intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

[Y Học] 394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 9

Chia sẻ: Qwdqwdfq Dqfwf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

62
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tông lư tử (hạt cây móc) vị đắng, khí bình không độc. Ngăn được chứng vệ (đi tiểu nhiều lần), trị đi tiểu ra đàm máu. Chữa chứng bạch đới hạ, băng huyết ra máu cam. Cũng trị chứng trường phong. + Ngoài ra còn làm cho chắc ruột và chữa chứng đi tả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: [Y Học] 394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 9

  1. + Ngoài ra còn trị chứng trúng phong cấm khẩu, ung nhọt, lỵ cấp tính, viêm ruột và tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột. QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, CAN và TỲ. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 4 chỉ). KIÊNG KỴ: Kỵ thai. Người huyết hư, không ứ trệ không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo, cách xa mặt đất để tránh mối. 棕櫚子 338. TÔNG LƯ TỬ - “Tông lư tử khổ Cấm vệ thác lợi Đái hạ băng trung Trường phong kham trị.” – Tông lư tử (hạt cây móc) vị đắng, khí bình không độc. Ngăn được chứng vệ (đi tiểu nhiều lần), trị đi tiểu ra đàm máu. Chữa chứng bạch đới hạ, băng huyết ra máu cam. Cũng trị chứng trường phong. + Ngoài ra còn làm cho chắc ruột và chữa chứng đi tả. QUY KINH: Đi vào các kinh PHẾ, CAN và ĐẠI TRƯỜNG. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 4 chỉ). 258
  2. Ghi chú: Hoa của cây móc gọi là TÔNG LƯ HOA, có cùng tính chất. Vỏ cây móc gọi là TÔNG LƯ BÌ, đốt cháy tồn tính trị được chứng trưng hà. 茶茗 339. TRÀ DÁNH - “Trà dánh tính khổ Cản khát năng tế Thương thanh đầu mục Hạ tiêu cực khí.” – Trà dánh (trà), còn gọi là Trà mính, vị đắng ngọt, khí bình, không độc. Trị chứng khô khát rất hiệu quả. Làm mát đầu, sáng mắt. Chữa bao tử ăn nhằm các thứ khó tiêu như dầu, mỡ... + Ngoài ra còn hạ được đờm, nhiệt, làm tỉnh táo tinh thần, ít buồn ngủ, lợi đại tiểu tiện, giải chất độc của rượu. Cũng trị được chứng xích bạch tả lỵ, khí trệ làm cho đau bụng, và chứng đau nhói dưới tim. QUY KINH: Đi vào 3 kinh PHẾ, VỊ và ĐẠI TRƯỜNG. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1,5 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Tuổi già sức yếu không nên dùng trà đậm quá hay uống quá nhiều tỳ vị sẽ bị hư hàn có thể dẫn tới nôn oẹ, đau lưng sau khi da thịt võ vàng, tinh thần sút kém. 259
  3. 澤蘭 340. TRẠCH LAN - “Trạch lan cam khổ Ung thủng năng tiêu Đả phốc thương tổn Chi thể hư phù.” – Trạch lan vị ngọt đắng, khí ấm, không độc. Trị được mụn nhọt, phù, tổn thương do bị ngã, cơ thể suy yếu sưng đau. + Làm hoạt huyết, tiêu ứ, giải độc, trừ ung, điều kinh, nhuận khí huyết. Cũng chữa kinh trệ, bụng đau do thống kinh, hoạt độc sưng đau, lợi tiểu, và bổ dạ dày. QUY KINH: Đi vào các kinh CAN, TỲ và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Người có thai, không có chứng ứ huyết không nên dùng, hoặc dùng phải cẩn thận. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. 澤瀉 341. TRẠCH TẢ - “Trạch tả khổ hàn Tiêu thũng, chỉ khát Trừ thấp, thông lâm Âm hãn tự át.” – Trạch tả vị đắng, khí lạnh, không độc. Trừ phù thũng, hết khát. Trị thấp, làm hết tiểu buốt. Chữa khỏi được chứng mồ hôi trộm. 260
  4. + Ngoài ra còn chữa chứng di tinh do âm hư hỏa động, sạn thận, tiêu chảy, kiết lỵ và sinh con thiếu sữa. QUY KINH: Đi vào 2 kinh THẬN và BÀNG QUANG. LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 20g (2 – 5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người can thận hư, không thấp nhiệt thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo vì dễ bị mốc mọt. Lấy xong để trong hộp kín. Có thể sấy hơi diêm sinh. 側柏葉 342. TRẮC BÁ DIỆP - “Trắc bá diệp khổ Thổ nục, băng lỵ Năng sinh tu mi Trừ thấp chi tể.” – Trắc bá diệp vị đắng, khí hơi ấm, không độc. Trị nôn ra máu, máu cam, băng huyết, kiết. Làm mọc râu, lông mày. Là vị thuốc trừ thấp. + Ngoài ra còn thông tiểu, trị chứng lâm, chứng tiểu són, mất ngủ, mau quên, người yếu ra mồ hôi, táo bón và kinh sợ. QUY KINH: Đi vào 3 kinh CAN, PHẾ và ĐẠI TRƯỜNG. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1,5 – 3 chỉ). 261
  5. KIÊNG KỴ: Người không phải thấp nhiệt thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín, để nơi khô ráo. Tránh nóng quá. 沈香 343. TRẦM HƯƠNG - “Trầm hương giáng khí Nỗn vị trục tà. Thông thiên, triệt địa Vệ khí tham gia.” – Trầm hương (phụ tử hương) vị cay, khí ấm, không độc. Làm hạ khí, ấm bao tử, trừ tà khí. Thông cả trên dưới. Làm mạnh vệ khí. + Ngoài ra còn trị nôn mửa, đau bụng, lỵ độc, cấm khẩu, khí nghịch lên, suyễn thở, ruột già hư mà bí, tiểu són mà tức ở bàng quang. QUY KINH: Đi vào 3 kinh TỲ, VỊ và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ). KIÊNG KỴ: Người âm hư hỏa vượng, khí hư hạ hãm thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo. Không phơi nắng, tránh nóng. Không bảo quản bằng vôi sống. 262
  6. 珍珠 344. TRÂN CHÂU - “Trân châu khí hàn Định kinh trừ giản Khai lung ma ế Chỉ khát trụy đàm.” – Trân châu (ngọc trai) khí lạnh, vị ngọt mặn, không độc. Định được kinh giản. Trị tai điếc, mắt có mây. Làm hết khát, trục đàm. + Ngoài ra còn trấn tâm an thần, chữa xung huyết ở trên đầu và mặt, giải độc, trục được thai chết trong bụng ra và hạ nhau thai sau khi sinh. QUY KINH: Đi vào 2 kinh TÂM và CAN. LIỀU DÙNG: Thường từ 0,3 – 0,6g (1 – 2 phân). KIÊNG KỴ: Người không thực hỏa, tà nhiệt thì không dùng được. Có thai dùng phải thận trọng.  Ghi chú: Không nên dùng loại đã làm đồ nữ trang hoặc đã có hơi người chết. Nếu không có trân châu thì dùng THẠCH QUYẾT MINH thay thế. 陳皮 345. TRẦN BÌ - “Trần bì cam ôn Thuận khí, khoan cách Khử bạch: Tiêu đàm Lưu bạch: Hòa vị.” 263
  7. – Trần bì (vỏ quít lâu năm) vị ngọt, khí ấm, không độc. Thuận khí, thông ngực. Loại bỏ xơ trắng làm tiêu đàm. Loại giữ lại xơ trắng giúp điều hòa bao tử. + Ngoài ra còn chữa chứng nôn mửa, ho, hoắc loạn, tiêu thực. Cũng làm ngưng tiết tả, trừ nhiệt đọng ở bàng quang, tiêu nước ứ và trị sốt rét. QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và PHẾ. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Người âm hư ho khan, không có đờm không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo thoáng mát, tránh nóng ẩm. 陳廩米 346. TRẦN LẪM MỄ - “Trần lẫm mễ ôn Điều hòa tỳ vị Giải khát trừ phiền Năng chỉ tả lỵ.” – Trần lẫm mễ (gạo lức lâu năm) khí ấm, vị mặn chua, không độc. Điều hòa tỳ vị. Giải khát, trừ phiền muộn. Trị tiêu chảy, kiết lỵ. + Ngoài ra còn làm cứng xương gân, thông huyết mạch và hạ khí. QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ, VỊ, TIỂU TRƯỜNG và ĐẠI TRƯỜNG. LIỀU DÙNG: Có thể dùng nhiều được. 264
  8. BẢO QUẢN: Cần để nơi khô ráo.  Ghi chú: Khi dùng phải sao chín hoặc gần cháy, hay rang nổ rồi đem sắc lấy nước. 知母 347. TRI MẪU - “Tri mẫu hàn khổ Nhiệt khát năng trừ Cốt chưng hữu hãn Đàm khái năng thư.” – Tri mẫu vị đắng, khí lạnh, không độc. Làm hết khát do nhiệt sinh ra. Trị nóng trong xương có mồ hôi. Đàm, ho đều trừ được. + Có tác dụng tư thận, bổ thủy, tả hỏa, thường được dùng để chữa chứng tiêu khát (tiểu đường), hạ thủy, ích khí và thông đại tiểu tiện. QUY KINH: Đi và 3 kinh PHẾ, THẬN và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Người phế hàn mà ho, thận khí quá hạ mà không có hỏa tàng thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Cần tránh ẩm, dễ bị biến chất. 蜘蛛 348. TRI THÙ - “Tri thù khí hàn Hồ sang thiên thống Xà trùng giao ly Đinh thũng thu dụng.” 265
  9. – Tri thù (con nhện) khí lạnh, vị mặn, không độc. Trị chứng hồ sang (tương tự như huyết vận) đau khắp mình. Chứng xà trùng (bị rắn độc cắn) dùng rất hiệu quả. Cũng chữa bị đánh té sưng đau. + Ngoài ra còn trị phát bối, đinh độc, loa lịch (tràng nhạc), viêm họng, đạo hãn. Cũng chữa trẻ con bị chứng đinh hề cam ba năm không đi được, và chứng tiểu dầm. QUY KINH: Đi vào các kinh PHẾ, THẬN và ĐẠI TRÀNG. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 3 con hoặc 1 – 2 bọc trứng.  Ghi chú: Tên khác là BÍCH TÂM TRÙNG hoặc BÍCH HỶ OA. 竹葉 349. TRÚC DIỆP - “Trúc diệp hàn cam Thối nhiệt an miên Hóa đàm định suyễn Chỉ khát tiêu phiền.” – Trúc diệp hay đạm trúc diệp (lá tre) khí lạnh, vị ngọt, không độc. Làm hạ sốt, ngủ yên. Tiêu đàm, định suyễn. Hết khát, tan phiền. + Ngoài ra còn chữa được chứng thương hàn phiền khát, ho, thổ huyết, trẻ con kinh phong, tiểu tiện đỏ, cảm và phù. QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, PHẾ và TIỂU TRƯỜNG. 266
  10. LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 16g (2 – 4 chỉ). KIÊNG KỴ: Đàn bà có thai không nên dùng, tỳ vị hư hàn nên cữ.  Ghi chú: Lá tre 30 – 50g, sắc uống sẽ trị được cảm phù. Cũng dùng rửa vết thương, trị viêm nhiễm. 竹瀝 350. TRÚC LỊCH - “Trúc lịch cam, hàn Âm hư, đàm hỏa Hãn nhiệt, khát phiền Hiệu như khai tỏa.” – Trúc lịch (nước lấy ở cây tre) vị ngọt, khí rất lạnh, không độc. Trị âm hư, đàm do hỏa động, mồ hôi do nhiệt, phiền khát. Có hiệu quả rất nhanh. + Ngoài ra còn trị được mọi chứng phong, làm hết buồn phiền, khỏi được chứng tiêu khát, chữa được chứng lao phục, chứng cảm gió không nói được, điên cuồng và kinh phong. QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, VỊ và ĐẠI TRÀNG. LIỀU DÙNG: Thường từ 1 – 2 thìa (5 – 10ml). KIÊNG KỴ: Những người vì lạnh mà ho, người dạ dày yếu kém, hay những người đang đi tả thì không nên dùng. 267
  11. 竹茹 351. TRÚC NHỰ - “Trúc nhự chỉ ẩu Năng trừ hàn nhiệt Vị nhiệt, khái uế Bất mị an yết.” – Trúc nhự (tinh tre) vị ngọt, khí mát, không độc. Làm ngưng nôn ói. Trừ lạnh nóng, bao tử nóng, ho oẹ (có đàm nhớt), ngủ không yên giấc. + Ngoài ra còn thông được đờm dãi, chữa chứng sốt rét, chứng thổ huyết, ra máu cam, băng huyết, động thai. Cũng làm hết choáng váng, chóng mặt, nhức đầu, phiền buồn. Trị kinh giản cấm khẩu. QUY KINH: Đi vào 3 kinh PHẾ, VỊ và CAN. LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 20g (2 – 5 chỉ).  Ghi chú: Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. 豬苓 352. TRƯ LINH - “Trư linh bình đạm Lợi thủy, thông lâm Tiêu thủng trừ thấp Đa phục tổn thận.” – Trư linh khí bình, vị nhạt, không độc. Thông nước, làm hết tiểu buốt. Tiêu phù, trừ thấp. Uống nhiều hại thận. 268
  12. + Ngoài ra còn chữa được chứng trúng thử tiêu khát, ôn dịch nóng nảy ra nhiều mồ hôi, bạch trọc và bạch đái. QUY KINH: Đi vào 2 kinh THẬN và BÀNG QUANG. LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 16g (2 – 4 chỉ). KIÊNG KỴ: Người không có thấp nhiệt, hoặc có mà thận hư cũng phải kiêng dùng. Uống lâu ngày sẽ hại thận, hại mắt. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo.  Ghi chú: TRƯ LINH lợi thủy mạnh hơn PHỤC LINH, nhưng không có tác dụng bồi bổ. 豬肉 353. TRƯ NHỤC - “Trư nhục vị cam Lượng thực bổ hư Động phong đàm vật Đa tực hư phù.” – Trư nhục (thịt heo) vị ngọt, khí hơi lạnh, không độc. Ăn có chừng mực sẽ bồi bổ hư yếu. Nó là vật làm động phong đàm. Ăn nhiều sẽ béo bệu, gân cốt yếu sinh lắm bệnh. + Tim heo chữa chứng kinh hãi, lo lắng giận dữ hay chứng huyết hư, tâm hư. QUY KINH: Đi vào các kinh TÂM, CAN, TỲ, PHẾ và THẬN. LIỀU DÙNG: Dùng có chừng mực. 269
  13. KIÊNG KỴ: Người hay xúc động hoặc có vết thương không nên ăn. Tim heo không được dùng chung với NGÔ THÙ.  Ghi chú: Ruột heo trị được chứng đại tiểu phong nhiệt, chứng đi tiểu luôn. Mỡ heo nhuận phổi, chữa người bị mất tiếng. 續斷 354. TỤC ĐOẠN - “Tục đoạn vị tân Tiếp cốt, tục cân Điệt phốc, chiết tổn Thả cố di tinh.” – Tục đoạn vị cay, khí ấm, không độc. Nối liền gân xương. Trị té ngã, tổn thương. Chữa chứng di tinh. + Ngoài ra còn chữa đau khớp, đau lưng do thận hư, lưng vai suy yếu, rong huyết do tử cung hư hàn, động thai và đi tiểu ra huyết. QUY KINH: Đi vào các kinh CAN và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 16g (2 – 4 chỉ). KIÊNG KỴ: Người âm hư hỏa thịnh không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo và mát vì dễ bị mốc mọt. 270
  14. 續隨子 355. TỤC TÙY TỬ - “Tục tùy tử tân Ác thương cổ độc Thống kinh tiêu tích Bất khả quá phục.” – Tục tùy tử vị cay, khí ấm, có độc. Trị ghẻ độc, trùng độc. Điều kinh, tiêu trừ tích tụ (trưng hà). Không nên dùng quá nhiều. + Ngoài ra còn giải được tâm phúc quặn đau, lợi đại tiểu trường, hạ được ác khí và ung thư. QUY KINH: Đi vào các kinh TÂM, CAN, TIỂU TRƯỜNG và ĐẠI TRƯỜNG. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 8g (1 – 2 chỉ). Ghi chú: Đối với loại bệnh phá máu sát trùng, diệt luôn cả tinh trùng làm không sinh con được, khi các vị thông thường không trị hết mới dùng đến vị này. Các tên khác là THIÊN KIM TỬ, THIÊN LƯƠNG KIM hoặc BỒ TÁT ĐẬU. 茨菰 356. TỪ CÔ - “Từ cô tân khổ Đinh thũng ung thư Ác thượng ẩn chẩn Xà quỉ tịnh thi.” 271
  15. – Từ cô vị cay đắng, hơi lạnh, không độc. Trị ghẻ độc, ung thư, sang lở chứng ác thương, chứng ẩn chẩn. Rắn độc cắn cũng chữa được. + Ngoài ra còn trị người sản hậu bị huyết vận, đau xóc lên tim, hoặc sinh rồi nhau thai không ra. Cũng chữa được chứng thạch lâm. QUY KINH: Đi vào các kinh TÂM, CAN và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 12g (2 – 4 chỉ).  Ghi chú: Hoa TỪ CÔ làm sáng mắt, trừ thấp, chữa đinh độc, mụn nhọt, cùng chứng trĩ, chứng lậu, sưng đau. Lá TỪ CÔ cũng có tác dụng tương tự như hoa. Người ta thường giã nát đắp lên các chỗ đau để hút độc. 磁石 357. TỪ THẠCH - “Từ thạch vị hàn Chuyên sát thiết độc Nhược ngộ thôn châm Hệ tuyến tức xuất.” – Từ thạch vị mặn cay, khí lạnh, không độc. Chuyên trừ loại độc sắt. Như lỡ nuốt nhầm kim, lấy dây cột nó lại mà hút kim ra. + Ngoài ra còn bình can, ích thận, làm mạnh phần âm, thông tai, sáng mắt. Chữa hen, suyễn, mất ngủ, điên giản và thoát giang. 272
  16. QUY KINH: Thông vào các kinh CAN, PHẾ và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 20g (2 – 5 chỉ). CÁCH CHẾ: Nung đỏ, nhúng giấm ít lâu, đoạn nung đỏ lại nhúng giấm. Làm như thế đủ 9 lần, rồi đem nghiền thật nhỏ, cho vào nước để lắng xuống, đoạn gạn lấy bột thật mịn mà dùng.  Ghi chú: Các tên khác là CHỈ NAM THẠCH hoặc HUYỀN THẠCH. 紫河車 358. TỬ HÀ XA - “Tử hà xa cam Liệu chư hư tổn Lao trái cốt chưng Tư bồi căn bổn.” – Tử hà xa (nhau thai) vị ngọt, khí ấm, không độc. Bồi dưỡng cơ thể rất tốt nên được dùng trong các chứng hư tổn, lao nhọc. + Ngoài ra còn trị ho suyễn, nhiều mồ hôi, lưng gối mỏi, yếu xương, di tinh, hoạt tinh và kinh sợ. QUY KINH: Đi vào 4 kinh CAN, TÂM, THẬN và PHẾ. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ).  Ghi chú: Các tên khác là NHÂN BÀO, THAI Y hoặc PHẬT CÀ XA. Chỉ nên dùng nhau thai của người khỏe mạnh để bào chế thuốc. 273
  17. 紫葳 359. TỬ OAI - “Tử oai vị toan Điều kinh chỉ thống Băng trung đái hạ Trưng hà thông dụng.” – Tử oai vị chua, khí bình, không độc. Điều hòa kinh nguyệt, trừ được bụng đau. Trị chứng băng huyết, đái hạ, chứng trưng hà (có hòn cục lên xuống trong bụng). QUY KINH: Đi vào các kinh CAN và TÂM. LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).  Ghi chú: Chứng trưng hà thường thấy ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, sau khi sinh đẻ nhiều. Cục trong bụng thường chạy lên rồi biến mất. 紫草 360. TỬ THẢO - “Tử thảo khổ hàn Năng thông cửu khiếu Lợi thủy, tiêu bành Đậu chấn thiết yếu.” – Tử thảo (bông cỏ tranh) vị đắng, không độc. Thông được cửu khiếu. Lợi thủy, tiêu bành trướng. Chủ yếu trị đậu chẩn (ban trái). + Ngoài ra còn làm cho huyết mát dễ lưu thông, giải được các thứ thuốc độc, chữa chứng sán khí, ác sang, bỏng lửa, bỏng nước sôi và đại tiện bí kết. 274
  18. QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, CAN và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ). BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. 紫蘇葉 361. TỬ TÔ DIỆP - “Tử tô diệp tân Phong hàn phát biểu Cánh hạ chư khí Tiêu trừ trướng mãn.” – Tử tô diệp (lá tía tô) vị cay, khí ấm không độc. Trục phong hàn ra ngoài, lại thêm hạ các khí. Tiêu trừ đầy trướng. + Ngoài ra còn chữa đau răng, nhức đầu, nôn mửa, động thai và ngộ độc cua cá. Các vết cắt chảy máu ở chân tay dùng lá tía tô nhai nát rịt vào sẽ nhanh khỏi. QUY KINH: Đi vào 2 kinh PHẾ và TỲ. LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 12g (1 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Người biểu hư, ra mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín, để nơi khô ráo. 紫蘇子 362. TỬ TÔ TỬ - “Tử tô tử tân Khứ đàm giáng khí Chỉ khái định suyễn Cánh nhuận tâm phế.” 275
  19. – Tử tô tử (hạt tía tô) khí ấm, vị cay, không độc. Cầm ho, ngưng suyễn, trừ đàm, làm hạ khí. Lại nhuận tâm phế. + Ngoài ra còn trị cảm gió lạnh, chữa chứng tê thấp, đau các khớp xương. QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và PHẾ. LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 12g (1 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Người ăn uống không tiêu, đại tiện lỏng không nên dùng vì chất dầu trong hạt có tác dụng gây tiêu chảy. BẢO QUẢN: Đựng trong lọ kín. 紫菀 363. TỬ UYỂN - “Tử uyển khổ tân Đàm suyễn, khái nghịch Phế ung thổ nùng Hàn nhiệt tịnh tế.” – Tử uyển vị đắng cay, tính ấm, không độc. Trị đàm suyễn, ho nghịch, phổi có ung khạc mủ máu. Làm yên hàn nhiệt. + Ngoài ra còn làm yên năm tạng, chữa chứng hư lao, nhuận da thịt. Cũng trị chứng đau cổ họng, tiểu tiện bí và kinh giản của trẻ con. QUY KINH: Đi vào kinh PHẾ. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ). 276
  20. KIÊNG KỴ: Không nên dùng nhiều, cũng không dùng độc vị. Không dùng với các loại THIÊN HÙNG, CÙ MẠCH, LÔI HoàN, VIỄN CHÍ và NHƠN TRẦN. BẢO QUẢN: Đậy kín, để nơi khô ráo vì dễ hút ẩm và dễ bị mốc. 鯽魚 364. TỨC NGƯ - “Tức ngư vị cam Hòa trung bổ hư Lý vị tấn thực Trường phích tả lợi.” – Tức ngư (cá giếc) vị ngọt, khí bình, không độc. Điều hòa bên trong, bồi bổ hư yếu. Làm mạnh bao tử, giúp ăn uống được ngon. Trị sôi bụng dữ dội cùng chứng xích bạch lỵ. + Ngoài ra còn khu phong, thanh nhiệt, sát trùng giải độc và làm tan những chỗ sưng, đau, lở. QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ và VỊ. LIỀU DÙNG: Có thể dùng nhiều. KIÊNG KỴ: Người bị ngoại cảm không nên dùng. Không dùng với các loại GAN HEO, ĐƯỜNG CÁT, DƯA CẢI và MẠCH MÔN ĐÔNG.  Ghi chú: Đầu cá giếc chữa được các chứng lở đầu, lở miệng, lưỡi sưng dày gấp đôi và mắt kéo màng. 277
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2