intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 yếu tố quản lý có thể thúc đẩy năng lực hoạt động của nhóm làm việc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

333
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu các nhà quản lý, giám sát và trưởng nhóm nắm vững cách ứng xử và biết cách ghi nhận công sức của các thành viên trong nhóm làm việc, họ có thể dễ dàng thúc đẩy được năng lực làm việc theo nhóm để đạt được hiệu suất cao nhất trong công việc. Bạn có thể sử dụng khá nhiều phương pháp để xây dựng nên một nhóm làm việc ăn ý và hiệu quả, đồng thời cũng để nâng cao được hiệu suất của từng cá nhân trong công việc. Dưới đây là 10 nhân tố cơ bản mà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 yếu tố quản lý có thể thúc đẩy năng lực hoạt động của nhóm làm việc

  1. 10 yếu tố quản lý có thể thúc đẩy năng lực hoạt động của nhóm làm việc Nếu các nhà quản lý, giám sát và trưởng nhóm nắm vững cách ứng xử và biết cách ghi nhận công sức của các thành viên trong nhóm làm việc, họ có thể dễ dàng thúc đẩy được năng lực làm việc theo nhóm để đạt được hiệu suất cao nhất trong công việc. Bạn có thể sử dụng khá nhiều phương pháp để xây dựng nên một nhóm làm việc ăn ý và hiệu quả, đồng thời cũng để nâng cao được hiệu suất của từng cá nhân trong công việc. Dưới đây là 10 nhân tố cơ bản mà các nhà quản lý hoặc các trưởng nhóm
  2. cần tham khảo để nâng cao được hiệu suất của nhóm làm việc mà không tốn quá nhiều chi phí và đòi hỏi sự quản lý quá cao. Việc triển khai các yếu tố này có thể được tiến hành bằng cách thay đổi trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm hoặc thay đổi phương pháp giao tiếp của cán bộ quản lý với các thành viên để thúc đẩy sự phát triển của từng cá nhân, từ đó cũng thúc đẩy sự phát triển chung của cả nhóm. 1. Cần có suy nghĩ tích cực và là tấm gương tốt cho cả nhóm. 2. Chia sẻ thông tin về các dự án và công việc kinh doanh cho các thành viên trong nhóm một cách cởi mở.
  3. 3. Nếu có thể, hãy để các thành viên trong nhóm tự giải quyết các bất đồng trong công việc; tuy nhiên bạn vẫn phải chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng tham gia vào việc giải quyết các bất đồng sâu sắc giữa các thành viên trước khi những bất đồng đó làm ảnh hưởng tới tinh thần làm việc chung của cả nhóm. 4. Đưa ra những lời động viên ngay khi có thể đối với những nỗ lực của các thành viên theo một phương pháp đầy tích cực và có ý nghĩa. 5. Sử dụng nhiều phương pháp khách nhau để đánh giá và khen thưởng đối với những thành công của các thành viên trong nhóm. 6. Yêu cầu sự giải thích rõ ràng về những yêu cầu và ý tưởng của các thành viên mà bạn chưa thực sự nắm bắt được 7. Biết cách lắng nghe những góp ý, ý tưởng và những yêu cầu thay đổi để nâng cao năng suất làm việc của các thành viên trong nhóm. 8. Cho phép các thành viên trong nhóm đưa ra đánh giá riêng về cán bộ quản lý trực tiếp, đồng thời cũng yêu cầu họ đưa ra các biện pháp khắc phục
  4. những thiếu sót của người quản lý nhóm, từ đó rút ra bài học để nâng cao sự tôn trọng, tin tưởng vào cán bộ quản lý của họ. 9. Bày tỏ sự tin tưởng của bạn đối với nhóm làm việc bằng cách nỗ lực hỗ trợ họ trong cả công việc chung và việc riêng. 10. Thường xuyên thực hiện việc đánh giá năng lực làm việc của nhóm,
  5. đồng thời đưa ra các cơ hội phát triển cho từng thành viên trong nhóm. Tuy 10 yếu tố trên đây không phải là những điều to tát nhưng nó cũng giúp các cán bộ quản lý và trưởng nhóm có những nhận thức đúng để đưa ra các chính sách và quyết định hiệu quả trong việc xây dựng nhóm làm việc và cải thiện năng lực làm việc của từng thành viên trong nhóm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2