YOMEDIA
ADSENSE
Việc tiếp nhận cuốn "Từ Liên Xô trở về" ở Việt Nam_3
133
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'việc tiếp nhận cuốn "từ liên xô trở về" ở việt nam_3', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Việc tiếp nhận cuốn "Từ Liên Xô trở về" ở Việt Nam_3
- Việc tiếp nhận cuốn "Từ Liên Xô trở về" ở Việt Nam Từ Liên Xô trở về (Retour de l’U.R.S.S) của André Gide(1) là một cuốn sách nhỏ, thậm chí là rất nhỏ, so với toàn bộ sựnghiệp sáng tác trong hơn nửa thế kỉ của Gide,
- cũng như so với một tác phẩm văn học thông thường. Tôi có trong tay cuốnRetour de l’U.R.S.S in lại vào năm 1978 ở Nhà xuất bản Gallimard có kèm theo Retouches à mon retour de l’U.R.S.S (Bổsung vào cuốn Từ Liên Xô trở về của tôi). Phần văn bản cuốn Từ Liên Xô trở về chỉ gồm hơn 70 trang khổ nhỏ(11×18cm). Sau Lời nói đầu chiếm 4,5 trang là 53 trang chính văn, được chia thành 6 phần, đánh số thứ tự bằng số La Mã, từI đến VI không có tên đề mục. Tiếp theo đó là phần Phụ lục, chiếm 15 trang, gồm 5 bài viết nhỏ, cũng đánh số thứ tự bằng sốLa Mã. Bình thường, một cuốn sách nhỏ như thế sẽ bị quên lãng trong số hàng nghìn trang sáng tác của một tác giả, nhất là của một nhà văn cỡ lớn như A. Gide. Nhưng ở đây, chúng ta gặp một "ca" đặc biệt: sách nhỏ, nhưng tác động lớn. Nó không chỉ có giá trịnhư một dấu mốc quan trọng trong sáng tác của một nhà văn nổi tiếng như Gide, mà còn gắn liền với những chuẩn mực đánh giá khác nhau trong đời sống văn học của nhiều nước, trong đó có Việt Nam(2). I. TỪ LIÊN XÔ TRỞ VỀ Ở VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ XX Nửa đầu thế kỷ XX Một trong những đặc điểm quan trọng trong quá trình tiếp nhận văn học Pháp ở Việt Nam là sự tiếp nhận đồng thời. Nhiều sựkiện chính trị, xã hội, văn hoá, văn học từ Pháp đã có tiếng vọng gần như ngay lập tức ở Việt Nam (tất nhiên, sự "ngay lập tức" này cần được hiểu trong bối cảnh thời ấy, khi đường giao thông giữa Pháp và Việt Nam chỉ bằng đường thủy với hành trình kéo dài hàng tháng). Trường hợp cuốn Từ Liên Xô trở về cũng không phải là ngoại lệ. Ngay trong năm 1937, cụ thể hơn, chỉ sau khi cuốn sách này ra đời ở Pháp được mấy tháng, báo Ngày nay ở Việt Nam ngày 17-1-1937 đã đưa tin: "Một cuốn sách đã gây ra một dư luận bên Pháp. Retour de l’U.R.S.S. của André Gide", một người mà với những tuyên bố của mình "đã làm náo động dư luận của nước Pháp, Nga và hoàn cầu nữa". Bài báo đã giới thiệu ngắn gọn một vài thông tin liên quan đến cuốn sách: hoàn cảnh ra đời, nội dung chính… đồng thời tỏ thái độ thông cảm với tấm lòng của nhà văn khi viết ra cuốn sách này: "Người ta biết rằng ông André Gide khi phải công kích những cái mà ông tin và tán thành xưa nay, chắc hẳn cũng khổ tâm lắm. Nhưng ở một người
- như ông, sự thực bao giờ cũng toàn thắng dù sự thắng ấy có làm ông đau đớn, vả lại không phải ông công kích cái chủ nghĩa cộng sản, mà những cái sai lầm của chính phủ Staline"(3). Chỉ sau thời điểm "náo động" ấy hai năm, người đọc Việt Nam được tiếp xúc với hai văn bản có liên quan đến cuốn Từ Liên Xô trở về và tác giả của nó. Bài thứ nhất đăng trên số ra đầu tiên của tạp chí Tao Đàn. Đó là bài Nghệ-thuật với văn-hoá của tác giả Thiều Quang Lê Quang-Lộc(4) với ý khẳng định ngay từ đầu bài viết: "Văn-chương là biểu-thị của xã-hội. Và nhà văn chính là đại-biểu cho tinh-thần một nước". Cho rằng ý tưởng trên sẽ được minh chứng rõ ràng qua văn học sử Âu châu, nhất là qua văn học Pháp, ông cung cấp cho người đọc một "chứng cớ xác thực" để giải thích nhiệm vụ của nhà văn đối với văn hoá. Chứng cớ đó chính là nhà văn Gide với cuốn Từ Liên Xô trở về. Theo tác giả Lê Quang-Lộc, Gide chính là một nhân vật tiêu biểu cho những người tâm huyết với sự nghiệp văn hoá "một trong những nhà văn có lương-tâm với thiên-chức của người cầm bút, thiên chức chủ ở sự thờ nhân-sinh, ở sự phản đối và phá hoại cái văn-hoá cũ để lo kiến-thiết một xã hội hoàn toàn, một nền văn-hoá mới mẻ". Qua bài viết này, chúng ta thấy một lần nữa Gide tìm thấy người đồng cảm với mình ở mộtđất nước xa xôi. Độc giả Việt Nam hiểu được tấm lòng thiết tha tới số mệnh của nền văn hoá nhân loại nơi nhà văn Pháp, đồng thời cũng thông cảm với sự thất vọng của Gide trước thực tế các nhà văn Xô Viết phải nói theo khuôn mẫu, không được hoàn toàn tự do theo ý mình như Gide từng mơ ước. Trích một câu trong cuốn Từ Liên Xô trở về: "Cái giá trị chính thức của nhà văn là ở cái thái độ phản đối, ở cái tinh-thần bất mãn của họ. Bất cứ ở một xã hội nào, nhà văn bao giờ chẳng là kẻbơi ngược dòng?" tác giả bài viết nhấn mạnh đến sự phản biện quyết liệt của những người thực sự tâm huyết đến sự sống còn của nền văn hoá nhân loại để hướng tới sự tiến bộ và phát triển. Bài thứ hai cũng trên tạp chí Tao Đàn nhan đề Con đường riêng của trí thức của tác giả Lưu Trọng Lư(5), trong đó ngườiđọc được cung cấp nhiều thông tin hơn liên quan đến cuốn Từ Liên Xô trở về. Trước hết, theo tác giả, sau cuộc bút chiến giữa hai nhóm "nghệ thuật vị nhân sinh" và "nghệ thuật vị nghệ thuật" người đọc mới chú ý đặc biệt đến Gide "như là một văn sĩ thân yêu". Nhưng khi cuốn sách của Gide xuất hiện kèm theo cuốn Bổ sung vào cuốn Từ Liên Xô trở về của tôi thì "cái thiện-cảm và cái
- lòng kính-phục của thanh-niên Việt-Nam đối với ông thầy phương tây như có chiều lung lay". Thái độ của tác giả Lưu Trọng Lư đối với cuốn sách của Gide có vẻ như khá khách quan. Ông không thật hoàn toàn tin tưởng vào nhữngđiều đã nói ra của Gide và cho rằng những điều trông thấy của nhà văn Pháp ở Liên Xô có thể là "lầm lạc" (không phải là vô tình khi ông dùng hai lần từ này trong một trang). Về thời điểm xuất hiện của cuốn sách theo ông "có lẽ sớm quá", có nghĩa là chưa thuận về thời cơ ra đời. Ông rõ ràng là không có ý bênh vực Gide, thậm chí ông còn dùng những từ "đáng trách", "phê bình" để hướng về Gide. Nhưng, mặt khác, ông lại là người hiểu đúng con người của Gide và đánh giá đúng những mặt mạnh của nhà văn mà không phải ai cũng nhận ra. Lưu Trọng Lư đánh giá cao con người thành thực của Gide: "Sự thành-thực của Gide đã biết bao lần chứng thực, không còn phải là một điều mà người ta có thể đưa ra ngờ-vực được, hay đưa ra mà nhạo báng được. Nó phải là một vật thiêng liêng, làm cho kẻ chiến-sĩ đi ngang qua phải hạ khí-giới, và tất cả mọi người phải cúi đầu". Hiểu được điều này ở con người Gide thật chẳng dễ dàng. Chính Lưu Trọng Lư cũng khẳng định điều này trong bài viết của mình. Ngoài ra, tác giả bài viết còn tâm đắc với con đường đi riêng của Gide để hướng tới những điều cao đẹp nhất. Người ta có thể tôn thờ, ca ngợi, hoặc sùng bái, thậm chí đến mức mê muội, những gì liên quan đến lý tưởng. Đối với Gide, cũng như đối với tất cả những ai yêu tiến bộ trên thế giới cũng đều coi Liên bang Xô Viết là nơi thử nghiệm những lý tưởng caođẹp nhất, nơi phải là thiên đường của loài người. Cả thế giới đã hướng về đó, đã hy vọng, đón chờ và vô cùng tin tưởng. Thế mà Gide lại chọn con đường đầy chông gai để bước tới: ông phê phán, vạch ra bao điều chưa được từ đất nước tưởng là thiênđường ấy, ông cảnh tỉnh, kêu gọi mọi người, mong họ nhận ra sự thật. Lẽ dĩ nhiên, vào thời ấy, những con người như vậy thật là quá ít, ở Nga, ở Pháp, và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Lưu Trọng Lư đã đánh giá được giá trị của "conđường đi riêng" ấy với những lời phê phán nghiêm khắc của Gide, con đường đi của những người trí thức có trách nhiệm với cuộc sống và xã hội. Vào năm 1944 lại có một bài báo(6) khẳng định vị trí của Gide đối với người đọc Việt Nam sau thời điểm xuất hiện của cuốnTừ Liên Xô trở về được sáu, bẩy năm. Để trả lời câu hỏi tại sao Gide là người được độc giả Việt Nam quan tâm một
- cách đặc biệt, tác giả Vũ Bằng đã giới thiệu sơ qua cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Pháp. Theo Vũ Bằng, cuốn Từ Liên Xô trở về đã khiến "cái tên Gide được nói đến luôn luôn ở nước ta", không những thế nó đã bị nhiều báo Pháp công kích và "bị các ông nhà báo ta đem mạt sát". Là một người cổ suý cho cái mới, không chỉ bênh vực Gide, Vũ Bằng cố gắng tìm hiểu những điềuđáng học tập của nhà văn: "Cái đặc điểm của Gide là không bao giờ chịu sống yên với một học thuyết, một tư tưởng, một giáo lý nào. Mới, ngày mới, ngày ngày mới. Không theo ai cả. Phải sống mãnh liệt. Và nhất là phải đặc biệt". Theo VũBằng, chính những phẩm chất đặc biệt này của Gide đã tiếp tục chiêu mộ độc giả, mặc dù nhà văn đã từng bị hiểu lầm, bị kết tội và bị "mạt sát". Qua bài báo của Vũ Bằng, chúng ta thấy cho đến trước năm 1945, chính xác hơn, từ sau khi cuốn sách ra đời từ 1936 đến năm 1945, Từ Liên Xô trở về đã có bạn đọc của nó ở Việt Nam. Nhưng xét theo hoàn cảnh lịch sử lúc ấy, chúng ta có thể suyđoán rằng đó là những độc giả không thuộc phe cách mạng. Đã có những người hiểu được ý tốt và tấm lòng trăn trở của Gide khi viết ra cuốn sách như chúng ta thấy ở phần trên. Nhưng rõ là thời điểm xuất bản cuốn sách đã không thật thuận lợi. Có thểnói, nó đã ra đời quá sớm. Ngay ở Pháp, không chỉ các đại diện từ phía Đảng Cộng sản Pháp đang ủng hộ Đảng Cộng sản Liên Xô lên tiếng công kích những lời phê phán Liên bang Xô Viết của Gide, mà cả những người từng là bạn hoặc từng cảm tình với Gide với tư cách là nhà văn "nhập cuộc" cũng không thể hiểu hết tấm lòng của ông. Ở Việt Nam thời ấy đã xảy ra cuộc xung đột nhỏ giữa báo chí tư sản và vô sản. Tờ Ngày nay ngoài việc tỏ ý đồng tình với cuốn sách của Gide còn trích đăng một số ý kiến của các báo Pháp như Nouvelles Littéraire, Intransigeant, Populaire… Đối lập lại là thái độ phản ứng của những cây bút vô sản: "Hải Thanh dịch đăng bài André Gide và Liên Xô phê bình Gide kịch liệt và đích đáng, Giao Đài phổ biến bài Vì lẽ gì mà Gide phản động của báo Pravda"(7). Về việc Gide bị "đánh" ở Việt Nam thời ấy chúng ta có thể tham khảo qua một số bài khác: "Ở cái góc đất này, mà những học-giả tí-hon của chúng tôi cũng không chịu "tha" cho tiên-sinh, cũng dùng cái giọng cay-nghiệt độc- ác, để mà chế giễu tiên-sinh, để mà bôi nhọtiên-sinh, cũng cho rằng tiên-sinh là một người đã bán cho phái hữu, cho phản-động, cho pha-xít. Sự thực, cái mặt mà họ muốn quét nhọ và, họ có biết là ngang hay dọc"(8). "’Ông quá trung-thành với văn-hoá đến
- bị trục xuất khỏi đảng,đến bị dư luận đàm tiếu"(9). "Một phong trào công kích Gide nổi lên. Gide bị coi là một người phản phúc, một nhà văn không chính kiến"(10). Nhiều tính từ xấu đã được gắn liền với tên tuổi Gide sau khi cuốn sách ra đời, mặc dù vẫn có những tiếng nói bênh vực ông trên cơ sở hiểu được tấm lòng cũng như những ý tưởng cao đẹp của ông. Xuất phát từ lập trường duy vật mác xít, là chủ soái của phái "nghệ thuật vị nhân sinh", Hải Triều đã thể hiện bản lĩnh của mình khi "tiếp xúc" (về mặt tinh thần) với một con người "khó nắm bắt" như Gide. Năm 1935, trong cuộc tranh luận lịch sử với Hoài Thanh, Hải Triều khẳng định "Gide là một nhà nghệ thuật vị nhân sinh" và trích hẳn một đoạn trong bài viết của Gide tại Hội nghị các nhà văn quốc tế vì bảo vệ hoà bình (tại Paris, từ 21 đến 25 tháng 6 năm 1935) để bảo vệ cho những lập luận củamình. Đến năm 1936, trong bài Sư Vân Đàm đã cởi áo cà sa trả cho Phật (trên báo Tiến bộ ngày 9-2-1936), Hải Triều lại có dịp tỏ lòng trân trọng với nhà văn Pháp: "Chúng ta đã chào André Gide, André Chamson, thì chúng ta cũng phải chào sư Thiện Chiếu hay sư Vân Đàm vậy. Chào Thiện Chiếu và Vân Đàm dầu họ có một vài trong muôn phần cao sâu của Gide và Chamson". Nhưng sau khi cuốn sách Từ Liên Xô Trở về của Gide, Hải Triều đã thể hiện rõ lập trường vô sản của mình, của một ngòi bút bảo vệ sự nghiệp của Liên bang Xô Viết: "Đầu năm 1937, một số nhà trí thức ở Việt Nam đã xao xuyến khi đọc Từ ở Liên Xô trở về của André Gide. Hải Triều đã viết bài trên tờ Nhành Lúa vạch rõ tính dao động của một anh trí thức hoạt đầu và dùng phương pháp khoa học phân tích sự vật để mọi người tin vào bước tiến hoá của lịch sử, tin vào xã hội chủ nghĩa, thành trì của cách mạng thế giới"(11).Một "chiến hữu" của Hải Triều là Hải Thanh cũng góp phần vào việc phê phán hành động của Gide với bản dịch André Gide và Liên-Sô. Thái độ của Hải Thanh đã được thểhiện rõ qua bài Tựa ngắn gọn và đanh thép: "Tập sách này là một tiếng trả lời rất thành thật, rất mãnh-liệt cho cái tâm-lý phản-trắc của nhà văn-hào tác-giả quyển "Retour de l’U.R.S.S.". Sự phản-trắc ấy thật là một vết xấu cho văn-giới và nghệ-thuật-giới cả hoàn cầu"(12).
- Sau những bài như André Gide và Liên-Sô, Vì lẽ gì mà Gide phản động vừa nêu trên, từ "phản động" đã thực sự gắn liền với con người Gide trong một thời gian rất dài ở Việt Nam cũng như ở các nước trong phe xã hội chủ nghĩa nói chung.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn