intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Thực hiện mục tiêu giáo dục thẩm mỹ trong việc giảng dạy các bộ môn Nghệ thuật ở nhà trường phổ thông

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

102
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu trình bày về các nội dung: Nghiên cứu lý thuyết về mục tiêu giáo dục thẩm mỹ qua giảng dạy nghệ thuật, điều tra, miêu tả tình hình dạy và học các môn nghệ thuật ở nhà trƣờng phổ thông (chủ yếu ở bậc tiểu học); qua các hình thức điều tra - thống kê cơ bản, tọa đàm, tham quan, dự giờ để thực hiện những yêu cầu nội dung trên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Thực hiện mục tiêu giáo dục thẩm mỹ trong việc giảng dạy các bộ môn Nghệ thuật ở nhà trường phổ thông

THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC THẨM MỸ<br /> TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG<br /> Khảo sát chủ yếu ở bậc tiểu học tại địa bàn<br /> TP Hồ Chí Minh và 4 tỉnh, thành Đồng Nai,<br /> Bình Dƣơng, Lâm Đồng, Đà Nẵng<br /> <br /> TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br /> do Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh quản lý<br /> Chủ nhiệm đề tài: Tiến sĩ Lâm Vinh<br /> <br /> TP Hồ Chí Minh 1999 - 2000<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM<br /> ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br /> THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC THẨM MỸ<br /> TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC BÔ MÔN NGHỆ THUẬT<br /> Ở NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG<br /> Cơ quan chủ quản<br /> Loại đề tài<br /> Chủ nhiệm đề tài<br /> Thành viên cộng tác<br /> <br /> Cố vấn chuyên môn<br /> <br /> : Trƣờng Đại học Sƣ Phạm TP Hồ Chí Minh<br /> : Liên ngành khoa học cơ bản (mỹ học, nghệ thuật học) và khoa học<br /> giáo dục.<br /> : PTS Lâm Vinh - Bộ môn Mỹ học - Nghệ thuật học Khoa Ngữ văn,<br /> ĐHSP.TP.HCM.<br /> : Ông Võ Văn Nam<br /> Giảng viên khoa tâm lý - giáo dục ĐHSP - TP.HCM.<br /> Bà Nguyễn Hoa Mai<br /> Trƣởng phòng Phổ thông Tiểu học, Sở GDĐT-TP.HCM<br /> Các cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học thuộc các sở giáo dục Đồng<br /> Nai, Bình Dƣơng, Lâm Đồng, Đà Nẵng.<br /> : PGS.PTS, nhạc sĩ Thế Bảo<br /> Họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Trịnh Cung<br /> <br /> Nội dung cơ bản của đề tài:<br /> 1. Nghiên cứu lý thuyết về mục liêu giáo dục thẩm mỹ qua giảng dạy nghệ thuật.<br /> 2. Điều tra, miêu tả tình hình dạy và học các môn nghệ thuật ở nhà trƣờng phổ thông<br /> (chủ yếu ở bậc tiểu học) :<br /> - Về lình hình thực hiện việc giảng dạy các mồn đã đƣợc qui định (nhạc, hát, mỹ<br /> thuật, kỹ thuật).<br /> - Về tình hình đội ngũ giáo viên (số lƣợng, chất lƣợng, chuyên trách, kiêm nhiệm<br /> nhiều môn)<br /> <br /> 1<br /> <br /> - Những sáng kiến của địa phƣơng nhằm giải quyết khó khăn về thực hiện chƣơng<br /> trình, về chuẩn bị đội ngũ .... để nhằm đảm bảo giáo dục toàn diện<br /> - Những đề xuất về chƣơng trình, giáo khoa, đào tạo bồi dƣỡng giáo viên, và về khoa<br /> học giáo dục nói chung.<br /> Qua các hình thức điều tra - thống kê cơ bản, tọa đàm, tham quan, dự giờ để thực hiện<br /> những yêu cầu nội dung trên.<br /> Địa bàn thực hiện: TP. Hồ Chí Minh (địa bàn chính), và một số tỉnh miền Nam<br /> (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dƣơng, Đà Nẵng).<br /> Thời gian thực hiện: Từ tháng 4.1998 đến tháng 4.1999 (1 năm)<br /> Từ tháng 4.98: triển khai tại TP.HCM<br /> Từ tháng 12.98: triển khai tại các tỉnh<br /> Theo dự kiến ban đầu, đề tài nhằm đối tƣợng cả ba cấp học trƣờng phổ thông và thực<br /> hiện những bƣớc khảo sát đầy đủ ở địa bàn 4 tỉnh thành, về sau do điều kiện, phƣơng tiện và<br /> nhân lực không đáp ứng đƣợc, nên có điều chỉnh: trọng tâm nghiên cứu ở bậc tiểu học và lấy<br /> địa bàn thành phố Hồ Chí Minh làm trọng điểm, đồng thời cố gắng mở rộng ở một số mặt tại<br /> 4 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dƣơng, Lâm Đồng, TP Đà Nẵng. Quá trình tập hợp tƣ liệu ở diện<br /> rộng và phức tạp và những hạn chế chủ quan của ngƣời nghiên cứu đã kéo dài việc tổng kết<br /> đề tài này<br /> Mục tiêu của đề tài đã đƣợc đề ra từ đầu gồm hai phần: Những quan điểm lý thuyết và<br /> khảo sát thực tế. Đó cũng là bố cục của bản Tổng kết này.<br /> <br /> PHẦN 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT<br /> Một quan niệm giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng phổ thông đƣợc qui tụ trong một<br /> công thức mang tính truyền thống và cổ điển, đó là trí dục, đức dục, thể dục và mỹ dục.<br /> Không biết từ bao giờ và ai đã phát minh ra công thức đó, với một nội dung hoàn chỉnh, một<br /> cấu trúc hữu cơ, chặt chẽ, liên hoàn, đẹp nhƣ một bộ tranh tứ bình về cảnh tứ thời (xuân, hạ,<br /> thu, đông), tứ hữu (mai, lan, cúc, trúc), khó cắt rời, khó thêm bớt. Hoàn chỉnh, vì nó phản ánh<br /> đƣợc cả ba loại hình giá trị chân, thiện, mỹ, thêm vào thể dục - hội đủ mục tiêu giáo dục<br /> ngƣời học sinh toàn diện. Hữu cơ, chặt chẽ vì trong mỗi mặt của giáo dục phải có cả ba mặt<br /> kia, chúng đều "có trong nhau": trong trí dục phải bao hàm cả đức dục. mỹ dục, và cả giáo<br /> dục thể chất. Đức dục phải thấm nhuần trong nội dung cả ba mặt kia...Liên hoàn. vì nó phản<br /> ánh trình tự líu tiên của từng mặt đối với chức năng của trƣờng phổ thông: dạy văn hóa, giáo<br /> dục đạo đức, rèn luyện thể chất và giáo dục thẩm mỹ. Mỹ dục, đứng ở cuối bảng, nhƣ là nét<br /> vẽ cuối cùng tạo nên sự toàn mỹ của bức tranh giáo dục, cũng là tạo nên sự hoàn thiện của<br /> phẩm chất con ngƣời.<br /> Giáo dục con ngƣời phát triển toàn diện vừa là một mục tiêu của giáo dục, vừa là một<br /> ƣớc mong, nguyện vọng của con ngƣời và của xã hội. Nhƣng mục tiêu giáo dục toàn diện lại<br /> là một phạm trù có tính biện chứng - lịch sử, không phải nhất thành bất biến. Mỗi dân lộc,<br /> mỗi giai cấp, mỗi thời đại có thể có những yêu cầu khác nhau về giáo dục toàn diện. Trong<br /> thực hành cụ thể, nội dung, mức độ bƣớc đi của giáo dục toàn diện cũnng khác nhau, tùy theo<br /> điều kiện của nền kinh tế, cơ sở vật chất, tùy theo hoàn cảnh chiến tranh hay hòa bình. Tuy<br /> nhiên, bất kì một nền giáo dục chân chính nào cũng phải nhằm đào tạo con người vươn tới<br /> sự hài hòa của ba giá trị chân, thiện, mỹ (giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm<br /> mỹ). Kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn đời sống đã cho thấy, một nơi nào, một cộng đồng nào,<br /> một con ngƣời nào, khi không quan tâm một trong ba mặt đó, sẽ đƣa đến tình trạng mất cân<br /> bằng, thậm chí méo mó, hụt hẫng. Vì vậy, ngƣời ta phải thƣờng xuyên điều chỉnh tạo thế cân<br /> bằng mới cho những trồi sụt, giao động giữa ba loại giá trị đó. Và trong giáo dục học đuờng,<br /> việc đó càng thể hiện rõ hơn. Vài năm gần đây, Bộ giáo dục - đào tạo qui dinh phải dạy đủ 9<br /> môn ở bậc tiểu học, trong đó có nhạc, họa, kĩ thuật, đó là sự điều chỉnh. Vừa qua Bộ trƣởng,<br /> lại nhấn mạnh "phải giáo dục, rèn luyện nhiều mặt khác ngoài học tập văn hóa" đối với học<br /> sinh tiểu học (Báo Tuổi trẻ 17/3/1998). Đó cũng là một sự điều chỉnh để tạo nên sự cân bằng<br /> hài hòa của những phẩm chất - giá trị cần có đối với thế hệ học sinh nhỏ tuổi.<br /> Trí, đức, thể, mỹ là bốn phạm trù, bốn bình diện của tri thức và kĩ năng phải đạt đƣợc,<br /> không phải là bốn môn học. Nhƣng để thực hiện đuợc bốn mặt đó có những môn học cụ thể.<br /> Trong nhà trƣờng phổ thông, các môn "văn hóa" (toán, văn,<br /> <br /> 2<br /> <br /> khoa học, sử, địa...) thực hiện chủ yếu mục tiêu trí dục, các môn nghệ thuật (hát - nhạc, mỹ<br /> thuật, kỹ thuật) thực hiện chủ yếu mục tiêu mỹ dục. Trong hệ thống các môn học ở tiểu học<br /> và trung học cơ sở (cấp I và cấp II), các môn "văn hóa" và nghệ thuật đều là chính khóa, kiến<br /> tạo một mặt bằng tri thức và kĩ năng rộng rãi, đa dạng giúp cho tuổi nhỏ có một hành trang đủ<br /> vƣợt qua tuổi vị thành niên đi vào hƣớng nghiệp, đi vào cuộc sống. Vì vậy, âm nhạc và hội<br /> họa tuy là môn thứ yếu nhƣng với tuổi nhỏ, vẫn là môn cơ bản hình thành con ngƣời toàn<br /> diện.<br /> Hát - nhạc, mỹ thuật, kĩ thuật cùng với văn chƣơng không bao gồm toàn bộ nội dung<br /> mỹ dục nhƣng đóng vai trò nòng cốt thực hiện mục tiêu mỹ dục. Những môn "văn hóa" thiên<br /> về giáo dục trí tuệ, nâng cao hiểu biết, những môn về nghệ thuật thiên về giáo dục tình cảm,<br /> nâng cao tâm hồn. Qua nhạc, múa, vẽ, nặn, thêu thùa, đan lát, các em tiếp xúc với cái đẹp, với<br /> âm thanh và màu sắc trong nghệ thuật, trong cuộc sống, trong thiên nhiên, rèn luyện cảm xúc<br /> và óc tƣởng tƣợng, rèn luyện giác quan và sự linh nhạy, khéo léo để đi vào lao động và giao<br /> tiếp xã hội. Không phải âm nhạc và hội họa chỉ có vai trò mỹ dục, giáo dục tình cảm, nó còn<br /> góp phần rèn luyện trí lực, bồi dƣỡng trí thông minh, sáng tạo. Không có ranh giới tuyệt đối<br /> giữa khoa học và nghệ thuật. Nhà bác học Anhxtanh đã có lần phát biểu rằng Đôtxtôiepxki dã<br /> đem lại cho ông " nhiều hiểu biết hơn bất cứ một nhà khoa học nào, kể cả Gauss" ngƣời vốn<br /> đƣợc mệnh danh là "ông vua của toán học".<br /> Điều ai cũng biết, sau khi thoái khỏi nền giáo dục giáo điều thời trung cổ, các quốc<br /> gia đi vào nền giáo dục mới, đã mở rộng mọi tầm nhìn thế giới cho con ngƣời. Ở nhiều nƣớc,<br /> âm nhạc và hội họa đƣợc dạy từ mẫu giáo đến hết cấp 3. Và không chỉ có âm nhạc, cả múa và<br /> các nghệ thuật khác, trong nội và ngoại khóa, cùng với văn chƣơng, trở thành một chƣơng<br /> trình mỹ dục hoàn chỉnh. Các sách giáo khoa văn học có in kèm các bức danh họa và học<br /> sinh phải làm bài tập phân tích tranh. Trong các bảo tàng mỹ thuật, ngƣời ta thƣờng gặp thầy<br /> cô giáo dắt từng tốp học sinh đi xem tranh, tƣợng và các em luôn phải trả lời những câu hỏi<br /> của thầy cô về các tác phẩm, về các nhà danh họa. Tại Nhật Bản, học sinh đƣợc học vẽ và học<br /> cách chọn màu theo phong cách dân tộc. Tại Trung Quốc, học sinh đƣợc học thứ kí âm phổ<br /> cập bằng con số nên đã tự ghi nhạc và xƣớng âm dễ dàng. Trƣờng Đại học sƣ phạm của một<br /> tỉnh nhƣ Quảng Tây (lại Quế Lâm) có một khoa Nghệ thuật rất qui mô, chuyên đào tạo giáo<br /> viên âm nhạc và mỹ thuật.<br /> Ở nƣớc ta, ngay trƣớc năm 1945, tuy nền giáo dục bị thực dân thao túng, nhƣng vì<br /> phải dựa theo chƣơng trình có sẵn từ chính quốc - một nƣớc phát triển, nên bậc tiểu học,<br /> trung học cơ sở đã dạy các môn nghệ thuật. Lớp ngƣời lớn tuổi hiện nay đã trải qua các nhà<br /> trƣờng thời đó vẫn chƣa quên những môn học này, cùng với những bài "quốc văn giáo khoa<br /> thƣ" có tác dụng mỹ cảm nhƣ thế nào ở tuổi thơ ấu của mình.<br /> Trải qua nửa thế kỉ của nền giáo dục, phần vì chiến tranh, phần vì sự tác động của<br /> những quan niệm phiến diện, biệt lập về mục tiêu giáo dục, làm cho vai<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2