intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Phỏng vấn” nhà tuyển dụng - Tại sao không làm?

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

136
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông thường, trong các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng (NTD) giữ vai trò như một “tiền đạo” trong môn bóng đá: đặt câu hỏi phỏng vấn, nghe ứng viên trả lời rồi lại hỏi tiếp. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến việc chủ động “tấn công” NTD chưa? Việc này không dễ, nhưng nếu thực hiện thành công thì cơ hội bạn được NTD chọn sẽ rất lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Phỏng vấn” nhà tuyển dụng - Tại sao không làm?

  1. “Phỏng vấn” nhà tuyển dụng - Tại sao không? (HocKynang.com) - Thông thường, trong các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng (NTD) giữ vai trò như một “tiền đạo” trong môn bóng đá: đặt câu hỏi phỏng vấn, nghe ứng viên trả lời rồi lại hỏi tiếp. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến việc chủ động “tấn công” NTD chưa? Việc này không dễ, nhưng nếu thực hiện thành công thì cơ hội bạn được NTD chọn sẽ rất lớn. Đó là điều tôi chiêm nghiệm được sau
  2. khi giành “thắng lợi cuối cùng” trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng và sau đó đã có được công việc mà mình rất yêu thích. Trước đây, khi đi phỏng vấn, tôi thường trả lời NTD theo kiểu “nhát một”, tức là NTD hỏi gì thì tôi trả lời nấy. Ngay cả khi NTD hỏi những câu mà tôi chưa hiểu lắm, tôi cũng không dám hỏi lại. Đặc biệt, tôi rất ngại khi NTD hỏi câu: “Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?” vì tôi thật sự không biết hỏi họ điều gì. Thất bại là mẹ thành công … Chính do sự trả lời thiếu tự tin và kém sáng tạo của mình, tôi đã không lọt vào mắt xanh của khá nhiều NTD. Qua cách NTD nhìn tôi trong buổi phỏng vấn, tôi hiểu rằng họ không xem tôi là một ứng viên năng nổ, độc lập và có óc sáng tạo. Vì vậy, tôi đã tìm đến
  3. một người bạn làm trong ngành tuyển dụng để được tư vấn. Bạn tôi cho biết NTD không đánh giá cao những ứng viên quá rụt rè, thụ động. Do đó, tôi cần cố gắng giành thế chủ động trong buổi phóng vấn. Muốn làm được như vậy, tôi phải chuẩn bị thật chu đáo trước khi đi phỏng vấn. Nghe lời khuyên của bạn, tôi về xem kỹ lại hồ sơ của mình để xác định những điểm mà NTD có thể “xoáy” vào. Đó là mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, điểm mạnh, điểm yếu của tôi … Tôi chuẩn bị ví dụ thật cụ thể để minh họa và tập trình bày để đảm bảo sự đồng nhất giữa thông tin trả lời phỏng vấn và thông tin nêu trong hồ sơ. Tôi còn tìm hiểu thông tin về ngành nghề kinh doanh, công nghệ, sản phẩm của công ty vì những thông tin này là “vũ khí” tối quan trọng để “tấn công” NTD.
  4. Giành thế chủ động để tấn công Bạn biết không, NTD chưa hẳn sẽ đánh giá cao những ứng viên vừa nghe dứt câu hỏi đã trả lời ngay mà không cần suy nghĩ. Chính sự từ tốn và tự tin mới thể hiện sự chín chắn, trưởng thành của ứng viên. NTD cũng không thiện cảm với những ứng viên thích “nổ”, nói liên tu bất tận về thành tích của mình mà không cần biết người đối thoại có còn quan tâm lắng nghe hay không. Chính vì vậy, khi NTD hỏi tôi bất kỳ câu hỏi nào, tôi cũng dành ít nhất 3 giây suy nghĩ trước khi trả lời. Sau khi trả lời xong, tôi chủ động đặt câu hỏi ngược lại cho NTD về vị trí ứng tuyển, kế hoạch phát triển của phòng ban, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực …Đa phần NTD rất thích ứng viên hỏi những câu liên quan đến nội dung hai bên đang trao đổi, đặc biệt là những câu hỏi thông minh, vì điều này chứng tỏ ứng viên thật sự quan tâm đến họ. Trong một lần đi phỏng vấn ở công ty X, sau khi trình bày quan điểm của
  5. tôi về sản phẩm mới của công ty, tôi hỏi ngược lại NTD “Theo kế hoạch, công ty anh dự định sẽ tung ra bao nhiêu phần mềm mới trong năm tới? Liệu số lượng này có phù hợp với tình hình kinh tế đang suy thoái hiện nay không?” NTD rõ ràng bị bất ngờ trước câu hỏi này và tỏ vẻ thú vị lắm. Anh đã dành hơn 5 phút để nói với tôi về kế hoạch kinh doanh của công ty đối với sản phẩm này. Tôi đương đầu với câu hỏi phỏng vấn “ngộp thở” ra sao? Cũng trong lần phỏng vấn ở công ty X, NTD hỏi tôi: “Theo anh, làm cách nào để dùng Java Script để gửi e-mail?”. Ngay lập tức tim tôi như thắt lại vì tôi biết rằng điều đó không thể thực hiện được. Tôi ngờ rằng NTD đang có ý “gài” mình đây. Tôi liền hỏi ngược lại ông một số câu hỏi nhằm bảo đảm mình hiểu đúng ý, đồng thời để có thêm thời gian suy nghĩ cách trả lời. Sau đó, tôi trả lời: “Em chưa biết giải pháp tối ưu ra sao, nhưng theo em thì không thể làm được điều này vì…”. Tôi đưa ra một số lý do để thuyết phục NTD rằng
  6. điều đó không thể thực hiện được. Cái nhăn trên trán NTD biến mất, thay vào đó là nụ cười tươi. Tôi muốn nói rằng đôi khi NTD sẽ gài bẫy ứng viên, và nếu bạn cố gắng giải thích theo hướng câu hỏi “bẫy” đề ra thì bạn sẽ bị sập bẫy ngay. Hãy bình tĩnh suy nghĩ và trình bày theo hướng mà bạn thấy hợp lý nhất. Cuối buổi phỏng vấn, tôi cảm ơn NTD vì đã cho tôi cơ hội được phỏng vấn ở công ty. Sau đó ít ngày, tôi còn gửi thư cảm ơn để một lần nữa bày tỏ sự cảm kích về thời gian NTD đã dành cho tôi và khẳng định tôi rất muốn có công việc này. Hai tuần sau buổi phỏng vấn ở công ty X, tôi nhận được thư mời làm việc của công ty. Hiện nay tôi đang làm lập trình viên ở đây với mức lương khá cao.
  7. Trong cuộc sống, những người dám làm những điều ít ai dám sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Chủ động “phỏng vấn” NTD chính là một việc như thế. Hãy chuẩn bị chu đáo và thể hiện bạn thật sự “yêu” say đắm công việc và công ty thì NTD chắc chắn sẽ đáp lại tình cảm chân thành của bạn! (HocKynang.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2