“Vua” độc dược
lượt xem 6
download
Cho dù mãi tới thế kỷ 19 loài người mới tìm ra cách xét nghiệm giúp xác định ai đó có phải là nạn nhân của một vụ đầu độc hay không, song ngay từ thời La Mã cổ đại, người ta đã biết nhiều đến các vụ giết người độc địa bằng một thứ vũ khí vô cùng lợi hại: độc dược. Đây cũng là một đề tài được truyền tụng nhiều nhất và tốn nhiều công sức, bút mực nhất của những nhà chép sử. Ma thuật của tử thần ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: “Vua” độc dược
- “Vua” độc dược Cho dù mãi tới thế kỷ 19 loài người mới tìm ra cách xét nghiệm giúp xác định ai đó có phải là nạn nhân của một vụ đầu độc hay không, song ngay từ thời La Mã cổ đại, người ta đã biết nhiều đến các vụ giết người độc địa bằng một thứ vũ khí vô cùng lợi hại: độc dược. Đây cũng là một đề tài được truyền tụng nhiều nhất và tốn nhiều công sức, bút mực nhất của những nhà chép sử. Ma thuật của tử thần Trước cả thời cai trị của vị vua đầu tiên Meni có công thống nhất Ai Cập, vào khoảng nửa đầu thế kỷ 19 trước Công nguyên, người ta đã biết rõ tác hại của các loại hợp chất arsena, angtimoan, đồng và chì cũng như các
- loài cây chứa độc tố mạnh gây nghiện bảng A như cây thuốc phiện, opiuma, aconitina... Các độc dược thực vật được người châu Âu rất lưu tâm. Từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, việc tìm ra các loài cây có chứa chất độc là mối quan tâm đặc biệt cũng như niềm đam mê của nhiều triết gia Hy Lạp cũng như các vị vua chúa. Chính Aristot lỗi lạc và người học trò Teofrast của ông đã tìm thấy trong cây quýt rừng những độc tố có tác dụng ru ngủ cũng như kích dục. Theo hai thầy trò Aristot, acotin là chất độc mạnh nhất mà con người từng biết tới. Đầu thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, vua xứ Pergam Atalos II đã quyết tâm dâng vương quốc cùng các thần dân của mình cho người La Mã để chuyển sang chuyên tâm nghiên cứu các loài cây độc dược. Chính ông đã thực hành thử nghiệm nhiều loại độc dược trên các tù nhân và nô lệ và viết sách mô tả tỷ mỉ những tác dụng của độc dược chứa trong các loài khác nhau... Vua xứ Pontinmitridat (thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên) cũng là nhân vật được người đương thời cho là người biết rõ mọi cách đầu độc nhất. Ông còn là người đã tìm ra một phương thuốc tổng hợp chống lại mọi kiểu đầu độc. Công thức Mitridatum do ông tìm ra sau này đã trở thành một loại
- thuốc phòng độc chủ yếu được bán rộng rãi ở châu Âu, ở Anh cho mãi tới thế kỷ 18 vẫn còn rất thông dụng. Trước ngưỡng cửa của cuộc đối kháng giữa các nhóm vô thần và người Thiên Chúa giáo, La Mã trở thành một địa điểm mà tệ nạn đầu độc rất phổ biến, đe dọa đến những nền tảng của Đế chế hùng mạnh. Sự khởi đầu Công nguyên gắn liền với mụ Lowsta, một trùm đầu độc khét tiếng, từng tiến hành nhiều vụ đầu độc theo yêu cầu của Hoàng đế nổi danh Neron. Với sự trợ giúp của mụ Lowsta, bà Agripina – mẹ của Neron- đã đầu độc chồng mình và cả chú ruột của bà là Hoàng đế Clavdi. Còn Neron, con trai trong đời chồng đầu của bà Agripina, lại đầu độc Britanic – con trai của Clavdi và là đối thủ trong việc tranh giành vương miện Hoàng đế. Rồi Neron đầu độc luôn cả mẹ mình – bà Agripina, hai bà vợ của mình là Hoàng hậu Octavi và Popeia cùng nhiều nhân vật có thế lực khác. Để cuối cùng Neron cũng tự tử nốt bằng độc dược! Tới thế kỷ 15 và 16, cả châu Âu bùng lên cơn sốt độc dược. Đã có nhiều thời kỳ, tưởng như có bệnh dịch đầu độc lan tràn khắp nơi. Với thuốc độc, phụ nữ thoát khỏi tay chồng, người tình hay các tình địch. Con cái đầu độc cha mẹ để chiếm đoạt tài sản một cách nhanh nhất. Với sự trợ giúp của thuốc độc, người ta thanh toán lẫn nhau như các nhân chứng, những địch thủ
- trong kinh doanh, cũng như những chức tước béo bở nữa... Ở Ý thậm chí còn mọc lên những ngôi trường đặc biệt giành cho những ai thích học cách đầu độc. Đứng đầu là ngôi trường ở Vinice với mục đích đầu độc chính trị – thuốc độc được dùng để loại trừ những người bất đồng chính kiến. Tài liệu còn được lưu giữ ghi cụ thể tên các nạn nhân, cách đầu độc tương ứng, cũng như số tiền trả để thuê những kẻ đầu độc chuyên nghiệp. Thứ đến là trường ở Rome, liên quan mật thiết đến dòng họ Bordzi. “Vinh quang” của trường này bắt đầu từ Alfonso Bordzia – từ năm 1455, chính là giáo hoàng Calicst đệ tam. Nhưng “rạng rỡ hơn” nhờ vị giáo hoàng - đầu độc nổi danh Alexander 6 (trị vì từ năm 1442 - 1503), với con trai ông là Hồng y giáo chủ Chezare và cô con gái “xinh như mộng” Lucresia. Alexander 6 thanh trừng qua đầu độc hàng loạt các linh mục bất đồng chính kiến, cũng như những đức Hồng y ưa “chõ mũi” vào số tài sản khổng lồ của ông ta. Cuối cùng ông cũng trở thành nạn nhân của thuốc độc: một lần Alexander 6 đã vô ý nếm nhầm món thức ăn do chính tay ông bỏ thuốc độc từ trước. Trường đầu độc ở Neapol đạt tới đỉnh vinh quang của mình trong thế kỷ 17. “Đại diện lẫy lừng nhất” của trường này là mụ Tofana – kẻ đã từng đầu độc trên 600 người, trong đó có cả Giáo hoàng Pi 6 và Giáo hoàng Climent 14. Asenic - vua của độc dược
- Trong giao điểm giữa hai thế kỷ 8 và 9, Geber, một bác sĩ và nhà dược học Ả rập tại Đại học tổng hợp Baghdad đ ã thí nghiệm thu được một độc tố dạng bột trắng trong suốt, có công thức hóa học As2O3, đ ược gọi là asenic. Hợp chất hóa học không mùi vị này nhanh chóng trở thành một trong những độc dược đáng sợ nhất và được ưa dùng nhất trong các vụ đầu độc. Thực tế cho thấy, đến ngày nay vẫn vậy: chỉ một liều cực nhỏ từ 0,1-0,2g cũng đủ gây chết người rồi. Việc phổ biến và sử dụng asenic không phải do tình cờ. Bởi từ khi dùng cho đến khi xuất hiện những phản ứng đầu tiên trải qua thời gian rất dài, với những dấu hiệu như nôn mửa, đi ngoài lỏng, đau quặn trong bụng và sốt cao – thường được cho là một chứng viêm đường ruột. Asenic với liều lượng tuy nhỏ nhưng khiến các nạn nhân suy nhược dần và cái chết trông giống như hậu quả của một căn bệnh khó hiểu nào đó. Chỉ do “không may” hoặc do cách pha chế không khéo léo, kẻ chủ mưu đầu độc mới bị phát hiện. Cho đến nay đã có hàng trăm ngàn người là nạn nhân của asenic nên chẳng có gì lạ khi thứ bột trắng này được phong là “ông vua” của các loại độc dược. Những hiện tượng tương tự xảy ra ở khắp châu Âu. Anna Swaisinger ở Đức dùng asenic đầu độc 22 người, nhưng chỉ thành công trong 3 trường
- hợp mụ đầu độc nạn nhân bằng những cách hành hạ cơ thể khủng khiếp nhất. Còn Marceta Gotfrid thì đã đầu độc 15 người. Ana Maria Geter, một cô gái Anh quê mùa cũng dùng asenic đầu độc nhiều người trong đó 21 người chết. Năm 1840, ở thành phố Tule (Pháp) có một phiên tòa đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử đầu độc: mụ Mari Lafarz bị buộc tội đã dùng asenic đầu độc chồng mình và bị kết án tù khổ sai chung thân. Phiên tòa này đi vào lịch sử bởi lẽ đây là lần đầu tiên người ta áp dụng phương pháp khoa học khám nghiệm tử thi, mổ xác để tìm nguyên nhân cái chết – và thủ phạm asenic đã được tìm ra: “Vua của các loại thuốc độc” từ nay tuột khỏi ngai vàng, bởi không còn có thể mặc sức tung hoành mà không bị phát hiện nữa. Thế kỷ 20 của chúng ta là sự phát triển vũ bão của ngành độc tố học. Bộ môn khoa học chuyên đề về các loại độc dược, cách sử dụng và tác dụng. Đồng thời cũng xuất hiện những cách khám phá mới về các chất đầu độc, kể cả các cách điện tử. Mọi bí mật trước kia của asenic đều được khoa học đưa ra ánh sáng. Người ta cũng thừa nhận thấy asenic dạng vôi không thể hòa tan trong nước nên không thể lọt qua các màng thẩm thấu của cơ thể. Còn chất asen chỉ chiếm một phần triệu trong cơ thể người, nên ta dễ dàng biết khi nào một nạn nhân bị ngộ độc asenic, với khối lượng bao nhiêu và kéo dài bao lâu.
- Những vấn đề đã biết chưa phải là hoàn thiện nhất, như với trường hợp của Mari Benar, với tội danh dùng asenic đầu độc ít nhất 2 người. Quá trình xử kéo dài gần 15 năm, đằng đẵng từ 1948 – 1961 và bản án đã phủ một bóng tối lên mọi điều đã được khám phá về asenic. Thủ phạm được tha bổng vì không đủ chứng cứ. Sau 7 năm thực nghiệm liên tục giữa những ngôi mộ tại Ludon – nơi có những người bị đầu độc trong quá khứ được chôn. Khoa học đã đi đến kết luận rằng, giới hạn giữa hóa học và vi sinh thể hiện trong tự nhiên khác hẳn với lý thuyết, khiến asenic vôi không hòa tan lại lọt qua các màng cơ thể được, và chính điều này là lợi thế lớn nhất cho thủ phạm đã từng bị tình nghi. Thực tế cho thấy, vị “Vua của các loại thuốc độc” vẫn tiếp tục những tội ác quay cuồng đáng sợ qua con đường lịch sử vẫn luôn hiện hữu mãi tới bây giờ và cả mai sau: Asenic là một đối thủ lợi hại với sinh mạng con người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Rối loạn trí nhớ ở người cao tuổi
7 p | 488 | 133
-
Ngộ Độc với Chì
4 p | 353 | 66
-
BỆNH BƯỚU GIÁP LAN TOẢ NHIỄM ĐỘC (BỆNH BASEDOW) (Kỳ 5)
6 p | 166 | 18
-
Xơ vữa động mạch ở người cao tuổi
4 p | 202 | 17
-
Nấm ăn vừa bổ dưỡng vừa chữa được nhiều bệnh
4 p | 91 | 13
-
Cách nhận biết và hướng xử trí ngộ độc ở trẻ em
2 p | 126 | 13
-
TƯƠNG QUAN GIỮA TỔN THƯƠNG XƠ VỮA TRÊN ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ ĐAU THẮT NGỰC: NHÂN 24 TRƯỜNG HỢP
19 p | 121 | 8
-
Thảo dược rau sam
3 p | 89 | 7
-
Độc tính của sulfamid kháng sinh với thận
5 p | 102 | 7
-
phát hiện và điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành: phần 1 - nxb hà nội
67 p | 66 | 7
-
Bộ câu hỏi học sinh giỏi đối tượng cao đẳng Dược năm 2020-2021
73 p | 6 | 4
-
Trà kinh giới giải độc cơ thể mùa nóng
6 p | 94 | 4
-
Bọ cạp - “Thần dược” hay độc dược?
7 p | 68 | 4
-
3 loài cây giúp hấp thu khí độc trong nhà
4 p | 51 | 3
-
Ổ nhồi máu đơn độc dưới vỏ gắn với bệnh lý của động mạch chính: Một thể đột quỵ do xơ vữa, quan trọng nhưng đã bị lãng quên
8 p | 37 | 2
-
Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thể thông thường của bài thuốc Hoàng liên giải độc thang
7 p | 98 | 1
-
Ngộ độc vì… uống nước
5 p | 50 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn