intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tri thức?

Chia sẻ: Abc Abc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển. Để hiểu rõ hơn về điều này mời các bạn tham khảo tài liệu Tri thức? sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tri thức?

  1. Trí thức ? Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay,   cùng với sự  phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ  hiện đại, đội ngũ trí thức trở  thành nguồn lực đặc biệt quan  trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển. CN M­L quan niệm trí thức là một tầng lớp XH đặc biệt, gồm những người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo có trình độ học vấn đủ   để am hiểu và hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực lao động của mình. Trí thức có phương thức lao động đặc thù chủ yếu là lao động trí  tuệ cá nhân. Do vậy họ phải thường xuyên thể hiện và nâng cao tư duy khoa học độc lập.  Khi nói về đội ngũ trí thức, Hồ Chủ tịch nói: Trí thức là tài sản, vốn liếng quý báu của dân tộc, không sợ  thừa mà chỉ sợ thiếu và cũng   chỉ có cách mạng mới trọng và sử dụng trí thức. Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là, hiểu biết sự đấu tranh   sinh tồn trong giới tự nhiên; hai là, hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác. Thông qua   những định nghĩa đó, có thể thấy ở người trí thức có hai dấu hiệu cơ bản: Lao động trí óc có chuyên môn cao và có học vấn nhất định. Tuỳ   theo điều kiện cụ thể mà xã hội, quốc gia xếp tiêu chí tầng lớp trí thức. Tầng lớp trí thức được hình thành cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội; thành phần xuất   thân của họ từ nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội, do thiếu sự thuần nhất nên họ khó thống nhất và không có hệ tư tưởng độc lập; họ  lại không có quan hệ trực tiếp đối với tư liệu sản xuất… cho nên họ  không phải là một giai cấp xã hội, mà chỉ  là một lực lượng xã hội,   mặc dù lịch sử nhân loại ghi nhận rằng TT hình thành nên hệ tư tuởng nhưng không phải cho họ mà cho giai cấp họ đang phục vụ. Trí thức   không phải là một giai cấp nhưng trí thức có quan điểm giai cấp, tức là khi phục vụ cho giai cấp nào thì họ sẽ phản ánh, bảo vệ lợi ích của  giai cấp đó một cách trung thành, kịp thời, chính xác. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, trí thức luôn đóng vai trò quan trọng. Trước đây, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác­ Lênin rất chú ý tới tầng lớp trí thức, coi trí thức là lực lượng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp   công nhân. Xã hội ngày càng phát triển thì tầng lớp trí thức càng có vai trò to lớn, nhất là trong lĩnh vực khoa học­kỹ  thuật và văn hóa tư  tưởng. Là những người có hiểu biết và trình độ  văn hóa cao hơn các tầng lớp xã hội khác, trí thức rất nhạy bén trong việc tiếp nhận các   trào lưu tư tưởng và các quan điểm chính trị mới. Họ thường đóng vai trò lực lượng “châm ngòi”, “ngòi nổ” của nhiều biến cố chính trị và   các phong trào xã hội. Tại các nước thuộc địa và phụ thuộc nơi giai cấp công nhân kém phát triển, trình độ  dân trí thấp trí thức thường là   người phát ngôn các nguyện vọng dân chủ và vào thời kỳ đầu của phong trào dân tộc họ thường trở thành người đại diện những lợi ích cơ  bản của nhân dân. Do ưu thế về nhận thức và hiểu biết, trí thức dân tộc có tinh thần yêu nước là lớp người đầu tiên tiếp thu và truyền bá   các tư tưởng của Chủ  nghĩa Mác­Lênin vào trong nước, trực tiếp hình thành các tổ  chức Cộng sản. Lênin nhấn mạnh: sẽ  là sai lầm nếu   quên rằng, tầng lớp trí thức này có khả năng đại diện đầy đủ hơn những lợi ích cơ bản của toàn bộ giai cấp tư sản, cũng như nông dân. Và  trí thức cũng sẽ trở thành một lực lượng to lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ, khi được gần gũi với nhân dân. Lênin đánh giá  
  2. rất cao khả năng sức mạnh và tính độc lập của trí thức trong xã hội. Do nét đặc trưng của lao động trí thức, họ  có vai trò rất to lớn trong   việc nghiên cứu, phát hiện khám phá và sáng tạo ra cái mới thúc đẩy phát triển tiến bộ  xã hội, phục vụ  cho con người tho hướng Chân­   Thiện ­ Mỹ.  Dù chế  độ chính trị nào đi nữa thì đội ngũ trí thức cũng luôn có vai trò quan trọng, là “đầu tàu” để  thúc đẩy lịch sử  vận động về  phía   trước. Mác và Ăngghen cũng từng đánh giá rằng, CNTB tồn chưa đầy một thế  kỷ, sản phẩm nó làm ra = sản phẩm các xã hội trước nó  cộng lại. Thành tựu đó có sự đóng góp to lớn của tầng lớp trí thức. Và Lênin cũng từng nhấn mạnh rằng: Nếu không có đội ngũ trí thức thì   đừng hòng có CNTB hiện đại .Vì vậy, CNXH lại cần có đội ngũ trí thức nhiều hơn. Trong công cuộc xây dựng CNXH, trí thức có vai trò   đặc biệt quan trọng, sự gắn bó giữa trí thức và CNXH là một yêu cầu khách quan. Bởi vì, CNXH mang lại cho trí thức bàu trời sáng tạo vô  tận, CNXH coi trọng trí thức vì họ là những người lính xung kích trong việc tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn CNTB trên cơ sở một   nền khoa học hiện đại và công nghệ tiên tiến. VN, xuyên suốt lịch sử dân tộc đến đường lối của Đảng đều có sự nhất quán trong nhận định về vị trí, vai trò của người trí thức đối với  đất nước cũng như  sự nghiệp CM. Năm 1442, Văn bia  ở Quốc Tử Giám đã ghi “hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế  nước mạnh…”. Đến thế kỷ 18, nhà bác học Lê Quý Đôn nhận định: phi trí bất hưng tức là đất nước muốn hưng thịnh thì không thể thiếu  lực lượng trí thức.  Thành công của cách mạng Việt Nam có nhiều dấu ấn của đội ngũ trí thức. Sau khi giành thắng lợi cách mạng tháng Tám, dân ta có đến  95% dân số mù chữ, vì thế Bác đã chỉ rõ: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, dốt là một thứ giặc, vì thế phải chống nạn thất học. Hồ Chủ   tịch khẳng định, dân trí thấp thì công cuộc kháng chiến, kiến quốc gặp nhiều khó khăn vì thế  cần phải có nhân tài và phải tìm người tài   đức. Bởi lẽ những trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến thì rất quý cho Đảng, không có những người đó thì cách mạng khó  khăn hơn rất nhiều. Bác đã chủ trương: công nông hóa trí thức, trí thức hóa công nông.  Nhận thức và vận dụng sáng tạo những quan niệm của Hồ Chí Minh về trí thức, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết chuyên đề  bàn về  trí   thức, khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Các nghị quyết của Đảng đã thúc đẩy đội  ngũ trí thức hăng hái học tập, cống hiến tài năng cho Tổ quốc. Sự hình thành và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam gắn bó chặt chẽ  với   sự  lãnh đạo của Đảng, được Đảng dìu dắt, đội ngũ trí thức đã trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng và lao động sản xuất.   Trải qua những cuộc kháng chiến gian khổ, đầy thử  thách và giai đoạn khôi phục, phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc Việt   Nam XHCN, đội ngũ trí thức đã góp phần không nhỏ vào những thành tựu của cách mạng. Thực trạng trí thức Việt Nam Thực tế trong nhứng năm qua, bằng LĐ trí óc của mình, đội ngũ TT nước ta đã tạo ra những gtrị  tinh thần và vc có hàm lượng trí tuệ  cao, truyền bá những tri thức khoa học, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, PL của NN, bảo tồn và ptriển các gtrị  VH của dân   tộc, góp phần qtrọng vào việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ  chỗ 95% dân số VN mù chữ năm 1945, đến nay ở VN có khoảng 2,6 triệu nguowif có trình độ ĐH và trên ĐH, trong khi đó từ năm 1075 đến  2
  3. năm 1919 chế  độ  pkiếnđào tạo được 2.896 khoa bảng. Năm học 1943­1944 có 7 trường ĐH viứi 1.259 sviên, cho đến nước ta có 312   trường ĐH và CĐ. Điều đó chứng tỏ, đội ngũ TT VN tăng lên về  số  lượng. Bên cạnh đó chất lượng cũng tăng lên trên một số  phương   diện: những thành tựu của CMVN là sự  nghiệp của QCND, trong đó TT đóng vai trò qtrọng trên all các lĩnh vực CT,KT,QS,NGiao,XH…  nhiều đề tài công trình KH VN được các hội dồng TG đánh giá cao. Trongcác kỳ thi quốc tế về trí tuệ, học sinh VN cũng giành được các   thành tích lớn. Đại bộ phận đội ngũ trí thức trưởng thành có hoài, tâm huyết, say sưa với sự nghiệp khoa học.  Chúng ta có thể tự hào về những đóng góp của đội ngũ trí thức thời gian qua và tiềm năng của họ trong tương lai. Mặc dầu vậy, đội ngũ tri thức nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém đó là: Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được   yêu cầu của sự phát triển đất nước. Cơ cấu đội ngũ trí thức có những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới tính… trí thức tinh hoa   và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế  cận hẩng hụt; chưa có nhiều tập thể  khoa học mạnh, có uy   tính ở khu vực và quốc tế; hoạt động nghiên cứu khoa học chưa xuất phát và gắn bó mật thiết với thực tiễn; trong các lĩnh vực khoa học   chưa có những công trình sáng tạo lớn. Trình độ trí thức ở nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học tụt hậu so với yêu cầu phát triển đất   nước. Một bộ phận trí thức còn thiếu tự  tin e ngại, sợ  quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề  có liên quan đến chính trị. Một số   giảm sút đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm và lòng tự  trọng, có bểu hiện chạy theo bằng cấp thiếu trung thực và tinh thần   hợp tác; không thường xuyên học hỏi tìm tòi trao dồi chuyên môn nghiệp vụ, thiếu ý chí và hoài  bảo. Nhiều trí thức trẻ có tâm trạng thiếu   phấn khởi, chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên. Những tồn tại và yếu kém trên sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện   nay. Do vậy, để xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức Đảng và Nhà nước ta cần có những biện pháp thích hợp để  trí  thức có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình góp phần đưa nước ta tiến nhanh, tiến vững chắc trong thế kỷ XXI.  Giải pháp: Một là, Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trs thức. Như ban hành quy chế trong hoạt động khoa học và   công nghệ, giáo dục và đào tạo…tạo điều kiện để tri thức khẳng định mình; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và tăng cường thực thi  bảo hộ quyền sở hửu trí tuệ; ban hành quy định về quyền hạn và điều kiện làm việc đẻ  phát huy năng lực và trách nhiệm của họ; đầu tư   xây dựng khu đô thị khoa học; mở rọng hợp tác giao lưu quốc tế… Hai là, thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức. Đó là, rà soát chính sách thu hút, đải ngộ, ưu đải về  vật chết và   tinh thần cho đội ngũ trí thức;đổi mới công tác cán bộ  trong khau tuyển dụng, bố trí; phân cấp quyền hạn và trách nhiệm cho đội ngũ trí  thức. Ba là, tạo bước chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưởng tri thức. cụ thể: tiến hành cải cách giáo dục, huy động các nguồn lực   đầu tư cho giáo dục, tăng cường hoạt động nghiên cứu kho học gắn với thực tiển, thực hiện công tác đào tạo ngoài nước; xây dựng chính   sách đào tạo, bồi dưỡng phù hợp đối với đội ngũ trí thức… Bốn là, đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của đội ngũ trí thức. 3
  4. Năm là, nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của đảng đối với đội ngũ trí thức. cụ thể, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền   về  vai trò, vị  trí của họ;làm tốt công tác tư  tưởng để  XH hiểu đúng vị  trí của trí thức; quản lý và phát huy tài năng, sử  dụng đội ngủ  trí   thức… Tóm lại, ...........đội ngũ trí thức là một lực lượng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội. Liên hệ thực tiễn.  4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2