intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Nước biển" & dịch truyền

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

229
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tất cả các loại dịch truyền, người dân ta đều gọi là “nước biển”. "Nước biển" là từ dân gian dùng để chỉ các loại dịch truyền vào cơ thể. Việc truyền "nước biển" cần có chỉ định đúng, không được tự ý sử dụng bừa bãi. Thường có 4 loại dịch sau: - Dịch muối 0,9% hay dịch mặn, gồm nước và muối ăn, dùng để bù dịch cho cơ thể khi mất nước như tiêu chảy, bỏng... Độ mặn của dịch bằng độ mặn của máu. - Dịch glucose hay dịch ngọt, thành phần gồm nước và glucose. Dịch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Nước biển" & dịch truyền

  1. "Nước biển" & dịch truyền Tất cả các loại dịch truyền, người dân ta đều gọi là “nước biển”. "Nước biển" là từ dân gian dùng để chỉ các loại dịch truyền vào cơ thể. Việc truyền "nước biển" cần có chỉ định đúng, không được tự ý sử dụng bừa bãi. Thường có 4 loại dịch sau:
  2. - Dịch muối 0,9% hay dịch mặn, gồm nước và muối ăn, dùng để bù dịch cho cơ thể khi mất nước như tiêu chảy, bỏng... Độ mặn của dịch bằng độ mặn của máu. - Dịch glucose hay dịch ngọt, thành phần gồm nước và glucose. Dịch này có nhiều nồng độ khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng. Glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể. + Dịch 5% có nồng độ thẩm thấu bằng huyết tương nên có thể bù dịch khi cơ thể bị mất nước hay bệnh nhân không uống được. + Nồng độ 20% chứa nhiều glucose hơn, dùng để giải độc và nuôi ăn khi bệnh nhân không ăn được bằng miệng. - Dịch điện giải gồm các thành phần điện giải khác nhau, dùng cho các bệnh nhân rối loạn chuyển hoá trong nhiều bệnh lý như tiêu chảy, suy thận... Không dùng ngoài bệnh viện. - Dịch đạm có thành phần gồm nước và axit amin, dùng cho bệnh nhân suy kiệt, không ăn uống được.
  3. * Dịch truyền là dạng dược phẩm lỏng, vô trùng, được tiêm nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Có thể chia dịch truyền thành 4 loại với các tác dụng khác nhau: - Cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể. - Tái lập cân bằng kiềm toan. - Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng.
  4. - Thay thế máu. Ngoài ra, người ta còn dùng dịch truyền chứa kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Như vậy, dịch truyền là dạng thuốc rất cần thiết trong các trường hợp bệnh nặng hoặc cấp cứu, khi người bệnh không thể uống thuốc. Tùy trường hợp bệnh mà bác sĩ kê đơn từng loại dịch truyền cho bệnh nhân. Tuy nhiên hiện nay, một số người lạm dụng dịch truyền cung cấp năng lượng, coi đây là một cách tốt để bồi bổ cơ thể. Loại dịch này được sử dụng để nuôi ăn trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Nếu không đau yếu, ăn uống tốt mà vẫn truyền dịch (để khỏe hơn) thì rất lãng phí, lại có thể dẫn đến các tai biến khi truyền (sốc phản vệ), nhất l à khi truyền dịch tại nhà. Việc truyền dịch tại nhà mà không có sự thăm khám, cân nhắc, chỉ định của bác sĩ đôi khi còn nguy hiểm hơn cả uống thuốc. Trong điều kiện không đảm bảo vô trùng, không dự phòng các tai biến thì khi sốc phản vệ xảy ra, tính mạng bệnh nhân có thể bị đe dọa do không đ ược xử lý kịp thời.
  5. (Tổng hợp từ nhiều nguồn : Sách, báo và Internet)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2