tỷ lệ 1: 200 còn trong thiết kế kỹ thuật là 1: 100. Trong thiết kế kỹ thuật cần phải xác định những kỹ thuật cơ bản và kinh phí xây dựng. Bản thiết kế kỹ thuật phải được các cơ quan cấp trên phê chuẩn. Khi thiết kế ba giai đoạn thì việc cấp kinh phí được dựa theo bản thiết kế kỹ thuật. d) Bản vẽ thi công Các bản vẽ thi công là tài liệu để tiến hành thi công xây lắp. Các bản vẽ thi công thể hiện ở dạng mặt bằng lắp ráp theo tỷ lệ 1: 100 trong đó cần trình bày vị trí các thiết bị sản xuất, vận chuyển, năng lượng và các thiết bị khác. Trên mặt bằng lắp đặt công nghệ cần thể hiện sự liên quan tương hỗ của các thiết bị phù hợp với qui trình công nghệ sửa chữa. Ngoài mặt bằng lắp ráp, đối với các bộ phận, khu vực hay cụm đặc biệt phải có mặt cắt, nhất là khi cần ràng buộc không gian theo chiều cao của thiết bị và hệ thống đường ngầm. Ngoài ra cần phải có các bản vẽ chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, các đồ gá và dụng cụ phụ trợ. 5.3. THIẾT KẾ SƠ BỘ Phần công nghệ của bản thiết kế sơ bộ cần tiến hành theo trình tự sau: 1. Xác định nhiệm vụ và thành phần xí nghiệp. 2. Xác định chế độ làm việc và quĩ thời gian của xí nghiệp. 3. Xác định kế hoạch sản xuất hàng năm và định mức sửa chữa máy, sửa chữa tổng thành. 4. Xác định khối lượng công việc hàng năm. 5. Xác định số lượng công nhân, chỗ làm việc và thiết bị. 6. Lựa chọn cơ cấu tổ chức và bản thống kê cán bộ công nhân viên trong biên chế. 193 http://www.ebook.edu.vn
  6. 7. Tính toán diện tích. 8. Lập các phương án bố trí mặt bằng sản xuất và tổng đồ mặt bằng. 9. Tính toán sơ bộ kinh phí xây dựng và thiết kế. 10. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. 5.3.1. Nhiệm vụ và thành phần xí nghiệp các xí nghiệp sửa chữa có nhiệm vụ sửa chữa lớn xe máy hoàn chỉnh, sửa chữa tổng thành, phục hồi hoặc chế tạo phụ tùng thay thế. Số lượng các phân xưởng của xí nghiệp sửa chữa được xác định theo đặc tính công việc và khối lượng sản xuất. Sau đây là thí dụ về thành phần của một xí nghiệp sửa chữa máy xây dựng. I. Phân xưởng tháo rửa gồm các bộ phận: 1. Rửa ngoài; 2. Tháo máy và tổng thành; 3. Tẩy rửa; 4. Kiểm tra phân loại II. Phân xưởng lắp ráp gồm các bộ phận: 1. Ghép bộ và sửa nguội; 2. Lắp máy và tổng thành; 3. Sửa chữa thiết bị điện, thiết bị thủy lực; 4. Sửa chữa khung bệ; 5. Lắp lốp. III. Phân xưởng động cơ gồm các bộ phận: 1. Sửa chữa và lắp ráp động cơ; 2. Tổ bơm cao áp; 3. Trạm thử động cơ. IV. Phân xưởng ca bin gồm các bộ phận: 1. Sửa chữa ca bin (gò); 2. Đồ đồng, két nước; 3. Mộc; 4. Đệm; 5. Sơn. V. Phân xưởng chế tạo và phục hồi gồm các bộ phận: 1. Cơ khí; 2. Rèn; 3. Đúc; 4. Nhiệt luyện; 5. Hàn và phun đắp; 6. Mạ điện. VI. Các phân xưởng phụ: 1. Phân xưởng cơ điện (ban cơ điện) gồm các tổ: sửa chữa cơ khí, điện, xây dựng và trạm khí nén. 2. Phân xưởng dụng cụ gồm các tổ: nguội - cơ khí, mài, kho phân phát dụng cụ. VII. Kho bãi: 1. Kho phụ tùng; 2. Kho chi tiết chờ sửa chữa; 3. Kho ghép bộ; 4. Kho kim loại; 5. Kho phế phẩm; 6. Kho xăng, dầu, mỡ; 7. Kho gỗ; 8. Kho vật liệu; 9. Kho (bãi) để máy và tổng thành chờ sửa chữa; 10. Kho (bãi) để máy và tổng thành đã sửa chữa; 11. Bãi để than. 5.3.2. Chế độ làm việc và quĩ thời gian Chế độ làm việc của nhà máy sửa chữa được xác định bằng số ngày làm việc trong một tuần, số lượng ca kíp trong một ngày, thời gian làm việc trong một ca. ở các xí nghiệp sửa chữa hầu hết các phân xưởng đều tổ chức làm việc một ca, đôi khi có các phân xưởng làm việc hai ca để tận dụng thiết bị máy móc hay theo yêu cầu của qui trình công nghệ như phân xưởng cơ khí, tổ đúc, mạ v.v… Số ngày làm việc hàng năm là số ngày trong một năm trừ các ngày chủ nhật, và nghỉ lễ, tết. Quỹ thời gian chia thành quỹ danh nghĩa và quỹ thực tế. 194 http://www.ebook.edu.vn
  7. Quỹ thời gian danh nghĩa là tổng số giờ làm việc tính theo số ngày làm việc hàng năm. Quỹ thời gian thực tế là thời gian làm việc thực tế của công nhân trừ số ngày nghỉ phép năm và nghỉ việc vì những lý do chính đáng. Số lượng công nhân thực tế tính theo quỹ thời gian danh nghĩa còn dựa vào quỹ thời gian thực tế để tính số lượng công nhân danh nghĩa. Quỹ thời gian danh nghĩa của công nhân tính theo công thức: Tdn = [365 - (52 +8)]tc, giờ (5.5) Trong đó: Tdn- Quỹ thời gian danh nghĩa; 365- Số ngày trong một năm; 52- Số ngày chủ nhật trong năm; 8- Số ngày nghỉ lễ tết (Tết dương lịch 1; Ngày giải phóng Sài Gòn và Quốc tế lao động 1; Nghỉ Quốc khánh 1; Tết nguyên đán 4). tc- Thời gian làm việc trong một ca, giờ. Quỹ thời gian thực tế của công nhân: Ttt = [365 - (52 + 8 + 10)]tcβ , giờ (5.6) Trong đó: Ttt- Quỹ thời gian thực tế; 10- Số ngày nghỉ phép năm; β- Hệ số kể đến sự vắng mặt của công nhân vì những lý do chính đáng (nghỉ ốm, hội họp, học tập, nghỉ đẻ,…). Qũy thời gian của một vị trí làm việc: Ttr = [365 - (52 + 8)]tc.m.y (5.7) Trong đó: Ttr- Quỹ thời gian của một vị trí làm việc; m- Số công nhân cùng làm việc tại một vị trí làm việc; y- Số ca làm việc trong ngày. Quỹ thời gian làm việc thực tế hàng năm của thiết bị Ttb = [365 - (52 + 8)]tcηoy , giờ (5.8) Trong đó: Ttb- Quỹ thời gian thực tế của thiết bị; ηo- Hệ số sử dụng thiết bị theo thời gian (ηo = 0,85 ữ 0,95); y- Số ca làm việc trong ngày. 5.3.3. Kế hoạch sản xuất hàng năm và các hệ số quy đổi Kế hoạch sản xuất hàng năm của xí nghiệp sửa chữa (sản lượng hàng năm) có thể biểu thị bằng tiền hay bằng số lượng máy và tổng thành đã sửa chữa. Nếu xí nghiệp nhận sửa chữa máy 195 http://www.ebook.edu.vn
  8. có cùng chủng loại, thì sản lượng được xác định bằng tổng số lượng máy đã sửa chữa được trong năm. Khi sửa chữa nhiều loại máy có mã hiệu khác nhau, để dễ dàng tính toán có thể quy về một loại máy đặc trưng cho nhà máy sửa chữa. Khi đó kế hoạch sản xuất hàng năm đã quy đổi của xí nghiệp sẽ là: T1 T T N qñ = N o + N1 + 2 N 2 + ... + n N n (5.9) To To To Trong đó: Nqđ- Kế hoạch sản xuất qui đổi về một loại máy chính (máy tiêu chuẩn); No- Số lượng máy tiêu chuẩn; To- Định mức giờ - công sửa chữa lớn một máy tiêu chuẩn; T1, T2,…, Tn- Đinh mức giờ - công sửa chữa loại máy thứ hai, thứ ba,… thứ n; N1, N2,…, Nn- Số lượng máy sửa chữa loại thứ hai, thứ ba,… thứ n; ⎛T ⎞ Tn - Hệ số qui đổi về loại máy tiêu chuẩn theo định mức sửa chữa lớn ⎜ n = K qñ ⎟ . ⎜T ⎟ To ⎝o ⎠ Hệ số qui đổi máy kéo C-100 loại máy tiêu chuẩn được liệt kê như sau: Máy xúc 0,15m3 trên máy kéo "Belarus" E-153......................................................0,94 Máy xúc 0,25 ữ 0,35m3 bánh lốp E-302; E-252 ......................................................1,47 Máy xúc bánh xích 0,5 ữ 0,65 m3 E-505; E-652 .....................................................2,27 Máy xúc bánh xích 0,1 ữ 1,25m3 E-1004; E-1252 ..................................................3,60 Cần trục ôtô 3 ữ 4 T, K-32, AK-32 .........................................................................1,20 Cần trục ôtô 5 ữ 7 T, K-51, K-61 ............................................................................1,60 Máy kéo MTZ "Belarus" .........................................................................................0,54 Máy kéo DT-54A, DT-55A .....................................................................................0,64 Máy cạp 2,5m3 (không kể máy kéo)........................................................................0,12 Máy cạp 4,2m3 (không kể máy kéo)........................................................................0,17 Máy ủi D-159, D-444 (không kể máy kéo DT-54A)...............................................0,14 Máy ủi D-157; D-259, D-271 (không kể máy kéo C-100) ......................................0,15 Máy san D-265, D-446, D-465..................................................................................0,8 Xe lu 5 ữ 6, D-211, D-260; D-469 ..........................................................................0,48 Xe lu 10 ữ 14T, D-399, D-400 ................................................................................0,56 Động cơ KDM-100..................................................................................................0,23 Động cơ 6KDM-50..................................................................................................0,27 Động cơ 2D6 ...........................................................................................................0,32 Động cơ òMZ-M206 ...............................................................................................0,24 196 http://www.ebook.edu.vn
  9. Động cơ òMZ-M204 ...............................................................................................0,18 Động cơ D-54 ..........................................................................................................0,14 Động cơ ZIL-120.....................................................................................................0,13 Khi sửa chữa loại máy mới chưa có định mức sửa chữa thì có thể dựa vào loại máy tương tự, hoặc dựa theo trọng lượng để xác định hệ số quy đổi. G1 K qñ = μ . 3 (5.10) G2 Trong đó: Kqđ- Hệ số quy đổi về loại máy đã biết định mức sửa chữa; μ- Hệ số hiệu chỉnh; G1- Trọng lượng loại máy mới, Tấn; G2- Trọng lượng máy đã có định mức, Tấn (phụ lục 2). Hệ số hiệu chỉnh lấy trong khoảng từ 0,95 ÷ 1,05 (lấy giá trị nhỏ hơn nếu G1 > G2). 5.3.4. Xác định khối lượng công việc hàng năm Muốn xác định khối lượng công việc hàng năm cần phải biết kế hoạch sản xuất năm của xí nghiệp và các định mức sửa chữa từng loại xe máy. Các định mức này phải dựa vào các xí nghiệp sửa chữa tiên tiến đang hoạt động có công suất tương tự, ngoài ra phải chú ý tới mức độ cơ giới hoá của từng bộ phận sản xuất. Khi thiết kế đồ án môn học hay đồ án tốt nghiệp có thể sử dụng các định mức do nhà nước qui định. Ngoài ra, định mức sửa chữa còn phụ thuộc vào công suất của xí nghiệp thiết kế, phương pháp và hình thức tổ chức sản xuất, mức độ cơ giới hóa. Vì vậy định mức giờ công sửa chữa lớn xe máy tính theo công thức: Km T = To , giờ - công (5.11) Kn Trong đó: T- Định mức giờ - công sửa chữa xe máy cho xí nghiệp thiết kế; To- Định mức giờ - công sửa chữa xe máy tiêu chuẩn theo qui định của nhà nước (To = 1200 giờ - công); Kn- Hệ số năng suất (Kn ≈ 1,25); Km- Hệ số hiệu chỉnh định mức phụ thuộc vào công suất sửa chữa/năm. Công suất/năm Giá trị KM 100 1,56 250 1,00 500 0,90 750 0,85 197 http://www.ebook.edu.vn
  10. 1000 0,80 Khi đã biết kế hoạch sản xuất hàng năm và định mức sửa chữa lớn một xe máy, có thể xác định khối lượng công việc hàng năm: Tn = ToNqđ (5.12) Trong đó: Tn- Khối lượng công việc hàng năm, giờ - công; Nqđ- Số lượng xe máy sửa chữa hàng năm đã qui đổi. Bảng phân bố định mức sửa chữa cho một đơn vị sản phẩm theo tỷ lệ % được trình bày ở bảng 5.1. 198 http://www.ebook.edu.vn
  11. Bảng 5.1 Phân bố sơ bộ định mức sửa chữa theo dạng công việc, % Phân xưởng động Phân xưởng tháo rửa và lắp ráp Phân xưởng chế tạo phục hồi cơ Lắp Sửa Tên máy Tổng Tháo Tẩy Kiểm Đồ Điện Trạm Sửa ráp Lắp và và tổng thành cộng Rửa máy rửa tra Ghép Lắp đồng và thử Cơ Nhiệt Phun cụm Gò Mộc Đệm Sơn lắp Rèn Hàn Mạ chữa ráp và chi phân két nhiên động ngoài bộ lốp khí luyện đắp khung tổng máy động cụm tiết loại nước liệu cơ thành cơ Máy kéo C-100 0,5 8,2 1,0 2,0 2,1 2,6 4,9 19,6 - 5,0 3,9 0,6 0,6 1,3 11,2 3,6 1,2 22,5 2,3 1,4 4,0 0,3 1,2 100 Máy kéo D-54A, 0,5 9,0 1,5 2,0 2,5 2,2 4,0 21,0 - 4,5 4,0 0,6 0,8 1,3 12,4 4,5 1,4 19,0 2,0 1,3 4,2 0,3 0,9 100 DT-55A Máy xúc bánh lốp 0,2 8,2 1,1 1,4 1,9 2,5 4,7 36,5 0,9 2,6 1,1 0,7 0,4 1,2 4,1 3,0 0,4 22,6 2,5 0,7 3,0 0,1 0,2 100 Máy xúc bánh xích 0,2 8,0 1,2 1,6 1,9 2,4 4,6 37,0 - 2,5 1,1 0,5 0,3 1,1 4,5 2,9 0,5 21,5 2,5 0,9 4,5 0,1 0,2 100 Máy san tự hành 0,5 10,0 1,8 2,4 2,7 2,6 4,8 24,5 1,5 5,2 2,9 0,5 0,9 1,6 9,8 3,1 1,1 17,0 2,6 0,9 2,8 0,3 0,5 100 Cần trục ôtô 0,4 8,8 1,7 2,5 3,0 2,8 5,2 20,0 0,9 5,2 1,9 1,2 0,8 1,5 6,8 3,0 1,0 24,7 3,0 0,7 4,5 0,2 0,2 100 Xe lu 0,4 10,0 1,5 2,0 3,0 1,3 2,5 21,0 - 2,5 3,0 0,2 0,4 0,9 12,5 4,0 8,9 25,0 3,7 0,9 3,8 0,2 0,3 100 Máy cạp 0,5 9,0 2,5 1,0 3,0 6,2 4,8 37,0 2,6 - - - - 0,7 - - - 6,0 12,0 0,7 13 - - 100 (không máy kéo) Máy ủi 0,3 10,5 2,8 1,5 5,5 6,0 4,0 29,0 - - - - - 0,6 - - - 6,0 16,3 0,5 17,0 - - 100 (không máy kéo) Động cơ KDM- 0,7 7,3 0,9 2,6 2,4 - - - - - 2,7 - - 0,5 46,0 11,7 5,1 13,1 0,7 1,9 3,0 0,2 1,2 100 100 http://www.ebook.edu.vn 199
  12. Động cơ D-54 0,5 7,2 1,0 2,4 2,1 - - - - - 2,5 - - 0,5 46,1 13,5 4,5 14,0 0,5 1,7 2,5 0,2 0,8 100 http://www.ebook.edu.vn 200
  13. 5.3.5. Tính số lượng công nhân và thiết bị Trong bước thiết kế này trước tiên cần xác định sơ bộ số lượng công nhân của từng phân xưởng và tổ sản xuất, sau đó tính số lượng thiết bị cần thiết theo quy trình công nghệ sửa chữa. Các dụng cụ và đồ gá dùng cho sản xuất sẽ không tính mà chọn theo yêu cầu công nghệ. Số lượng công nhân của phân xưởng, bộ phận: tN m= (5.14) Ttt Trong đó: m- Số lượng công nhân sản xuất của phân xưởng; t- Định mức sửa chữa của phân xưởng cho một đơn vị sản phẩm, giờ-công (tính theo tỷ lệ % theo bảng 5.1). N- Kế hoạch sản xuất của phân xưởng, chiếc (số lượng máy sửa chữa của phân xưởng); Ttt- Quỹ thời gian thực tế của công nhân, giờ. Số lượng vị trí làm việc tN X tr = (5.15) Tdn m y Trong đó: Xtr- Số lượng vị trí làm việc; t- Định mức giờ công thực hiện tại một vị trí làm việc cho một đơn vị sản phẩm; N- Kế hoạch sản xuất của phân xưởng; Tdn- Quỹ thời gian danh nghĩa của công nhân; m- Số công nhân cùng làm việc tại một vị trí; y- Số ca làm việc trong 1 ngày. Số lượng thiết bị trong phân xưởng: tN Xo = (5.16) Ttb Trong đó: Ttb- Quỹ thời gian làm việc thực tế của thiết bị, giờ. Để tự phục vụ cho chính nhà máy, khối lượng công việc hàng năm của các bộ phận rèn, nhiệt luyện, mạ, hàn phải lấy tăng lên: Khi ấy khối lượng công việc hàng năm Tn của các bộ phận này gồm: Tn = tN (1+α) (5.17) 201 http://www.ebook.edu.vn
  14. Trong đó: α- Hệ số tự phục vụ (α ≈ 0,10). Số lượng công nhân của phân xưởng dụng cụ sơ bộ lấy bằng 25%, còn của ban cơ điện lấy bằng 17% so với số công nhân của phân xưởng cơ khí. Trong đó số thợ điện của ban cơ điện được lấy theo định mức: 1 thợ điện phục vụ cho 100kW công suất thiết bị; công nhân xây dựng lấy theo định mức: 1 công nhân xây dựng phục vụ sửa chữa cho khoảng 1100m2 xây dựng của nhà máy. Danh sách công nhân của xí nghiệp gồm công nhân trực tiếp sản xuất của các phân xưởng và công nhân gián tiếp (công nhân kiểm tra sản phẩm KCS, vận chuyển, coi kho và các dịch vụ khác). Số lượng công nhân gián tiếp lấy bằng 10 ữ 18% so với tổng số lượng công nhân trực tiếp sản xuất của các phân xưởng (Σm). Số cán bộ kỹ thuật lấy bằng (13 ÷ 15%)Σm. Số lượng nhân viên các phòng ban nghiệp vụ lấy bằng (14 ữ 20%)Σm. Một phần ba trong số này làm việc trực tiếp tại các phân xưởng, số còn lại làm việc ở các phòng ban. Số nhân viên phục vụ lấy bằng (2 ữ 3%)Σm. Số người gác cổng bảo vệ lấy theo số lượng trạm gác 3 ca liên tục. Danh sách cán bộ công nhân viên xí nghiệp sẽ gồm các thành phần kể trên. 5.3.6. Diện tích sản xuất, kho bãi và khu vực hành chính sinh hoạt Diện tích sản xuất được tính dựa theo định mức cho một công nhân ở ca đông nhất: F = fcm (3.18) Trong đó: F- Diện tích phân xưởng (bộ phận), m2; fc- Định mức diện tích cho một công nhân, m2; m- Số lượng công nhân ở ca đông nhất. Định mức diện tích cho một công nhân sản xuất, m2. Bộ phận rửa ngoài........................................................................................ 30 ữ 35 Bộ phận tháo máy........................................................................................ 20 ữ 30 Bộ phận tẩy rửa.....................................................................................................25 Bộ phận kiểm tra phân loại.......................................................................... 15 ữ 17 Bộ phận ghép bộ và sửa nguội..................................................................... 15 ữ 18 Bộ phận lắp lốp.....................................................................................................20 Bộ phận sửa và lắp động cơ......................................................................... 13 ữ 15 202 http://www.ebook.edu.vn
  15. Trạm thử động cơ ........................................................................................ 25 ÷ 30 Bộ phận sửa chữa hệ thống nhiên liệu và thiết bị điện................................ 10 ÷ 12 Bộ phận khung bệ .................................................................................................20 Bộ phận gò.................................................................................................... 10 ÷12 Bộ phận sửa chữa cabin................................................................................ 12 ÷15 Tổ đệm..................................................................................................................10 Tổ mộc......................................................................................................... 20 ÷ 25 Bộ phận lắp ráp máy và tổng thành ............................................................. 25 ÷ 30 Tổ sơn .......................................................................................................... 40 ÷ 50 Tổ cơ khí...................................................................................................... 10 ÷ 12 Tổ rèn........................................................................................................... 24 ÷ 26 Tổ nhiệt luyện.............................................................................................. 24 ÷ 26 Bộ phận hàn và hàn đắp............................................................................... 15 ÷ 20 Bộ phận phun kim loại................................................................................. 23 ÷ 25 Tổ mạ........................................................................................................... 30 ÷ 45 Bàn dụng cụ................................................................................................. 10 ÷ 12 Bàn cơ điện.................................................................................................... 9 ÷ 12 Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, diện tích kho bãi lấy bằng 25% diện tích sản xuất. Diện tích này được phân chia theo % như sau: 1. Kho phụ tùng ....................................................................................................20 2. Kho chi tiết chờ sửa chữa ...................................................................................7 3. Kho ghép bộ .....................................................................................................10 4, Kho kim loại .......................................................................................................5 5. Kho phế phẩm.....................................................................................................2 6. Kho xăng dầu mỡ ...............................................................................................3 7. Kho gỗ ................................................................................................................8 8. Kho vật liệu ......................................................................................................17 9. Kho dụng cụ .......................................................................................................4 10. Kho tổng thành chờ sửa chữa .........................................................................15 11. Kho tổng thành đã sửa chữa .............................................................................6 Diện tích khu vực hành chính sinh hoạt: 203 http://www.ebook.edu.vn
  16. 1. Buồng tắm: 1 buồng cho 20 người, diện tích một buồng 2 ÷ 2,5m2. 2. Nhà vệ sinh: một buồng cho 15 ữ 20 người, diện tích một buồng 2,5 ÷ 3m2. 3. Diện tích các phòng làm việc của bộ phận hành chính lấy bằng 5m2 cho một đầu người. Ngoài ra nếu bố trí hội trường, nhà ăn… sẽ được tính toán riêng. 5.3.7. Bố trí mặt bằng sản xuất và tổng đồ mặt bằng của xí nghiệp sửa chữa Khi thiết kế xí nghiệp sửa chữa không những phải chú ý đến mối liên quan về mặt công nghệ mà còn phải tuân theo các định mức tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh công nghiệp và an toàn phòng chống cháy. Bố trí công nghệ của nhà sản xuất được tiến hành như sau: 1. Trên khu vực đã định vạch ra sơ đồ dây chuyền sản xuất. 2. Lấy tăng từ 10 ữ 15% diện tích nhà sản xuất (gồm tổng diện tích các phân xưởng và các bộ phận) cho đường đi trong phân xưởng. 3. Từ tổng diện tích sản xuất người ta xác định kích thước bao của nhà, cân nhắc hình dạng khu vực, bước cột và chiều dài dây chuyền tháo và lắp máy. 4. Xác định kích thước bao của nhà sản xuất chính, sau đó bố trí các phân xưởng theo trình tự công nghệ sửa chữa, không để tạo ra vận chuyển thừa. Tất cả các phân xưởng nóng bố trí thành một nhóm riêng tại các gian ngoài cùng nhưng phải được ngăn bằng tường chịu lửa với các phân xưởng khác, hoặc bố trí tách ra một khu vực riêng biệt. Trạm thử động cơ bố trí ở một trong những gian ngoài gần phân xưởng lắp ráp và cạnh bộ phận sửa chữa, lắp ráp động cơ. Bộ phận ghép bộ và sửa nguội bố trí trực tiếp tại khu vực lắp ráp và gần các kho phụ tùng, vật liệu. Kho chi tiết chờ sửa chữa phải bố trí cạnh bộ phận kiểm tra phân loại và gần phân xưởng phục hồi. Trong thực tế việc thiết kế xí nghiệp sửa chữa tuỳ theo đường vận chuyển của khung bệ máy mà có thể áp dụng các phương án sơ đồ quá trình công nghệ sau đây: 1. Bố trí theo tuyến thẳng. 2. Bố trí theo chữ L. 3. Bố trí theo chữ "Môn" Π. 4. Phương pháp lắp ráp tại chỗ. Các sơ đồ nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất được trình bày ở các hình 5.1; 5.2. 204 http://www.ebook.edu.vn
  17. Hình 5.1. Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất theo tuyến thẳng 1- Khu vệ sinh; 2- Kho phụ tùng vật liệu; 3- Bộ phận nhiên liệu và điện; 4- Bộ phận sửa chữa và lắp ráp động cơ; 5- Trạm thử động cơ; 6- Bộ phận tháo và tẩy rửa; 7- Bộ phận kiểm tra phân loại; 8- Bộ phận ghép bộ và kho của nó; 9- Bộ phận sửa chữa khung; 10- Bộ phận sửa và lắp tổng thành; 11- Khu vực hiệu chỉnh; 12- Bộ phận lắp máy; 13- Bộ phận cơ khí; 14- Khu vực sửa chữa thiết bị công tác; 15- Bộ phận gò; 16- Bộ phận sửa chữa cabin; 17- Tổ mạ; 18- Tổ nhiệt luyện; 19- Tổ rèn; 20- Tổ hàn đắp; 21- Bộ phận sửa két nước; 22- Kho chi tiết chờ sửa chữa; 23- Trạm khí nén; 24- Kho phát dụng cụ; 25- Ban dụng cụ; 26- Ban cơ điện; 27- Tổ mộc; 28- Tổ sơn. Công việc bố trí các phân xưởng và bộ phận sản xuất là công tác quan trọng và mất nhiều công sức. Tiến hành bố trí mặt bằng sản xuất phải theo các nguyên tắc cơ bản sau đây: 1. Các phân xưởng, bộ phận sản xuất có thể bố trí chung vào một nhà sản xuất. Nhà sản xuất của xí nghiệp sửa chữa thường xây thành nhiều nhịp, nhiều gian và một tầng. 2. Phải đảm bảo tính độc tuyến của quá trình công nghệ, không có tuyến vận chuyển cắt nhau. 3. Đường vận chuyển các chi tiết khung bệ nặng và tổng thành phải ngắn nhất. 4. Giữa các bộ phận và khu vực sản xuất không nên dựng tường vách ngăn nếu điều kiện công nghệ, yêu cầu an toàn phòng chống cháy không bắt buộc. 5. Trong nhà sản xuất nên bố trí các lối đi vuông góc với nhau, các lối đi nên thông suốt và một vài lối đi ấy bố trí đối diện với cửa ra vào của nhà. Mặt bằng tổng thể của xí nghiệp Khi lập mặt bằng tổng thể của xí nghiệp sửa chữa trước hết phải cơ bản thống kê toàn bộ nhà cửa công trình kho bãi sẽ bố trí trên khu vực xí nghiệp. Trên đó, ngoài các nhà sản xuất còn bố trí nhà hành chính, trạm biến thế, tháp nước, trạm bơm, nhà ăn… 205 http://www.ebook.edu.vn
  18. Hình 5.2. Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất theo chữ L 1- Tổ mạ; 2- Tổ nhiệt luyện; 3- Tổ rèn; 4- Tổ hàn và phun đắp; 5- Bộ phận đồ đồng - két nước; 6- Khu vệc sinh; 7- Bộ phận nhiên liệu và thiết bị điện; 8- Bộ phận sửa chữa và lắp ráp động cơ; 9- Trạm thử động cơ; 10- Bộ phận cơ khí; 11- Ban dụng cụ; 12- Ban cơ điện; 13- Bộ phận ghép bộ và kho của nó; 14- Bộ phận tổng thành; 15- Bộ phận sửa chữa khung; 16- Bộ phận lắp máy; 17- Bộ phận sửa chữa thiết bị công tắc; 18- Bộ phận sửa chữa cabin; 19- Bộ phận hiệu chỉnh; 20- Trạm khí nén; 21- Kho phân phát dụng cụ; 22- Kho phụ tùng vật tự; 23- Kho chi tiết chờ sửa chữa; 24- Bộ phận kiểm tra phân loại; 25- Bộ phận tháo rửa; 26- Tổ mộc và đệm; 27- Bộ phận gò; 28- Tổ sơn. Khi sắp xếp sơ đồ mặt bằng tổng thể cần lưu ý: 1. Bố trí các phân xưởng nóng và độc về cuối hướng gió. 2. Bố trí trục nhà theo hướng Đông - Tây. 3. Khu vực hành chính tách khỏi khu vực sản xuất và bố trí về phía cửa chính của xí nghiệp. 4. Khu vực sản xuất ở giữa khu đất. Khu hành chính, khu sản xuất phụ, kho bãi bố trí ở xung quanh. 5. Khu sản xuất cần bố trí phù hợp với dây chuyền sản xuất, đảm bảo vận chuyển nội bộ ngắn nhất và không cắt nhau. 6. Trong khu vực xí nghiệp cần trồng cây xanh đề điều hòa khí hậu. Các hàng cây to cách nhau 2 ữ 7m; hàng cây nhỏ cách nhau 1 ữ 2,5m, bãi trồng cỏ có diện tích ít nhất 2m2. Giữa các hàng cây và công trình xây dựng cần có một khoảng cách quy định (bảng 5.2). Bảng 5.2 Khoảng cách Công trình xây dựng Hàng cây to Hàng cây nhỏ Nhà sản xuất > 5m 2m Tường bao quanh 4m 2m Đường qua lại 1m 1,75m Công trình ngầm 2m 1m 206 http://www.ebook.edu.vn
  19. 7. Nhà và công trình sản xuất dễ gây ra hỏa hoạn phải bố trí tách biệt với các công trình khác. 8. Nhà vệ sinh công cộng phải bố trí gần lối đi chính của công nhân. 9. Khu vực xí nghiệp sửa chữa phải tiếp giáp với đường giao thông chung. Mặt bằng tổng thể thường thể hiện ở tỷ lệ 1 : 500 hay 1 : 200. Trên hình 5.3 trình bày một phương án bố trí mặt bằng tổng thể của một xí nghiệp sửa chữa. Hình 5.3. Mặt bằng tổng thể của một xí nghiệp sửa chữa 1- Kho xăng dầu mỡ; 2- Tháp nước; 3- Kho gỗ; 4- Kho phế phẩm; 5- Kho kim loại; 6- Lò hơi; 7- Ống khói lò hơi; 8- Bãi than; 9- Nhánh đường sắt; 10- Toa bốc dỡ; 11- Cầu dẫn; 12- Nhà để xe (gara); 13- Nhà sản xuất; 14- Bãi máy chờ sửa chữa; 15- Bãi máy chờ xuất xưởng; 16- Thường trực; 17- Khu vực hành chính; 18- Trạm nạp nhiên liệu; 19- Trạm biến thế. Hiệu quả sử dụng diện tích xí nghiệp được đánh giá bằng hệ số xây dựng Kx và hệ số sử dụng Ks. Fs Fx Kx = Ks = ; (5.19) FK FK (Kx = 0,25 ÷ 0,5; Ks = 0,5 ÷ 0,8) Trong đó: Fx- Diện tích xây dựng gồm diện tích nhà cửa công trình kể cả đường cần trục đi lại, mặt bằng bốc xếp, tháp nước, bể chứa, kho bãi có trang bị cần trục hoặc có mái che; Fs- Diện tích sử dụng gồm diện tích xây dựng và diện tích kho bãi lộ thiên, đường đi có rải bê tông; FK- Diện tích khu đất xây dựng xí nghiệp. Diện tích trồng cây, trồng cỏ không coi là diện tích sử dụng. Khi bố trí mặt bằng tổng thể 207 http://www.ebook.edu.vn
  20. phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy. 5.3.8. Tính toán sơ bộ vốn đầu tư xây dựng Vốn đầu tư xây dựng xí nghiệp gồm tiền vốn xây dựng nhà cửa công trình, tiền vốn mua sắm và lắp đặt thiết bị, tiền mua sắm tài sản và dụng cụ. Tiền vốn xây dựng nhà cửa công trình tính theo diện tích xây dựng và đơn giá theo từng loại nhà. Tiền mua sắm thiết bị và lắp đặt tính theo đơn giá hoặc xác định sơ bộ theo tỷ lệ % so với tiền vốn xây dựng cơ bản. Cũng tương tự, ta xác định tiền mua sắm dụng cụ đồ gá và các tài sản đắt tiền khác. ΣC = Cn + Cnα + Cnβ + Cnγ (5.20) Trong đó: ΣC- Tổng số vốn đầu tư xây dựng xí nghiệp; Cn- Tiền vốn xây dựng cơ bản; α- Hệ số tỷ lệ so với vốn xây dựng cơ bản biểu thị tiền mua sắm thiết bị và lắp đặt (α = 0,85 ữ 1,00); β- Hệ số tỷ lệ so với vốn xây dựng cơ bản biểu thị tiền mua sắm dụng cụ đồ gá (β = 0,06 ữ 0,12); γ- Hệ số tỷ lệ so với vốn xây dựng cơ bản biểu thị tiền mua sắm tài sản đắt tiền (γ = 0,04 ữ 0,06). 5.3.9. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của xí nghiệp sửa chữa gồm: 1. Sản lượng hàng năm. 2. Diện tích nhà máy, m2. 3. Diện tích xây dựng, m2. 4. Tỷ lệ sử dụng diện tích, %. 5. Tổng công suất của các thiết bị dùng điện, kW. 6. Tổng khối lượng công việc hàng năm, giờ - công. 7. Tổng diện tích có ích (gồm diện tích sản xuất, hành chính, kho, sinh hoạt), m2-. 8. Số lượng cán bộ, công nhân viên chức (gồm công nhân sửa chữa trực tiếp, công nhân phụ trợ, cán bộ kỹ thuật, nhân viên và cán bộ hành chính, nhân viên phục vụ). 9. Vốn sản xuất, triệu đồng. 10. Giá thành sản phẩm, nghìn đồng/chiếc. 11. Lợi nhuận. 5.4. THIẾT KẾ KỸ THUẬT 208 http://www.ebook.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2