12 Đề kiểm tra HK1 môn Ngữ Văn 12
lượt xem 13
download
Cùng tham khảo 12 đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ Văn 12 gồm các câu hỏi tự luận có đáp án giúp cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm tư liệu tham khảo sẽ giúp bạn định hướng kiến thức ôn tập và rèn luyện kỹ năng, tư duy làm bài kiểm tra đạt được kết quả cao nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 12 Đề kiểm tra HK1 môn Ngữ Văn 12
- SỞ GÍAO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, LỚP 12 Trường PTDT Nội trú Tỉnh NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian phát đề) -------------------------------------------- Câu 1 : (2 điểm) Vì sao nói hình thức nghệ thuật bài thơ Việt Bắc đậm đà tính dân tộc ? Câu 2 : (8 điểm) Anh (chị) hãy phân tích hình ảnh con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân -------------------------------Hết--------------------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh Số báo danh
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 NĂM HỌC 2011 – 2012 ------------------------------------------------ CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 - Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình là 0,5 (2 điểm) “Ta-Mình”, người ra đi và người ở lại hát đối đáp nhau. - Sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, có tác dụng nhấn mạnh và làm 0,5 nhịp thơ hài hòa, uyển chuyển. - Ngôn ngữ thơ : sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân giản dị, 0,5 mộc mạc. - Giọng thơ trữ tình ngọt ngào tha thiết 0,5 Câu 2 a/ Yêu cầu về kỹ năng : (8 điểm) - Biết cách làm bài nghị luận văn học - Kết cấu rõ ràng, văn viết lưu loát, trong sáng có hình ảnh và tính biểu cảm. - Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt b/ Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể diễn đạt theo nhều cách nhưng phải đảm bảo : Gi - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5 - Tính hung bạo của con sông Đà : + Dòng chảy ngang tàng, khác lạ + Cảnh đá : dựng vách thành, những đoạn chẹt lòng sông như một cái yết hầu, cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió … 3,0 + Những hút nước sẵng sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào. + Những thạch trận, phòng tuyến sẵng sàng ăn chết con thuyền và người lái đò - Tính trữ tình của con sông Đà + Dòng sông chảy uốn lượn như mái tóc của người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều . 2,5 + Nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. +Cảnh vật hai bên bờ sông hoang sơ nhuốm màu cổ tích, trù phú tràn trề nhựa sống. - Cảm nhận và miêu tả con Sông Đà, Nguyễn Tuân chứng tỏ sự 0,5 tài hoa, uyên bác và lịch lãm của ông.
- - Nghệ thuật miêu tả : + Các hình ảnh ví von, so sánh, liên tưởng độc đáo, thú vị. 1,0 + Ngôn từ phong phú, sống động, giàu hình ảnh, có sức gợi tả. + câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu. - Nêu cảm nghĩ về hình ảnh nghệ thuật và tấm lòng của nhà văn 0,5 với con sông Đà. Tổng 10,0 điểm
- SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG QUỐC HỌC QUY NHƠN Năm học 2011-2012 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 12 Đề chính thức Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ), trình bày suy nghĩ của anh /chị về câu nói của D. Điđơrô: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu 2 (7 điểm): Phân tích vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (Trích Ngữ Văn 12, tập I, NXB Giáo dục - 2006). ----------- HẾT ----------
- SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG QUỐC HỌC QUY NHƠN Năm học 2011-2012 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 12 Đề chính thức Cấp độ Vận dụng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Nghị luận Biết cách làm bài văn nghị xã hội. luận xã hội. Nhận diện được vấn đề cần bàn - mục đích - đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng đắn. Rút ra bài học nhận thức, hành động. Số câu 1 1 Số điểm (Tỉ lệ) 3,0 (30%) 3,0 (30%) 2. Nghị luận Biết cách làm bài văn nghị văn học luận văn học - phân tích nét tính cách trữ tình của hình tượng sông Đà - trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Số câu 1 1 Số điểm (Tỉ lệ) 7,0 (70%) 7,0 (70%) Tổng số câu 2 2 Tổng số điểm 10 10 Tỉ lệ 100% 100%
- SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG QUỐC HỌC QUY NHƠN Năm học 2011-2012 Đề chính thức HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 12 Câu Đáp án Điểm 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn dạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận - câu nói của D. Điđơrô. 0,25 - Giải thích Mục đích là điều mà người ta nhắm vào đó để theo đuổi và phấn đấu 0,25 đạt tới trong cuộc sống. - Hành động không có mục đích sẽ không đạt được kết quả, dễ bị thất bại. Sống không có mục đích, con người trở nên vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa “không 0,75 1 có mục đích, anh không làm được gì cả”. (3 điểm) - Trong cuộc sống, mục đích có 2 loại: + Mục đích tầm thường là hướng tới kết quả vị kỉ hẹp hòi, có lợi cho mình 0,75 nhưng tai hại đối với người khác, chỉ thấy mối lợi trước mắt mà không thấy tai hại về sau “Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại” + Mục đích cao cả, vĩ đại luôn hướng về cộng đồng, tổ quốc, dân tộc luôn nghĩ đến cái ta chung Là động lực thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống, làm 0,75 nên sự nghiệp lớn. Người có ý chí luôn hướng tới mục đích cao cả. - Bài học nhận thức, hành động: Xác định mục đích sống đúng đắn, phù hợp với lí 0,25 tưởng thời đại, phấn đấu, vươn lên… 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn dạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và 2 tuỳ bút Người lái đò sông Đà, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần (7 điểm) làm rõ được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tuỳ bút Người lái đò sông Đà và hình tượng sông 0,5 Đà.
- - Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được quan sát với nhiều góc nhìn: + Từ trên máy bay nhìn xuống sông Đà quyến rũ ở dáng vẻ mềm mại, dịu 1,0 dàng “như một áng tóc trữ tình…”; sông Đà hấp dẫn ở sắc nước thay đổi theo mùa… + Sau chuyến đi rừng dài ngày gặp lại sông Đà hiện lên “như một cố nhân” đằm dịu, thầm kín với ánh nắng sáng trong ấm áp, với bờ bãi sông Đà trải dài…tất 1,5 cả khiến lòng nhà văn ngập tràn niềm vui khôn xiết. + Khi đi thuyền trên sông Đà con sông vắng lặng, hoang sơ, hồn nhiên như thế giới cổ tích, huyền thoại; cảnh vật 2 bên bờ non tơ, mơn mởm, đầy sức sống 1,5 “nương ngô…”, “cỏ gianh đồi núi…”, “con hươu thơ…”, “áng cỏ sương…”, gợi hồn thơ. Sông Đà thật thơ mộng, gợi cảm. - Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh, phong phú, giàu sức gợi; thủ pháp so sánh, nhân hoá linh hoạt; liên hệ tạt ngang rất phóng túng, tài hoa; cách nhìn, cách cảm độc 2,0 đáo… - Ca ngợi vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của dòng sông, của thiên nhiên Tây Bắc Tình 0,5 yêu quê hương đất nước của nhà văn. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Sở GD-ĐT Bình Định Đề thi học kỳ I – Môn Văn – Lớp 12 Trường THPT An Nhơn I Năm học : 2011-2012 ( Thời gian : 90 phút ) Đề : Câu 1 : ( 2 điểm ) Trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh ? Câu 2 : (3 điểm ) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “Trường học là mái nhà thứ hai của học sinh” Câu 3 : ( 5 điểm )Chọn một trong hai . 3a, Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Diêm Điền - 1967 3b, Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế lan Viên : Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai , chim én gặp mùa , Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, Chiếc nôi ngừng- bỗng gặp cánh tay đưa . (Ánh sáng và phù sa , NXB Văn học , 1960) *************************** ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN VĂN LỚP 12
- Học kỳ I – Năm học 2011-2012 Câu 1 : Học sinh trình bày các ý cơ bản sau : Mục đích sáng tác là để phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng 0.5 .VHNT là mặt trận , văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá . Đối tượng hướng tới chủ yếu là quần chúng nhân dân. . Xác định quan điểm cụ 0.5 thể khi viết : Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì ? Viết như thế nào ? Chú trọng tính chân thật trong sáng tác . Ca ngơị khẳng định cái đẹp, phê phán 0,5 phủ nhận cái xấu .Về hình thức, tránh lối viết cầu kỳ xa lạ mà phải hấp dẫn, trong sáng , chọn lọc. * Cho 2 điểm khi trình bày đủ 3 ý và diễn đạt thành văn rõ ràng Câu 2 : Yêu cầu kỷ năng :Biết cách làm bài nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ , diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp . Biết bày tỏ và thuyết phục quan điểm cá nhân , bác bỏ ý sai trái về vấn đề xã hội . Yêu cầu kiến thức : Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều hình thức khác nhau nhưng phải hợp lý , rõ ràng , chặt chẽ và tiến bộ . Cần nêu bật các ý sau : Nêu được vấn đề cần nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ và rõ ràng 0,5 - Phần lớn thời gian học sinh là ở trường để học tập , sinh hoạt , vui chơi ; có 1.5 nhiều bạn bè , anh chị em và thầy cô như cha mẹ - Được thầy cô dạy dỗ tận tâm trang bị tri thức và giáo dục nhân cách , đạo đức để ta được nên người . Phê phán biểu hiện thiếu thân thiện trong nhà trường ; nạn gây gỗ , bạo hành của 0.5 học sinh và thái độ lười biếng , ít vâng lời , rèn luyện để trưởng thành Bài học rút ra phải có tinh thần yêu thương , gắn bó, đoàn kết ; phải vâng lời , 0.5 chịu khó học tập , rèn luyện Câu 3a: Phân tích đoạn thơ sự hòa nhập giữa hình tượng sóng và em để biểu hiện khát vọng mãnh liệt về tình yêu bằng nỗi nhớ Yêu cầu kỷ năng : Biết cách làm văn nghị luận văn học phân tích thơ . Khai thác nghệ thuật làm rõ nội dung , cảm xúc . Kết cấu chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp . Yêu cầu kiến thức : Trên cơ sở những hiếu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, học sinh làm rõ được các ý cơ bản sau : Nêu được vấn đề cần nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ , rõ ràng và hấp dẫn 0.5 Hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu thơ 1 ca hiện đại . Thơ XQ viết về tình yêu bằng khát khao mãnh liệt với thái độ trân trọng , chăm chút và sự hồn nhiên , chân thành , đầy nữ tính . Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ XQ . Hình tượng “sóng và em” song hành để bày tỏ tiếng nói ấy ... Phân tích nội dung : 1.5 - Từ việc hiểu được ý nghĩa đoạn thơ , bài viết phân tích từ qui luật tự nhiên sóng vỗ bờ nhân hóa thành sóng nhớ bờ để bày tỏ khát vọng mãnh liệt về tình
- yêu bằng nỗi nhớ . - Biệu hiện nỗi nhớ : lắng tận bề sâu đáy lòng , trải dài bề rộng chia cách và thổn thức mọi khoảnh khắc thời gian . Tồn tại trong ý thức len vào cả trong tiềm thức , đi cả vào trong giấc mơ . Phân tích được nghệ thuật : 1.5 - Thể thơ năm chữ , hiện tượng không ngắt nhịp , khổ thơ đặc biệt sáu dòng như con sóng cao nhất , khát vọng mãnh liệt nhất . - Phép điệp từ , điệp cú pháp và tương phản từ ngữ (dưới – trên , ngày – đêm) khẳng định tình cảm nhớ thương mãnh liệt . - Biện pháp nhân hóa sóng tạo sinh động và hòa nhập hai hình tượng Đánh giá chung về đoạn thơ : tiêu biểu phong cách thơ và khát vọng mãnh liệt 0.5 Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được đủ yêu cầu về kỷ năng và kiến thức . Câu 3b: Yêu cầu kỷ năng : Biết cách làm văn nghị luận văn học phân tích thơ . Khai thác nghệ thuật làm rõ nội dung , cảm xúc . Kết cấu chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp . Yêu cầu kiến thức : Trên cơ sở những hiếu biết về nhà thơ Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu , học sinh làm rõ được các ý cơ bản sau : Nêu được vấn đề cần nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ , rõ ràng và hấp dẫn 0.5 Hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm: CLV là nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại 1.0 Việt Nam .Trước khi đến Tây Bắc là nhà thơ lãng mạn xuất sắc và thơ là tiếng nói cô đơn ,đau buồn và bế tắc . Thời gian ở Tây bắc đã giúp nhà thơ thay đổi , trưởng thành trong nhận thức trở thành nhà thơ của nhân dân . vẫn nhất quán phong cách thơ giàu hình ảnh mang tính trí tuệ , triết lý , suy tưởng . Bài thơ nằm trong tập Ánh sáng và phù sa . Ra đời năm 1960 , đánh dấu sự thay đổi . Bài thơ là cách hưởng ứng chủ trương vận động nhân dân xây dựng kinh tế mới ở vùng Tây Bắc bằng cách khẳng định : lên Tây Bắc là khát vọng được trở về với đất nước với nhân dân và vời những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến . Trên cơ sở hiểu biết về phong cách thơ giàu hình ảnh mang tính triết lý , trí tuệ 1.5 và bước trưởng thành trong nhận thức của Chế Lan Viên sau cách mạng tháng Tám , học sinh phân tích khổ thơ để làm rõ : Khát vọng trở về với đất nước , với nhân dân là về với những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời : với nơi an toàn , thân thuộc được chở che ; với cội nguồn sự sống , nguồn mạch cảm hứng , sự hòa hợp tâm hồn ; với vòng tay yêu thương… Phân tích nghệ thuật : Cách nói chân thành , tha thiết . Hình ảnh thơ giàu tính trí 1.5 tuệ , liên tưởng , so sánh bất ngờ , ý nghĩa sâu sắc . Điệp từ “như” tăng tính khẳng định . Xưng hô “con” thành kính, trân trọng . Từ ngữ chọn lọc “gặp lại” tạo ra sự chuyển hóa từ nghĩa ra đi thành nghĩa trở về . Đánh giá chung về đoạn thơ : mạng đậm phong cách thơ CLV và thể hiện nội 0.5 dung cảm xúc bài thơ Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được đủ yêu cầu về kỷ năng và kiến thức .
- SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2011-2012 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG MÔN VĂN- LỚP 12 – (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Thời gian _ 90 phút(Không kể phát đề) ------------ Câu 1: (2.0 điểm) Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”? Câu 2: (3.0 điểm) Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về : Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay. Câu 3: (5.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận biển Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ (Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục) --------------------------------------------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN MÔN : NGỮ VĂN Lớp 12 Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 12. Do yêu cầu về thời gia và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì 1 theo 2 phân môn Văn, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Các câu hỏi chủ yếu kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học. - Về kiến thức : Nắm vững nội dung cơ bản của ba phần : Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một. Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp để hoàn thành tốt bài kiểm tra tổng hợp. Rút được các bài học bổ ích để thi tốt nghiệp THPT. - Về kĩ năng : Kĩ năng tạo lập văn bản: biết viết bài văn nghị luận xã hội và nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ. Biết vận dụng kiến thức và các thao tác nghị luận để làm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận III.THIẾT LẬP MA TRẬN Bước 1: Chủ đề kiểm tra : kiểm tra chủ đề 1 Văn học và chủ đề 3 Làm văn (Bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học) Đề yêu cầu kiểm tra kiểu bài nghị luận về một tác phẩm thơ và chính luận trong các tác phẩm thơ và chính luận đã học: Bước 2: Chuẩn đánh giá Tên chủ đề Vận dụng (Nội dung, Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cộng Cấp độ thấp chương …) cao Nhớ được những Chỉ ra được tính nét chính về tác chất độc đáo và ý giả, hoàn cảnh nghĩa của một số Chủ đề 1 sáng tác, thể loại hình ảnh nghệ Đọc hiểu và một số hình thuật trong các tác văn học ảnh nghệ thuật phẩm… trong các tác phẩm… Số câu Số câu:1 Số câu : 0 Số câu:1 Số điểm Số điểm:2,0 Số điểm : 0 2,0 điểm Tỉ lệ % =20% Chủ đề 3 Vận dụng những kiến thức Làm văn về xã hội, kết hợp các thao (Nghị luận tác nghị luận và phương
- xã hội) thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận xã hội (Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí) Số câu Số câu: 0 Số câu:0 Số câu : 1 Số câu:1 Số điểm Số điểm: 0 Số điểm:0 Số điểm : 3,0 3,0 điểm Tỉ lệ % =30% Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại. Kết hợp các Chủ đề 3 thao tác nghị luận và Làm văn phương thức biểu đạt để (Nghị luận trình bày những cảm nhận, Văn học) suy nghĩ của bản thân về một tác phẩm thơ, một đoạn trích… Số câu Số câu: 0 Số câu:0 Số câu : 1 Số câu:1 Số điểm Số điểm: 0 Số điểm:0 Số điểm :5,0 5,0 điểm Tỉ lệ % =50% Số câu Số câu: 1 Số câu : 2 Số câu:3 Số điểm Số điểm: 2,0 Số điểm :8,0 10 điểm Tỉ lệ % 20% 80% =100%
- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN : VĂN - KHỐI : 12 (CƠ BẢN) NĂM HỌC 2011 – 2012 I- HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm ba câu: câu 1(2 điểm) là câu hỏi dạng tái hiện kiến thức và câu hỏi thông hiểu, câu 2 (3 điểm) là câu hỏi vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận xã hội, câu 3(5 điểm) là câu hỏi vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra tổng hợp kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần đọc kĩ bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày theo cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm II- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: ĐÁP ÁN ĐIỂM CÂU 1 Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh Tố Hữu sáng tác bài thơ 2,0 “Việt Bắc”? 1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh trình bày theo nhiều cách (kể cả dưới hình thức gạch đầu dòng) Văn trôi chảy, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp… 2/ Yêu cầu về kiến thức Việt Bắc từ năm 1941, đã trở thành một căn cứ địa của cách mạng, của cuộc 1.0 kháng chiến chống Pháp trường kì. Trong suốt bao nhiêu năm, nhân dân Việt Bắc đã che chở, cưu mang những cán bộ cách mạng và ủng hộ kháng chiến. - Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền 1,0 xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy, Tố Hữu thay mặt kẻ ở người đi sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. CÂU 2 Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của 3,0 mình về : Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay. 1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội ngắn về một tư tưởng, đạo lí; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2/ Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Thí sinh cần xác định được đây là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; vận dụng những kiến thức xã hội và đời sống để trình bày ý kiến cá nhân. Có thể trình bày ý kiến của mình theo các nội dung cơ bản: - Giải thích về đồng cảm và chia sẻ: 0,5 + Đồng cảm là sự cảm thông, rung cảm trước mọi việc, một người nào đó trong cuộc sống. + Chia sẻ là hành động quan tâm, san sẻ vật chất và tinh thần giữa người với người. - Biểu hiện của đồng cảm, chia sẻ: Trong cuộc sống không thể thiếu đi 1,5 tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với người. + Khi gặp người bị nạn, người sống cô đơn không nơi nương tựa chúng ta giúp đỡ, an ủi, động viên. + Khi một người bạn, người thân có chuyện buồn. - Biểu hiện trái ngược, đáng phê phán: thói vô cảm.
- - Chia sẻ đồng cảm chính là động lực hướng con người tới những điều tốt 1,0 đẹp. Nó có vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay, là cơ sở để đất nước phát triển vững mạnh. - Qua đó khẳng định đồng cảm, chia sẻ luôn tồn tại và hiện hữu xung quanh cuộc sống con người. Thiếu điều đó cuộc sống con người sẽ vô nghĩa, chỉ toàn là cái ác, cái vô cảm. - Phê phán thói vô cảm. CÂU 3 Cảm nhận của anh (chị) về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng của Xuân 5,0 Quỳnh: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận biển Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ (Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục) 1/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ - Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, hành văn tốt, không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần nắm vững - Giới thiệu những những kiến thức cơ bản về thời đại (thời kháng chiến 0,5 chống Mỹ cứu nước...), về tác giả (đặc điểm phong cách), tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tư tưởng ...). - Giới thiệu đoạn thơ. Phân tích + cảm nhận: * Nội dung: 3,0 - Xuân Quỳnh đã dùng hình tượng sóng để giải bày, thổ lộ tình yêu một cách chân thành. Sự phong phú, đa dạng trong bản thể sóng đã giúp nhà thơ thể hiện bao trạng thái cảm xúc trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. - Khát vọng vươn xa của những con sóng, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường cũng chính là khát vọng tình yêu mãnh liệt của “em” - Xuân Quỳnh còn biến tình yêu thành cội nguồn của sự sống, thành nhịp đập trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ. * Nghệ thuật: 1.0 - Thể thơ năm chữ truyền thống, cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo. - Xây dựng hình ảnh ẩn dụ: “sóng” để khám phá những nét tương đồng giữa “sóng” và “em” - Đánh giá chung về đoạn thơ. 0,5 ------------------------------------
- SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2011 - 2012 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG MÔN NGỮ VĂN 12 ( NÂNG CAO) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2.0 điểm): Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Câu 2 (3.0 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu ý kiến của anh/ chị trước thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông trong học sinh hiện nay. Câu 3 (5.0 điểm). Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm): Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ”ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với niếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó...” (Ngữ văn 12 NC, Tập 1, NXB Giáo dục, 2009). -----------------------
- ĐÁP ÁN MÔN VĂN LỚP 12 (NC)– THANG ĐIỂM (Đáp án gồm 2 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. 2.0 - Việt Bắc là căn cứ địa của cách mạng và kháng chiến. Sau chiến thắng Điện 1.0 Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7- 1954), hòa bình lập lại, Miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước, một giai đoạn mới của CM được mở ra. - Tháng 10 năm ấy, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài “Việt 1.0 Bắc” . “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp . 2 Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu ý kiến của anh/ chị trước thực 3.0 trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông trong học sinh hiện nay. - Nêu được thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông trong học sinh 0.75 hiện nay đang gia tăng như thế nào? - Nguyên nhân của tình trạng trên?. 0.75 - Ảnh hưởng đến cuộc sống, môi trường học tập như thế nào? 0.75 - Giải pháp. 0,75 3 Cảm nhận về đoạn thơ: 5.0 “Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi … Đất nước có từ ngày đó”. (Trích “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm) 3.1 Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 3.2 Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: a. Giới thiệu chung: về tác giả, tác phẩm, xuất xứ đoạn trích, cảm nhận chung về 1.0 đoạn trích. b. Hình tượng Đất nước hiện lên gần gũi, thân thương với mỗi con người 3.0 - Đất nước hiện lên qua những câu chuyện cổ “ngày xửa ngày xưa”… - Đất nước hiện hình qua những nét thuần phong mĩ tục… - Đất nước trưởng thành, phát triển cùng với truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta… - Đất nước gắn với truyền thống thuỷ chung nhân nghiã trong gia đình… - Đất nước hiện lên qua truyền thống lao động cần cù… c. - Đánh giá chung: 1.0 - Cách diễn tả độc đáo về Đất nước - Đoạn thơ kết tinh giá trị nghệ thuật đặc sắc Lưu ý : Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn nghị luận là 2.0 điểm. Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1. 0 điểm. Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 0.5 điểm.
- Sở GD-ĐT Tỉnh Bình Định ĐỀ THI HỌC KỲ I - Năm học 2011-2012 Trường THPT Nguyễn Huệ Môn: Ngữ văn 12 - Thời gian: 90 phút ========= ------∞∞------ Câu 1: ( 2,0 điểm) Anh ( chị ) trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích chính bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Câu 2: ( 3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn ( không quá 400 chữ ) nêu suy nghĩ của anh ( chị ) về ý kiến sau của Ăng-ghen: “ Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị ” Câu 3:( 5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Đàn ghi-ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo. Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy ( Ngữ văn 12 tập một, NXBGD) --------- HẾT --------
- Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I - Năm học 2011-2012 Trường THPT Nguyễn Huệ Môn thi : Ngữ văn 12 - Thời gian: 90 phút ========= ------∞∞------ Câu Ý Nội dung Điểm I Hoàn cảnh ra đời, mục đích chính của bản “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí 2,0 Minh) 1. - Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh 0,5 từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. 2. - Đây là thời điểm đất nước vô cùng khó khăn. Bọn đế quốc, thực 0,5 dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta.Quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc, đằng sau là đế quốc Mĩ. Quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, đằng sau là lính viễn chinh Pháp.Lúc này, thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy đương nhiên Đông Dương thuộc về người Pháp. 3 Mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập: 1,0 + Tuyên bố với nhân dân trong nước và thế giới về sự ra đời của nước 0,5 Việt Nam độc lập. + Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị dư 0,5 luận tái chiếm Việt Nam. Câu Ý Nội dung Điểm II Viết bài văn ngắn(không quá 400 từ) trình bày ý kiến về câu nói của 3,0 Nguyễn Bá Học: “ Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành ,thiết thực ,hợp lí,chặt chẽ,thuyết phục.Cần thấy được nội dung chính trong nhận định của Nguyễn Bá Học để rút ra bài học cho bản thân là căn cứ để mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện mình. Bài làm có thể làm rõ nội dung qua các ý cơ bản sau: Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 -Giải thích được câu nói của Nguyễn Bá Học: Tư tưởng, tinh thần của 1,0 con người quyết định đến sự thành bại trong công việc, nếu con người có lòng quyết tâm, có ý chí, nghị lực thì mọi việc không có gì là khó. --Khẳng định câu nói trên hoàn toàn đúng (dùng lí lẽ và dẫn chứng minh hoạ). 1,0
- Bộc lộ ý kiến cá nhân về câu nói này và có những nhận xét, đánh giá về 0,5 tinh thần, thái độ của thế hệ trẻ ngày nay khi giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong công việc, cuộc sống. II Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” 5,0 (Thanh Thảo) “Tây Ban Nha......máu chảy” 1. Yêu cầu về kĩ năng, kiến thức HS cần đạt được các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng phân tích thơ. Biết trình bày bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Chữ viết có tính thẩm mĩ, không mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp thông thường. Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Thanh Thảo và phong cách nổi bật của ông trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”, HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những vấn đề cơ bản sau: 2. Cảm nhận cụ thể -Vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5 Nhà thơ Thanh Thảo thuộc thế hệ những nhà thơ hiện đại trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Thơ Thanh Thảo đậm chất triết luận, giàu suy tư với những cách tân nghệ thuật táo bạo, mới mẻ Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca, rút từ tập Khối vuông ru-bich (1985), là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật mới mẻ của Thanh Thảo. Bài thơ thể hiện sự cách tân trong việc phá bỏ khuôn mẫu, giải phóng cảm xúc và tưởng tượng -Cụ thể +Đó là hình ảnh thực về việc Lorca bị hạ sát một cách bất ngờ 1,5 +Tiếng ghi-ta là hình ảnh ẩn dụ về cuộc đời của người nghệ sĩ Lor-ca 1,5 +Tiếng ghi ta thể hiện nỗi xót xa về sự dang dở của một tài năng, của 0,5 khát vọng cách tân +Khai thác các thủ pháp nghệ thuật: điệp từ, điệp khúc, cách dùng các từ 0,5 láy, từ ngữ giàu sức gợi được diễn đạt theo lối tượng trưng liên tục chuyển đổi cảm giác, qua hệ thống những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy + Bằng những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, Thanh Thảo đã phục sinh giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lor-ca, thể hiện niềm xót thương của mình một cách ấn tượng và đầy ám ảnh 3. Đánh giá chung 0,5 - Bài thơ thể hiện sự trân trọng, tôn vinh tâm hồn, tài năng và nhân cách Lorca, thể hiện sự “liên tài” của Thanh Thảo - Bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố thơ và nhạc, cấu tứ tự sự và trữ tình, toát lên vẻ đẹp thơ Thanh Thảo - hiện đại theo phong cách tượng trưng, siêu thực.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
3 p | 129 | 10
-
Đề kiểm tra HK1 môn Anh văn lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
3 p | 90 | 6
-
Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
3 p | 93 | 6
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hoá học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 134
3 p | 98 | 6
-
Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
3 p | 105 | 5
-
Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
3 p | 123 | 5
-
Đề kiểm tra HK1 môn Toán lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
3 p | 106 | 4
-
Đề kiểm tra HK1 môn Anh văn lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
3 p | 80 | 4
-
Đề kiểm tra HK1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
3 p | 93 | 4
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hoá học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 356
3 p | 87 | 4
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lí lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
3 p | 72 | 4
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hoá học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 210
3 p | 73 | 3
-
Đề kiểm tra HK1 môn Toán lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
3 p | 88 | 3
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hoá học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 483
3 p | 79 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
3 p | 90 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
3 p | 86 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Toán lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
3 p | 80 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Anh văn lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
3 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn