YOMEDIA
ADSENSE
"Đêm đại dương" trong nhà trường phổ thông Việt Nam_1
66
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong sự vận động của mạch thơ, ta còn nhìn thấy sự cưỡng lại số phận nghiệt ngã của con người trong biển cả thời gian, bất chấp sự vùi lấp trong biển cả không gian.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: "Đêm đại dương" trong nhà trường phổ thông Việt Nam_1
- "Đêm đại dương" trong nhà trường phổ thông Việt Nam
- Trong sự vận động của mạch thơ, ta còn nhìn thấy sự cưỡng lại số phận nghiệt ngã của con người trong biển cả thời gian, bất chấp sự vùi lấp trong biển cả không gian. Thoạt đầu là sự áp đảo của số lượng những ngôn từ chỉ sức mạnh đại dương không gian (des courses lointaines, morne horizon, une mer sans fond, une nuit sans lune...). Nhưng nối tiếp đó là sự xuất hiện của những ngôn từ gợi ra (trực tiếp hay gián tiếp) dòng thời gian, dòng kí ức. Dòng ký ức vừa là dấu vết của thời gian lên số phận con người, nhưng cũng là những cố gắng của con người tìm mọi cách cưỡng lại sức mạnh của thời gian. Có điều, câu thơ thể hiện rõ nhất sức mạnh của dòng thời gian qua hình ảnh ký ức lại cũng chính là câu thơ nhấn vào sức mạnh của con người: “l’un n’a-t-il pas sa barque, l’autre sa charrue?” (người này phải chăng không có chiếc mảng của mình, người kia là chiếc cày?). Câu thơ hiện diện dưới dạng một câu hỏi tu từ có ý nghĩa như một lời khẳng định có tính tất yếu, dù sao con người cũng phải sống, và biết quên cũng chính là một cách để con người chiến thắng thời gian. Lại một phản đề ẩn dụ khác trong thơ của Hugo? Trong hầu hết các bản dịch thơ ở Việt nam (Đặng Anh Đào, Phạm Nguyên Phẩm, Tố Hữu...), các dịch giả không giữ nguyên dạng câu hỏi mà chuyển sang dạng câu khẳng định. Có lẽ sắc thái tu từ vì thế mất đi phần nào. Chúng tôi nói hầu hết là vì trong bản dịch thơ của Mười thế kỷ văn chương Pháp[3], dạng câu hỏi tu từ vẫn được giữ nguyên: “Mải chăng kẻ chài buông, người cày dắt?”. Đọc bài thơ, có thể nhận ra một cảm hứng quen thuộc trong văn học thế giới: sự đối chọi giữa cái vô hạn của thiên nhiên và cái hữu hạn của số phận con người. Hướng triết lý là một nét tiêu biểu cho nghệ thuật thơ của Hugo lúc này. Ông đang trăn trở tìm đến với chức năng của nhà thơ. Có lẽ qua bài này, người ta còn đọc được sự khẳng định về vai trò của các nhà thơ: bằng nghệ thuật nhà thơ phải bất tử hoá cuộc sống ngắn ngủi, vượt qua biển cả thời gian. Nhìn vòng khắp văn học thế giới, đề tài
- về mâu thuẫn giữa vô hạn và hữu hạn không chỉ là cảm hứng của riêng Hugo hay chủ nghiã lãng mạn phương Tây thế kỷ XIX. Đó dường như là vấn đề của muôn đời, Sisiphe với hòn đá định mệnh trong văn học cổ đại Hy lạp, con dã tràng xe cát trong truyện dân gian Việt Nam... Trong văn học trung đại phương Đông, triết lý về hình ảnh con người đối diện trước vô thuỷ vô chung của vũ trụ in đậm nét trong thơ ca, đặc biệt là thơ Đường. Chính từ đây nảy sinh vấn đề bản thể trong triết học nếu đẩy tới những suy nghĩ mang tính tư biện. Hugo chắc không hề có ý định xây dựng một học thuyết triết học về cái hư vô, nhưng ông có thể đã phải nghĩ về nó rất nhiều. Ngay cái tên Latin của bài thơ đã thể hiện phần nào dụng ý của ông: Océano nox. Victor Hugo, người được coi có đổi mới rất nhiều cho ngôn ngữ văn học Pháp - bình dị trong sáng hơn mà không kém phần thơ- thường hiếm khi đặt tên cho tác phẩm của mình bằng lối tên trang trọng như các nhà thơ cổ điển. Ông tiêu biểu cho những nhà thơ lãng mạn vượt bỏ khỏi sự chật hẹp của ngôn từ ước lệ trong thi ca: Tôi đội chiếc mũ đỏ lên cuốn từ điển già Không còn từ nguyên lão! cũng chẳng còn từ dân đen. ... Tôi gọi lợn bằng tên của nó, tại sao không ?[4] Chính vì thế khi đặt cho bài thơ cái tên Latin gợi ấn tượng về sự trang trọng, hẳn Hugo muốn lưu ý nhấn mạnh tới cảm xúc mang tính triết lý. Đại dương không chỉ là biển thông thường, đêm cũng không hẳn là một khoảng thời gian trong ngày. Đó vừa là biểu tượng của không gian, vừa là biểu tượng của thời gian. Hai hình ảnh vừa tương hỗ, vừa tương phản với nhau tạo nên một âm vang rất lớn trong lòng người đọc. Bởi vì quả thật, đối với Victor Hugo, đêm đen là biển cả của thời gian, còn đại dương là đêm đen của không gian. Ấn tượng về sự bí ẩn cứ trùng trùng lớp lớp bao phủ tâm trí người đọc. Vì thế sẽ là khá thú vị nếu chúng ta thử
- so sánh ở đây cách thể hiện của văn học phương đông và phương tây khi cùng bàn tới sức mạnh của thời gian trong nghệ thuật. Nếu như Hoàng Hạc lâu quan tâm tới việc thể hiện triết lý về sự đối diện của con người trước thời gian vô thuỷ vô chung bằng một bút pháp chấm phá tiêu biểu cho thơ Đường, thì Hugo lại nhấn rất nhiều ở những chi tiết cụ thể sinh động làm nên da thịt cho bài thơ. Dòng thời gian trong thơ Đường hiện ra qua hình ảnh của mây trắng bay vĩnh viễn (bạch vân thiên tải không du du), và cũng chỉ có một dòng thơ ngắn ngủi như thế với bảy chữ. Còn trong bài thơ của Hugo, đó là biển cả bao la và bóng đêm với những hình ảnh trùng trùng lớp lớp. Thử lược đi những chi tiết miêu tả cảnh chìm lấp của số phận người thuỷ thủ trong không gian và thời gian để tóm lại trong vài chữ, cái đặc sắc trong nghệ thuật thơ của Hugo sẽ không còn. Vì thế khi nhìn vào bài thơ ta có nhận ra rất rõ ngay trên bề mặt văn bản quá trình chìm lấp của những người thuỷ thủ. Có điều thú vị nữa là tuy người đọc dễ mất phương hướng ngay giữa biển cả câu chữ của Hugo, nhưng khi đọc tới câu thơ cuối cùng thì lại nhận ra rằng con người vẫn là tạo vật bất tử. Như vậy là ngay trên bề mặt văn bản ta đã thấy sự tương đồng giữa cảm nhận trực quan với những điều mà nhà văn muốn nói với người đọc: đây không phải bài thơ viết về những cảm nhận bi đát của thân phận con người. Cũng như Thôi Hiệu dù có lúc bâng khuâng trước thời gian vô thuỷ vô chung (Bạch vân thiên tải không du du) vẫn kết lại bài thơ của mình bằng hình ảnh quê hương như là nơi nương tựa cho lòng người: Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu
- Hugo vẫn hướng về cuộc sống, khẳng định sức mạnh bất diệt của họ như ông đã từng viết trong Những người lao động biển cả: “Tuy nhiên con người vẫn thắng được biển cả. Dần dà bước một, thong thả, một cách khoa học”.[5] Hai mệnh đề có tính tương phản này hoàn toàn có thể tạo nên một hợp đề mang cảm hứng sử thi. Điều này gợi ra cho chúng ta nhớ về một tác phẩm dân gian trong văn học Êđê có tên Trường ca Đăm Săn với kết thúc mang dáng vẻ bi kịch là cái chết của dũng sĩ Đăm Săn khi đi cầu hôn nữ thần Mặt trời. Thực ra chàng tù trưởng giàu mạnh bậc nhất này hoàn toàn có thể hài lòng về những gì mình đã có mà chẳng ai dám phủ nhận sức mạnh của chàng. Tác phẩm có thể dừng lại ở đó mà vẫn đạt tới được đặc trưng của sử thi và không kém phần hấp dẫn: ngợi ca chiến công của những người anh hùng. Nhưng kết thúc bằng cái chết của chàng tù trưởng giàu mạnh cũng không hề là sự vi phạm tinh thần lạc quan quen thuộc của dân gian. Đăm Săn bất chấp mọi lời can ngăn và sẵn sàng chấp nhận cái chết đến với mình để thoả khát vọng chinh phục. Chàng dám đem tính mạng vào cuộc thử sức, dám và sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy và cái chết. Tư thế đó chỉ có ở những con người biết rõ giá trị của cuộc đời, giá trị của chính mình và những gì mà mình sẽ đem đánh đổi. Đó hoàn toàn không phải là cách làm liều lĩnh của những kẻ cầu mong một vận may trong cuộc đỏ đen với số phận mà không biết rõ cái mà mình sẽ đối chọi. Chính vì thế nhân vật Đăm Săn hoàn toàn có tư thế của một người anh hùng cộng đồng trở nên bất tử nhờ chiến bại lớn nhất trong cuộc đời mình chứ không phải là những chiến công đánh thắng các tù trưởng. Cũng như ông lão Santiago trong Ông già và biển cả nhận ra rằng mình đã thất bại vì đi quá xa. Có một âm vang sử thi cổ sơ của nhân loại, nhưng hình như lại là một phản đề: con người đối chọi với thiên nhiên và dám chấp nhận thất bại. Vậy cảm hứng trong văn học nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây khi ngợi ca tư thế con người trước thiên nhiên dù không phải lúc nào
- cũng hướng về chiến thắng nhưng không bao giờ đượm vẻ bi quan. Đọc bài thơ Đêm đại dương, chúng tôi nhớ tới một câu nói của nhà triết học người Pháp, B.Pascal: “con người ta chỉ là một cây sậy nhỏ bé trước thiên nhiên, nhưng là một cây sậy biết tư duy. Thiên nhiên kia tuy to lớn nhưng không hề biết rằng nó đầy sức mạnh...”. Phải chăng có thể dùng câu nói kia để kết thúc bài viết về bài thơ của một nhà thơ lãng mạn tích cực./.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn