intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 cách để mang lại sự chuyên nghiệp và có tính thuyết phục cao cho bài thuyết trình

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

872
lượt xem
442
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, cho dù bạn làm trong bất kỳ lĩnh vực nào đi nữa, thuyết trình vẫn là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để diễn thuyết trước cả một đám đông là điều không dễ dàng đối với khá nhiều người trong chúng ta; nó đòi hỏi phải được đào tạo và thực hành một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. Dưới đây là 10 cách để xóa đi nỗi sợ khi thuyết trình trước đám đông, đồng thời cũng giúp các bạn nâng cao thêm kỹ năng thuyết trình của bản thân. 1. Lên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 cách để mang lại sự chuyên nghiệp và có tính thuyết phục cao cho bài thuyết trình

  1. 10 cách để mang lại sự chuyên nghiệp và có tính thuyết phục cao cho bài thuyết trình Hiện nay, cho dù bạn làm trong bất kỳ lĩnh vực nào đi nữa, thuyết trình vẫn là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để diễn thuyết trước cả một đám đông là điều không dễ dàng đối với khá nhiều người trong chúng ta; nó đòi hỏi phải được đào tạo và thực hành một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. Dưới đây là 10 cách để xóa đi nỗi sợ khi thuyết trình trước đám đông, đồng thời cũng giúp các bạn nâng cao thêm kỹ năng thuyết trình của bản thân.
  2. 1. Lên kế hoạch Trong quá trình lựa chọn chủ đề, bạn cần nhớ rằng các chuyên gia về thuyết trình thường trình bày vấn đề dựa trên kinh nghiệm của chính họ. Vì thế, hãy tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia thuyết trình khác. Trong giai đoạn lên kế hoạch này, bạn cần tìm hiểu mọi thông tin về thính giả, địa điểm tổ chức thuyết trình. Hãy điều chỉnh bài thuyết trình cho phù hợp với đối tượng thính giả của bạn. Tìm hiểu cung đường dẫn tới địa điểm tổ chức thuyết trình và nên tới đó trước khi diễn ra buổi thuyết trình. 2. Chuẩn bị kỹ càng Nhà văn Mark Twain đã từng nói "Tôi cần ít nhất là 3 tuần để chuẩn bị cho một bài diễn thuyết ứng khẩu thật tốt. Vì vậy, cách tốt nhất để bạn chuẩn bị là viết ra những gì cần nói, sau đó nói theo những điểm chính mà bạn đã gạch đầu dòng. Một cách khác cũng khá hiệu quả chính là bạn gạch đầu dòng những gì bạn muốn thuyết trình, sau đó học thuộc chúng. Cách cuối cùng đồng thời cũng là cách ít chuyên nghiệp nhất là bạn viết ra, ghi nhớ hoặc liếc mắt nhìn văn bản và đọc chúng. 3. Chỉnh sửa những gì cần thiết trong thuyết trình
  3. Giai đoạn thuyết trình có thành công hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng dưới đây: - Hình thức khi đứng thuyết trình của bạn, hay cụ thể hơn là cách nhìn, phương pháp giao tiếp bằng mắt, cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể và những hiệu ứng hình ảnh khác mà bạn sử dụng. Nếu bạn để sự lo lắng lấn át, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới bài thuyết trình của mình. - Thanh âm trong khi thuyết trình: đó chính là cách nói, âm sắc, thanh điệu, sự rõ ràng, âm lượng của giọng nói. - Lời nói: Cần phải chính xác và thư thái. Ba yếu tố trên đây quyết định rất nhiều tới ấn tượng mà bạn mang tới cho thính giả qua bài thuyết trình của mình. Họ có thể bỏ qua cho bạn các lỗi
  4. trong giai đoạn thuyết trình, nhưng họ sẽ có phản ứng khi bài thuyết trình của bạn tẻ ngắt hay khiến cho họ có cảm giác lãng phí thời gian khi phải lắng nghe những điều vô bổ. 4. Luôn duy trì trạng thái chủ động Đây là điều không dễ dàng đối với một người đang có cảm giác lo lắng và sợ hãi. Vì thế, phương pháp tốt nhất để trấn an bản thân là bạn nên chỉ tập trung suy nghĩ về những điều mà bạn sẽ trình bày với họ, chứ không nên hướng ý nghĩ sang sự đối phó với những câu hỏi do thính giả sẽ nêu lên trong buổi thuyết trình. 5. Thường xuyên tập luyện cả về trí và lực Điều này đòi hỏi bạn phải tự đưa mình vào kỷ luật nhằm nâng cao thể lực và trí tuệ: ăn đủ no, tập thể dục, nghỉ ngơi đầy đủ và đúng giờ. 6. Luyện tập! 7. Luyện tập! 8. Luyện tập! Bạn luyện tập càng nhiều thì khả năng thuyết trình và khả năng ứng phó với mọi tình huống càng nhanh và hiệu quả.
  5. 9. Thuyết trình Hãy thư giãn và trình bày vấn đề một cách chậm rãi, sau đó tăng dần tốc độ khi đã bắt nhịp được. Bạn có thể diễn thuyết bằng một thái độ hài hước nhưng đừng đánh mất thái độ nghiêm túc của vai trò thuyết trình. Điều này vừa làm thư giãn cho cả bạn và cả thính giả, đồng thời nó giúp bạn nhanh chóng xóa bỏ được sự lo lắng hoặc sợ hãi lúc đầu. 10. Tham gia khóa đào tạo của một chuyên gia về thuyết trình Nếu bạn thực sự muốn trở thành một người thuyết trình giỏi, hãy dành thời gian để tham gia một khóa đào tạo về kỹ năng này với một chuyên gia. Hãy thực hành kỹ năng này với một số chuyên gia và yêu cầu họ góp ý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2