intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Hạ nhiệt" xung đột trong gia đình

Chia sẻ: Mongmo Anhquoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn hãy thể hiện rõ cảm xúc của mình hơn là trách móc đối phương. Chẳng hạn, "Em thấy chán vì lúc nào phòng bếp cũng bừa bộn sau buổi tối", cách nói này tốt hơn "Anh thật ích kỷ, lúc nào cũng để phòng bếp bừa bộn sau buổi tối". Việc cãi vã giữa hai người yêu nhau là không thể tránh khỏi, nhưng vẫn có nhiều cách để giải quyết xung đột mà không phá hoại mối quan hệ. Nếu bạn thể hiện sự giận dữ một cách thái quá thì sẽ để lại vết thương lòng cho cả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Hạ nhiệt" xung đột trong gia đình

  1. "Hạ nhiệt" xung đột trong gia đình Bạn hãy thể hiện rõ cảm xúc của mình hơn là trách móc đối phương. Chẳng hạn, "Em thấy chán vì lúc nào phòng bếp cũng bừa bộn sau buổi tối", cách nói này tốt hơn "Anh thật ích kỷ, lúc nào cũng để phòng bếp bừa bộn sau buổi tối". Việc cãi vã giữa hai người yêu nhau là không thể tránh khỏi, nhưng vẫn có nhiều cách để giải quyết xung đột mà không phá hoại mối quan hệ. Nếu bạn thể hiện sự giận dữ
  2. một cách thái quá thì sẽ để lại vết thương lòng cho cả hai và không dễ gì để chữa lành nó. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn vào lúc này nhưng về sau bạn có thể cảm thấy tội lỗi, thậm chí dù là bạn đúng. Theo trang Teenadvice, khi xung đột bùng nổ và bạn cảm thấy giận giữ với người ấy thì hãy thử một trong những bước sau: - Thú nhận rằng bạn đang tức giận Bạn hãy thể hiện rõ cảm xúc của mình hơn là nói lời trách móc đối phương. Có thể nói: "Em thấy chán vì lúc nào phòng bếp cũng bừa bộn sau buổi tối", cách nói này tốt hơn là: "Anh thật ích kỷ, lúc nào cũng để phòng bếp bừa bộn sau buổi tối". Nếu bạn dùng cách nói thứ 2, đối phương sẽ nghĩ bạn đang tấn công và sẽ có sự phòng thủ. Điều này sẽ khiến mẫu thuẫn giữa hai bạn trở nên tồi tệ hơn. Nhưng với cách thứ nhất, đối phương sẽ biết bạn đang cảm thấy như thế nào. Điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách cởi mở hơn.
  3. - Đề nghị giải quyết mâu thuẫn sau Điều này là cần thiết nếu một trong hai bạn cảm thấy tức giận đến mức không có đủ bình tĩnh để nói chuyện, "Bây giờ em đang rất giận, chúng ta sẽ nói chuyện này sau". Bạn hãy đề nghị điều này nếu thấy cần. Bạn đừng quá hy vọng đối phương đọc được suy nghĩ của bạn và đưa ra đề nghị này. Và trên hết, bạn là người duy nhất biết mình thực cảm thấy như thế nào. Tuy nhiên, đây không phải là cách bạn trốn tránh vấn đề. Điều quan trọng là hai bạn sẽ bàn bạc và tìm cách giải quyết mâu thuẫn này vào thời điểm khác. - Thăm dò cảm xúc của bạn Đi kèm với sự giận dữ bạn thường cảm thấy buồn, bị tổn thương, thất vọng hoặc có cảm giác bị coi thường. Bạn hãy để người ấy biết được cảm xúc của bạn. Những cảm xúc này mới thực sự là vấn đề mà cả hai bạn phải đối mặt và giải quyết.
  4. Chẳng hạn, bạn phàn nàn vì chàng dành quá nhiều thời gian cho bạn bè, bạn thấy mệt mỏi vì lúc nào cũng xếp thứ hai và rằng chàng thật ích kỷ. Thực tế, việc chàng dành ít thời gian với bạn bè hơn sẽ không giải quyết được vấn đề. Vấn đề thực sự ở đây là bạn cảm thấy bị phớt lờ và "ra rìa". Điều cần làm ở đây là thay đổi cảm xúc của bạn. Khi chàng nghe thấy bạn nói muốn dành nhiều thời gian hơn với chàng bởi vì bạn quan tâm đến chàng và thích bạn đồng nghiệp của chàng thì có thể chàng sẽ thay đổi cách cư xử của mình. Điều này sẽ mang lại hiệu quả hơn là nếu chàng nghe bạn chỉ trích bạn bè của mình. Bạn hãy thừa nhận vai trò của chàng trong vấn đề mâu thuẫn. Việc nói lời "xin lỗi" không có nghĩa rằng ban phải nhận lấy tất cả trách nhiệm. Bạn hãy sẵn sàng để tha thứ và dàn xếp. Khi bạn đã sẵn sàng, đừng bắt chàng phải đợi giống như một sự trừng phạt. Một trận cãi vã giữa hai người yêu nhau giống như một sự xa cách nhỏ. Và khi đã làm hòa với nhau thì tình cảm của hai người sẽ trở nên sâu sắc hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2