intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Bà mối” của nền kinh tế hiện đại

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

147
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Georges Doriot - giáo sư nổi tiếng tại Trường kinh doanh Harvard - là một trong những người đầu tiên phát hiện ra ngành kinh doanh tiền vốn hiện đại. Và theo giải thích trong cuốn sách mới của Spencer E. Ante thì bản chất tiền vốn kinh doanh thực ra đã cũ như hoạt động thương mại của chính nó. Vậy sự đóng góp của Doriot có gì đặc biệt? Chính Ante đã viết: “ARD là hãng kinh doanh chuyên nghiệp đầu tiên theo đuổi việc làm gia tăng tiền từ những nguồn khác lạ - chủ yếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Bà mối” của nền kinh tế hiện đại

  1. “Bà mối” của nền kinh tế hiện đại Georges Doriot - giáo sư nổi tiếng tại Trường kinh doanh Harvard - là một trong những người đầu tiên phát hiện ra ngành kinh doanh tiền vốn hiện đại. Và theo giải thích trong cuốn sách mới của Spencer E. Ante thì bản chất tiền vốn kinh doanh thực ra đã cũ như hoạt động thương mại của chính nó. Vậy sự đóng góp của Doriot có gì đặc biệt? Chính Ante đã viết: “ARD là hãng kinh doanh chuyên nghiệp đầu tiên theo đuổi việc làm gia tăng tiền từ những nguồn khác lạ - chủ yếu là các nhà đầu tư quảng cáo chẳng hạn như các công ty bảo hiểm, các tổ chức
  2. giáo dục, và cả việc đầu tư sự ủy thác. Điều này là một sự phát triển quan trọng từ khi nó mở rộng một cách rộng lớn số lượng tiền tiềm ẩn mà có thể được dành để làm vốn kinh doanh.” Mặc dù viết không nhiều, nhưng cho tới nay Doriot vẫn là một trong số những nhà tư tưởng uyên bác của thế kỷ 20. Dựa vào những hiểu biết cá nhân của mình cùng với một trí tuệ sâu rộng, ông đã nhanh chóng nắm bắt được tiềm năng của sự toàn cầu hóa cũng như tính sáng tạo trong kinh doanh. Dưới đây là một phần trích trong cuốn sách “Creative Capital: Georges Doriot and the Birth of Venture Capital” do trường kinh doanh Harvard ấn hành. Theo nhận thức, người ta sẽ tạo nên được ý thức hoàn hảo rằng Boston sẽ đáp ứng phù hợp với sự chuyển động tiền vốn kinh doanh. Từ khi được phát hiện ra vào thế kỷ thứ 17, Boston luôn được phát triển nhờ vào một niềm tin Khai Sáng về tiến bộ khoa học và tính hoàn thiện của loài người. Người ta coi nó như cái nôi của trường công – trường Latin Boston (năm 1635) và trường đại học – đại học Harvard (năm 1936) đầu tiên ở nước Mỹ. Sau cuộc Cách Mạng ở Mỹ, Boston đã trở thành một hải cảng lớn và trở thành người dẫn đầu trong việc chế tạo các thiết bị khoa học và kỹ thuật tân tiến. Còn thành phố này bao giờ cũng có một cơn sóng cách mạng với những thay đổi về quyền bầu cử của phụ nữ, xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ và bản thân cuộc Cách Mạng ở Mỹ, tất cả đều được khởi đầu từ chính những đường phố ở đó. Georges Doriot đã thể hiện những đặc điểm giống nhau – sự đổi mới, việc nắm bắt rủi ro, và cả một niềm tin kiên định vào tiềm năng của loài người. Sau chiến tranh, đó là giai đoạn được giành cho một sự bùng nổ về cải cách và tài năng của Doriot đã có điều kiện vô cùng thuận lợi để tỏa sáng. Là một giáo sư của một
  3. trường kinh doanh hàng đầu và là một giám đốc của cả tá các công ty, Doriot đã trở thành một chuyên gia về tài chính và công nghệ chế tạo. Và cũng nhờ vào chiến trang mà Doriot đã có được cuộc sống đầy trải nghiệm về việc tổ chức và quản lý những hoạt động kinh doanh mới trong một môi trường đầy áp lực. Sau đó, người ta không hề ngạc nhiên khi biết rằng: người đã từng đứng đầu Tiểu ban tiền vốn kinh doanh của Hội đồng nước Anh Mới chính là sự lựa chọn đầu tiên cho chức chủ tịch của ARD. Nhưng Doriot đã không thể đảm trách được công việc này bởi lúc đó ông vẫn còn đang ở trong quân đội. Vì vậy, trong thời gian tạm thời, các giám đốc đã gọi ông là chủ tịch của tất cả các giám đốc. ………………….. Nhóm những người đã sáng lập ra ARD đều tin rằng nó có thể tìm ra được lời giải cho câu đố hóc búa về nền kinh tế ít rủi ro. Và lúc này khi chiến tranh đã qua đi thì tất cả họ đều có điều kiện để làm được điều này. Tiền dành cho những doanh nghiệp mới đã bị hạn chế, và họ tin rằng đó là bởi hệ thống thuế phiền hà của New Deal cũng như bởi việc ngày càng gia tăng sự xuất hiện của những ủy thác đầu tư bảo thủ cực đoan. Các ủy thác đầu tư và các công ty bảo hiểm nhân thọ đều được trao cho một sứ mạng mở rộng thị trường tiết kiệm ở Mỹ, nhưng họ không sẵn lòng đầu tư vào những hoạt động kinh doanh mới đầy rủi ro. Thói quen và tính thận trọng đã khiến cho những người được ủy thác của những hãng đó hạn chế các khoản đầu tư của mình vào các kỳ phiếu lãi cao hoặc thị trường chứng khoán. Chủ tịch đang điều hành ARD lúc đó là Ralph Flanders, đã quan sát vấn đề này trong suốt nhiệm kỳ làm chủ tịch của ông tại Ngân hàng dự trữ liên bang, đã giải thích ngắn gọn mục đích của ARD trong một bài diễn văn vào tháng 11 năm 1945 trước Hiệp hội các ủy ban chứng khoán quốc gia ở Chicago. “Chúng ta có được con số lớn nhất về các triển vọng đối với những khoản đầu tư mới. Chúng ta có những phương tiện khác nhau để lựa chọn được những
  4. triển vọng hấp dẫn nhất cũng như phân bố được rủi ro theo những cái đã được chọn. Điều này không cung cấp được cho một hoạt động kinh doanh cơ bản bằng cách thử những phương pháp mới về việc áp dụng vốn phát triển được sao? Chúng ta không thể phụ thuộc hoàn toàn vào việc mở rộng độc mỗi những ngành công nghiệp lớn cũ kỹ của chúng ta theo một khoảng thời gian không xác định được. Chúng ta cần một sự mạnh mẽ, một sinh lực và cả một khả năng mới mẻ từ gốc rễ. Chúng ta cần ‘tổ chức cưới’ cho một số phần nhỏ các nguồn tín dụng khổng lồ của mình với những ý tưởng mới đang tìm kiếm sự hỗ trợ.” Và theo học thuyết này thì chính những nhà tài phiệt tư bản được xem như là những “bà mối” của nền kinh tế hiện đại. Họ sẽ phải “tổ chức cưới” cho tiền của mình với mọi người hay với những ý tưởng mới mẻ, điên rồ của họ. Và kết quả sẽ là một quốc gia mạnh mẽ hơn với một sự cung cấp đang phát triển về các công việc được trả lương hậu hĩnh. Trong khi định hình ARD, những người sáng lập nó đã định hướng theo một sự hiểu biết trực giác về đầu tư. Họ nhận ra rằng các tổ chức với “những nguồn tín dụng khổng lồ” cùng với những nhà điều hành dày dạn kinh nghiệm thì đều không có được những kỹ năng đòi hỏi phải táo bạo trong nghệ thuật đổi mới, và như thế, ngược lại, các nhà đầu tư vẫn đang phải vật lộn với những kiểu sáng tạo mà không có tiền, còn theo sự mô tả dí dỏm của Doriot là họ “đang thử liều mình để trở thành những nhà kinh doanh nghèo”. Việc đeo đuổi ARD cốt mang lại cùng lúc sự tương hỗ hai bên lẫn nhau ngay cả đối với những cộng đồng tách biệt rộng lớn. Chính việc lưu ý tới bài học trước chiến tranh của Hiệp hội đầu tư đã khiến cho những người sáng lập đều nhất trí rằng phải tăng lên 5 tỷ đô la tiền vốn bằng cách bán 200.000 cổ phiếu của ARD ra thị trường chứng khoán với giá 25 đô la một cổ phiếu. Ý tưởng về tiền vốn kinh doanh này quả là quá mới mẻ mà những người sáng lập ra ARD đã buộc phải tận dụng mọi nguyên tắc tài chính thông thường
  5. khác nhau nhằm biến cho nó trở nên thực thi được. Lấy ví dụ như trước khi ARD có thể chào bán cổ phiếu của mình thì nó phải có được những khoản miễn thuế từ Ủy ban Giao Dịch Chứng Khoán theo đúng Đạo luật Công ty Đầu tư của năm 1940. Thực ra, ARD cũng được hỗ trợ bởi một trong những thành viên cao cấp của nó, luật sư Warren Motley, chính là một nhà tư vấn cho Hiệp hội quốc gia về công ty đầu tư và cũng là người đã giúp đỡ viết Đạo luật Công ty Đầu tư 1940, một phần pháp chế quan trọng nhằm tập trung vào việc khôi phục lại niềm tin của cộng đồng sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929. Theo điều khoản trong Đạo luật 1940 thì Quốc hội và Ủy ban Giao Dịch Chứng Khoán phải theo dõi để ngăn chặn các công ty đầu tư mở rộng quyền kiểm soát của họ thông qua các hình chóp đầu tư như vẫn thường được làm trong những năm 1920. Do đó, một trong những điều khoản của Đạo luật đó đã giải thích rằng một công ty đầu tư không thể được sở hữu hơn 3% cổ phần bầu chọn của một công ty đầu tư khác. Và chính điều này đã ngăn không cho Quỹ ủy thác các nhà đầu tư ở Massachusetts mua một số lượng lớn cổ phiếu của ARD. Thật may khi Motley đã biết sử dụng những mối quan hệ của mình cùng một sự hiểu biết sắc sảo về tài chính để giúp cho ARD có được những khoản miễn thuế theo đúng điều luật và những cái khác quanh những lý do mà nó trở thành “quyền lợi và niềm tin của cộng đồng bằng sự ngăn chặn các nhà đầu tư”. Những khoản miễn thuế quan trọng nhất đã cho phép ARD nắm giữ được hơn 5% cổ phần của một công ty, cho phép bất kỳ công ty đầu tư nào cũng có thể mua tới 9,9% cổ phiếu của ARD cũng như cho phép ARD bán các cổ phần của mình không chỉ cho các công ty đầu tư mà còn cho cả những tổ chức tín dụng khác. Và cuối cùng, dựa vào bản thỏa thuận đó mà ARD đã nhận lại được 3 tỉ đô la, với ít nhất một nửa số đó đến từ các tổ chức. ARD cũng đã xem xét những thay đổi pháp luật khác để đẩy mạnh cơ hội thành công của mình. Các đạo luật “không báo trước” của một số bang đã ngăn
  6. không cho các Quỹ ủy thác đầu tư đầu tư vào thị trường cổ phiếu dưới 3 đến 5 năm, hoặc không được thanh toán cổ tức trong vòng vài năm. Và từ khi ARD nhận thấy rằng một nửa số vốn của mình đều đến từ các tổ chức thì những người sáng lập ra nó thấy đã tới lúc cần phải vận động hành lang cho bốn bang, kể cả Ohio và New Hampshire, nhằm sửa đổi lại những quy định ở các bang đó. Dean Donald K. David của trường kinh daonh Harvard; Merrill Griswold, chủ tịch của Quỹ ủy thác các nhà đầu tư ở Massachusetts cùng một số luật sư và các nhà tư bản công nghiệp xuất chúng khác đã tổ chức một chiến dịch thành công nhằm nới lỏng các đạo luật của những bang này. Việc thành lập của ARD đã được nhiều tờ báo và tạp chí hàng đầu quan tâm. Tất cả những câu chuyện đều tập trung vào những con người uyên bác của hãng trong việc thực hiện sứ mệnh đột phá của nó. Một câu chuyện trên tờ Boston Globe được bắt đầu bằng một tiêu đề “Venture Enterprise of Unusual Management” và đã kết luận rằng: “nếu ARD không thu được kết quả thì hãng sẽ không có được như ngày hôm nay bởi ý tưởng đột phá cho thành công này cũng không nhiều”. Còn theo giải thích về mục đích của hãng thì những người sáng lập ra nó vẫn luôn hết sức thành thật, chấp nhận trước rằng thất bại là một phần không thể thiếu trong những tính toán về tài chính. Và lời của Flanders đã được trích dẫn trong một câu chuyện trên tờ New York Herald Tribune: “Trong khi tất cả các dự án đều có thể không thành công thì nó lại chính là sự đồng lòng của những con người giỏi nhất đã quá quen với số lượng lớn những phát triển mới mẻ xuất hiện sau chiến tranh, và hành động của họ đủ sức để giúp cho các dự án hoạt động có lãi tới mức mà đầu tư được coi như một cách sẽ hoàn toàn thành công trong tài chính cũng như trở thành một tài sản xã hội không thể tranh cãi nữa đối với đất nước này.” Thực vậy, chiến tranh đã là một bước ngoặt đối với chủ nghĩa đầu tư. Trong khi thực tế rằng chiến tranh tạm thời kìm hãm sự phát triển của hoạt động kinh
  7. doanh nhỏ thì cuối cùng nó cũng tạo ra được một môi trường dồi dào hơn đối với nền kinh tế đầu tư nhằm phát triển mạnh hơn. Với chính bản chất của mình, chiến tranh luôn khích lệ việc nắm bắt rủi ro và với cuộc chiến cụ thể này thì nó đã tạo ra giá trị từ việc nắm bắt các rủi ro về những nền công nghệ cũng như những phương thức sản xuất mới mẻ vượt xa hơn cả sự tưởng tượng của con người. Và chỉ cần nhìn vào một ví dụ đó là sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất cao su nhân tạo cũng đủ cho thấy việc thúc đẩy những nền công nghệ chưa được chứng minh có thể tạo nên một kết quả ngoạn mục vô cùng. Ngoài ra, chiến tranh cũng đã làm biến chuyển các thị trường vốn. Những kết quả khác thường của nền công nghệ thời chiến “đã chuẩn bị cho nhiều nhà đầu tư cá nhân và cả những nhà quản lý quỹ của các tổ chức nắm bắt được những rủi ro lớn hơn trong việc đầu tư thời chiến.” Và quan trọng hơn nữa, chiến thắng của Liên Minh đã làm mất hẳn bản tính rụt rè của thời kỳ Sụt giá cũng như tiếp thêm cho đất nước này một cú hích về lòng tự tin để cổ vũ cho sự thử nghiệm phi thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2