intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 tật xấu của “sếp” kém năng lực

Chia sẻ: Trinh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

104
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một cơ quan có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người lãnh đạo. Nếu lãnh đạo giỏi, có tài, có tâm thì cơ quan chắc chắn sẽ phát triển; còn ngược lại, người lãnh đạo đứng đầu mà dốt lại không có đức nữa thì sẽ trì trệ, rối bung rối bét.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 tật xấu của “sếp” kém năng lực

  1. 10 tật xấu của “sếp” kém năng lực Một cơ quan có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người lãnh đạo. Nếu lãnh đạo giỏi, có tài, có tâm thì cơ quan chắc chắn sẽ phát triển; còn ngược lại, người lãnh đạo đứng đầu mà dốt lại không có đức nữa thì sẽ trì trệ, rối bung rối bét. Đáng tiếc là trong thực tế hiện nay, ở nhiều cơ quan, ban ngành còn không ít những người lãnh đạo kém tài, kém đức (xin được gọi là sếp). Đi kèm với sự yếu kém này là những tật xấu sau: 1- Đố kỵ: Vì kém năng lực nên sếp rất hay đố kỵ với người tài, sợ người tài tranh mất chức hoặc lấn át cái danh của mình do đó sếp không tin dùng người tài, thậm chí còn vô hiệu hóa người tài.
  2. Nếu sếp là cử nhân thì đừng hòng ai đó thông minh, học giỏi mà được sếp cho đi thi cao học hay nghiên cứu sinh! 2- Bảo thủ: Sếp không thích sự đổi mới, cho dù sự đổi mới này đem lại nhiều lợi ích lớn cho cơ quan. Sếp rất bảo thủ, luôn cho rằng mình đúng và bắt mọi người phải làm theo ý kiến của mình. Nếu gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều người thì mồm bảo sẽ tiếp thu ý kiến của mọi người nhưng vẫn lẳng lặng làm theo ý mình. 3- Không có lập trường: Lập trường của sếp như cây non trước gió mạnh. Người này vừa nói phải thế này, sếp bảo rất sáng suốt thế nhưng gặp kẻ khác bảo phải thế khác thế là sếp cũng cho là đúng. Cuối cùng sếp chẳng biết phải quyết thế nào, thế nên cơ quan mất đoàn kết, chia phe chia phái, suốt ngày tìm cách nói xấu, hạ
  3. bệ lẫn nhau mà chẳng chịu làm việc, cống hiến. 4- Nịnh và thích được nịnh: Vì không có tài, có đức nên để giữ cho cái ghế của mình được yên vị thì ngoài chiêu bài “quà cáp”, sếp rất hay dùng sở trường nịnh. Hễ gặp cấp trên là nịnh, nịnh ra mặt, nịnh ngầm với những câu cửa miệng như: Ý kiến của anh rất sáng suốt; Anh có tầm nhìn chiến lược; Anh là người có tài có tâm; Nhờ có anh dìu dắt mà em mới được như ngày nay... Sếp hay nịnh và dĩ nhiên cũng rất ưa nịnh; cấp dưới, nhân viên mà khen sếp với những lời đường mật, tuy bề ngoài vờ khiêm tốn: “Cậu chỉ quá khen!” nhưng trong bụng, ruột sếp như nở ra từng khúc! Thôi thì thích nịnh cũng được nhưng chết nỗi sau đó sếp lại hay cất nhắc những kẻ xu nịnh; mà kẻ đã hay xu nịnh thì lại giống
  4. sếp. 5- Thích oai: Phòng làm việc phải trang bị đồ dùng ngoại đắt tiền; máy vi tính xách tay phải cực xịn, tốc độ cực nhanh để sếp vào mạng chơi cờ tướng hoặc vào các trang web tươi mát. Xe hơi đời mới, hàng ngày đến tận nhà đón rước để hàng xóm nhìn thấy mà nể! Để bạn bè phải thèm thuồng! Điện thoại di động mua bằng tiền cơ quan, sếp thay như thay áo. Sếp tuyển những cô thư ký xinh đẹp để đối tác trông thấy mà kính nhi viễn chi! Để tăng thêm độ oai, sếp cũng rất sính bằng cấp, vì dốt không học được thì dùng tiền để thi, để học, để làm luận văn và trở thành thạc sỹ, tiến sỹ. Sếp cũng rất hay khoe quen với ông này, bà kia! Và nếu chụp chung được ảnh với vị lãnh đạo cấp trên nào đó là sếp hay phóng to… 6- Hay hứa nhưng không hay thực hiện: Để lấy tình cảm của mọi
  5. người, nhất là sự tín nhiệm trước các cuộc bầu bán, bỏ phiếu tín nhiệm, ngài rất hay hứa, thậm chí hứa như đinh đóng cột rằng, nếu được bầu vào chức này chức nọ, sẽ hết lòng hết sức vì cơ quan, tập thể. Sẽ giải quyết ngay việc này việc kia nhưng đến khi trúng rồi lờ đi; hoặc có làm nhưng không “có ăn” thì chỉ làm qua quýt để mọi người không quá thất vọng về ngài! 7- Để bụng: Ai hay phê phán, đấu tranh với những thói hư, tật xấu của sếp thì bề ngoài ngài tỏ ra tiếp thu và cảm ơn lắm lắm nhưng trong bụng bầm gan, tím ruột. Thế rồi, tìm mọi lý do hoặc bày ra lý do để trù dập người dám phê phán, tố cáo; không thực hiện được ngay thì nuôi chí: “Quân tử 10 năm trả thù chưa muộn!”. 8-Thích ăn: Những món sơn hào hải vị, uống rượu ngoại, 5-7
  6. triệu đồng một chai, tất nhiên là bằng tiền cơ quan thông qua các chiêu bài tiếp khách, đi công tác. Sếp cũng rất thích ăn tiền của công, càng nhiều càng “ít”! 9- Mê tín: Sếp quan niệm con người có số chính vì vậy sếp mới được làm quan! Nên hay nhờ “thầy” xem quẻ, cúng bái; đi đâu thì xem giờ, thậm chí triệu tập họp cơ quan có việc gì quan trọng, sếp cũng xem giờ; phòng làm việc, sếp cho bít cửa này, mở cửa kia để cho hợp với hướng của sếp; xe hơi của người tiền nhiệm còn mới, còn tốt nhưng đã bị phốt gì thì không dùng mà phải mua xe mới! 10-Tham quyền cố vị: Sếp rất ngại về hưu cho nên hay dùng các chiêu bài: Khai man tuổi; đang dang dở làm việc này việc kia nên chưa thể về hưu được; chạy để được ở lại; không đào tạo người kế cận để không có người thay thế nên sếp không yên tâm mà về…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2