"Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner_3
lượt xem 14
download
William Faulkner là nhà văn có đóng góp lớn không những đối với văn học Hoa Kì mà còn với cả nền văn học thế giới hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: "Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner_3
- "Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner
- William Faulkner là nhà văn có đóng góp lớn không những đối với văn học Hoa Kì mà còn với cả nền văn học thế giới hiện đại. Một trong những thành công của ông chính là việc cách tân thể loại tiểu thuyết Gothic, một tiểu loại tiểu thuyết ra đời ở Anh vào thế kỷ XVIII. Âm thanh và cuồng nộ được xem là một trong bốn tiểu thuyết thành công nhất của William Faulkner được viết trên nền chủ đề đen (dark theme) với hệ thống nhân vật xuất hiện như những bóng ma của quá khứ, điên dại, ngẩn ngơ trong cuộc đời thực… Thành công của tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ cũng chính là thành công của tiểu thuyết Gothic miền Nam nói riêng và của dòng văn học miền Nam nói chung, góp phần không nhỏ trong trào lưu Phục hưng văn học miền Nam trong văn học Hoa Kì. Một trong những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết Gothic chính là tác động của nó đối với văn học Hoa Kì, hình thành nên một nhánh mới, tiểu thuyết Gothic miền Nam gắn với những tên tuổi nổi tiếng như Edgar Allan Poe, Nathaniel Hawthorne, Henry James... Sang thế kỷ XX dòng tiểu thuyết Gothic miền Nam vẫn không ngừng mang lại thành công cho văn học Hoa Kì: Harper Lee với tiểu thuyết Để giết con chim nhại (To kill a mocking bird) đã nhận được giải thưởng Pulitzer ngay sau khi tác phẩm được xuất bản (1960), William Faulkner nhận giải Nobel văn chương 1949, với những tiểu thuyết viết theo phong cách Gothic như Absalom, Absalom! Âm thanh và cuồng nộ (the Sound and the Fury), Khi tôi hấp hối (As I lay dying)... Với tư cách là một nhánh của tiểu thuyết Gothic, tiểu thuyết Gothic miền Nam (Southern Gothic novel) cũng sử dụng những yếu tố siêu nhiên, sự mỉa mai, lối viết nhại, nghịch dị (grosteque) và những sự kiện bất bình thường để xây dựng cốt truyện. Nhưng thay vì dùng những yếu tố này để gây sự hồi hộp đối với độc giả thì tiểu thuyết Gothic miền Nam lại dùng nó để thể hiện những tính chất và những vấn đề về văn hóa của chính miền Nam như nạn phân biệt chủng tộc, sở hữu nô lệ, sự tự tôn quá mức về giai cấp và dòng dõi – tính gia trưởng trong các gia đình quí tộc miền Nam… là những vấn đề có tính chất kiêng cữ đối với giới văn chương thời bấy giờ. Có lẽ vì vậy mà trong bài nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết Gothic miền Nam, Itoh Shoko đã chỉ ra rằng: “cấu
- trúc nghệ thuật đã được chuyển từ không gian (vật lý) Gothic (trong tiểu thuyết Gothic truyền thống) sang không gian tâm lý, và bây giờ trở thành thể loại khám phá “sự mâu thuẫn về văn hóa” (cultural contradiction)... một thể loại tiểu thuyết nhỏ ra đời ở Anh vào thế kỷ XVIII đã được Hoa Kì hóa và mang đến cho Tân thế giới một phương tiện duy nhất để diễn đạt nỗi sợ hãi và sự khủng khiếp được trải nghiệm trong ranh giới giữa hoang dã và văn minh. Sự Hoa Kì hóa thể loại tiểu thuyết này ở chỗ những phương tiện, hay nội dung phản ánh của tiểu thuyết Gothic châu Âu như những lâu đài cổ, giếng nước, thư từ, tu viện được chuyển thành sự hoang dã, cuộc sống buồn thảm, những người da đỏ, những thằng điên, và những tên giết người”(1). Nếu như “tiểu thuyết Gothic ở châu Âu ra đời như là một sự phản ứng của tác giả đối với thế giới bên ngoài, với quyền lực tối cao của nhà thờ và quốc gia, cũng như là sự phản ứng lại chủ nghĩa duy lý và tân cổ điển ở thế kỷ XVIII, thì tiểu thuyết Gothic Hoa Kì được nhập khẩu để tạo nên một thể loại văn học diễn tả sự không hoàn thiện của chính trị và văn hóa”(2). 1. Thế giới nhân vật – sự bất toàn, ám ảnh và nỗi đau Chúng ta có thể gặp tất cả những đặc điểm này trong tiểu thuyết của William Faulkner, đặc biệt là các tiểu thuyết được viết từ giai đoạn 1929 đến 1940: Khi tôi hấp hối, Âm thanh và cuồng nộ, Nắng tháng Tám và Absalom! Absalom. Trong bốn tiểu thuyết này, thì Âm thanh và cuồng nộ là tác phẩm độc đáo, một bản anh hùng ca về thân phận con người. Đặc biệt hơn, Âm thanh và cuồng nộ đã tái tạo thế giới nội tâm bí ẩn và đa dạng của nhân vật, đầy âm thanh và cuồng nộ nhưng rất giàu chất thơ. Trong các sáng tác của Faulkner, mỗi nhân vật, đặc biệt là các nhân vật chính đều nhìn thế giới dưới một nhãn quan buồn thảm, dường như họ đang khóc cho thân phận cô đơn, lạc lõng và xa lạ trong thế giới thực, một thế giới không ngừng biến chuyển mà dường như không có sự tồn tại của chính họ. Nếu như trong truyện ngắn Bông hồng cho Emily, truyện ngắn được xem là hình ảnh thu nhỏ của tiểu thuyết Gothic miền Nam mà nhân vật Emily, một nhân vật dường như xa lạ trong cuộc đời thực, được nhìn từ nhãn quan của một người ngoài cuộc, thì ở Âm thanh và cuồng nộ, được kể qua dòng tâm thức miên man của nhân vật, ta sẽ đối diện và phần nào giải mã được thế giới nội tâm bí ẩn của nhân vật.
- Trong tiểu thuyết Gothic truyền thống, thế giới nhân vật thường được phân làm hai tuyến có tính chất đối kháng, tuyến thứ nhất là những nhân vật độc ác như ác quỉ, bạo chúa, những gã săn lùng người dị giáo,... tuyến còn lại là những nạn nhân, thì trong tiểu thuyết Gothic Hoa Kì, hệ nhân vật được thay bằng những thằng khờ, những kẻ loạn trí, những bà cô không chồng cay nghiệt, những triết gia, luật sư sống ẩn dật và bí ẩn... Các nhân vật này đều có chung một điểm đó là đều mang một khuyết tật, không chỉ ở trên cơ thể mà cả trong tâm hồn. Mỗi nhân vật đều bị ám ảnh bởi một điều gì đấy. Họ vừa đáng giận lại vừa đáng thương. Các nhân vật gắn kết với nhau một cách chặt chẽ trên nền liên tuyến và đa chiều trong phương thức trần thuật theo một cấu trúc đồng tâm. Ở Âm thanh và cuồng nộ, nhân vật Quentin, là một sinh viên năm nhất của trường Harvard, những suy tư của nhân vật này dường như cũng là suy tư của giới trí thức, của các triết gia… xa lạ, cô lập với thế giới bên ngoài. Quentin luôn bị ám ảnh bởi thời gian, tội loạn luân, mà thực ra tất cả những điều này đều là hình ảnh ẩn dụ của quá khứ, anh ta bị quá khứ ám ảnh. 1.1. Ám ảnh về thời gian Trong ngày cuối cùng của cuộc đời, Quentin luôn bị cái đồng hồ ám ảnh, từ hình ảnh chiếc đồng hồ, anh ta luận suy về cuộc đời và con người mà chủ yếu là tập trung lý giải về sự tồn tại và ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi người, điều gì thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người, mà cái đồng hồ – biểu tượng của thời gian bị xem là “cái lăng mộ của mọi hy vọng và ước muốn”: “Bố cho con cái lăng mộ của mọi hy vọng và ước muốn; điều đáng suy tư hơn là con sẽ dùng nó để lĩnh hội bản toát yếu phi lý của toàn bộ kinh nghiệm nhân sinh có thể chẳng thích hợp với nhu cầu cá nhân của con cũng như của ông nội hay ông tổ nội. Bố cho con không phải để con nhớ thời gian mà để con có thể đôi lúc quên nó đi và đừng có kiệt lực tàn hơi chinh phục nó. Bởi vì, không có trận đánh nào từng gọi là thắng cả, ông nói. Ngay cả trận đánh cũng không có. Bãi chiến trường chỉ mặc khải cho con người sự điên rồ và tuyệt vọng của chính họ, và chiến thắng chỉ là ảo tưởng của các triết gia và những thằng ngốc”(3). Thời gian là một trong những tiêu chí để phân định chủ nghĩa hiện đại, dòng văn học bị ám ảnh bởi thời gian, từ Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, cho đến Ulysses của James Joyce, và các sáng tác của William Faulkner. Thời gian không những
- là đối tượng phản ánh mà còn là một kỹ thuật – một phương tiện nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại chịu ảnh hưởng từ các sáng tác của triết gia đồng thời cũng là nhà văn Pháp Henry Bergson. Tiểu thuyết Gothic châu Âu chỉ dừng lại ở việc phân tích tâm lý, các sáng tác của Hawthorne, A.E. Poe cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích tâm lý, William Faulkner là người đầu tiên đã vận dụng những lý thuyết của chủ nghĩa hiện đại (modernism) vào trong thể loại tiểu thuyết Gothic thông qua ám ảnh về thời gian và thời gian đồng hiện trong dòng tâm thức của nhân vật. Trong tiểu thuyết này, việc vận dụng điểm nhìn của điện ảnh – không cần dẫn truyện cũng như giới thiệu về nhân vật mà tác giả bắt đầu câu chuyện vào ngay ở giữa (in the middle of things) cùng với việc đặt điểm nhìn ở ngôi thứ nhất (phần 1, 2 và 3), bên cạnh tái hiện những xung đột, những tầng tầng lớp lớp trong thế giới nội tâm của nhân vật thì kỹ thuật trần thuật này cũng góp phần diễn đạt một đối tượng rất trừu tượng đó chính là thời gian. Thời gian được tìm thấy trong diễn biến tâm trạng của nhân vật, quá khứ, hiện tại, những suy tư cho tương lai đều được đặt trong hiện tại, vì suy tư và đặc biệt là xúc cảm chỉ có được ở hiện tại. Thời gian dưới nhãn quan của Quentin đó là hình ảnh ẩn dụ đầy bi quan về lịch sử, về đời người mà cuộc sống dường như chỉ là sự tồn tại đầy đau khổ và phi lý. Có lẽ chính vì vậy mà khi xây dựng nhân vật chính Caddy, William Faulkner đã cố tình quên không cho nhân vật này xuất hiện, hay nói đúng hơn nhân vật này đã thuộc về quá khứ, chỉ là một hoài niệm đầy tình yêu thương và đau buồn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
"Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner
5 p | 186 | 15
-
"Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner_1
5 p | 127 | 13
-
"Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner _2
8 p | 215 | 12
-
Nhân vật trùng tên trong "Âm thanh và cuồng nộ" và "Trăm năm cô đơn"
6 p | 77 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn