Phở, bánh đa cua, cơm cháy, miến lươn, gỏi cuốn… là 12 món ăn Việt đạt kỷ lục ẩm thực châu Á do trung tâm kỷ lục này xác lập.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: 12 món ăn Việt Nam đạt kỷ lục ẩm thực châu Á năm 2012
- 12 món ăn Việt Nam đạt
kỷ lục ẩm thực châu Á
năm 2012
- Phở, bánh đa cua, cơm cháy, miến lươn, gỏi cuốn… là 12 món ăn Việt
đạt kỷ lục ẩm thực châu Á do trung tâm kỷ lục này xác lập.
Phở Hà Nội
Đây là món ăn không những hài lòng ẩm khách Hà Nội mà còn “đẹp lòng”
tất cả những vùng miền nó đến. Điểm cộng của món ăn này rất nhiều nhưng
ấn tượng nhất có lẽ là mùi thơm khó cưỡng và sự hài hòa tuyệt đối của các
thành phần hiện diện trong tô.
Bún chả Hà Nội
- Ảnh: Thực
Bún chả Hà Nội mê hoặc thực khách với hai loại chả được gia giảm gia vị
khác nhau, chén nước chấm có vị mặn, chua, cay nhẹ và cái giòn của đu đủ,
cà rốt ăn cùng. Song song với điều này, những yếu tố như món nguội, nhiều
rau, ít chất béo cũng ghi điểm không ít với khách hàng.
Bún thang
- Nhiều thực khách ví bún thang như một nàng công chúa đỏng đảnh khó
chiều với hàng loạt nguyên vật liệu được sơ chế theo nhiều cách khác
nhau. Bù lại, mỗi tô bún thang như một bức tranh nhiều màu sắc, cung điệu
có sức hấp dẫn đặc biệt với mọi người.
Bánh đa cua Hải Phòng
- Ảnh: dulichhaiphong
Sự kết đôi của những miếng thịt cua tươi ngon, bánh đa cua dai mềm và rau
sống, nước dùng đậm đà, bánh đa cua làm mềm lòng cả những người khó
tính nhất. Hiện rất nhiều nơi bày bán món ăn này nhưng nếu một lần thưởng
thức tại nơi sinh ra món ăn, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt. Có rất nhiều
nguyên nhân cho việc này, song bí quyết làm món bánh đa cua hay bí quyết
chế biến món bánh đa cua là quan trọng nhất.
Cơm cháy Ninh Bình
- Ảnh: dulichninhbinh
Món cơm cháy Ninh Bình cơm gồm cơm cháy và thịt dê, bò hoặc tim, cật
lợn xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua được chế biến khá
công phu.
Để cơm được ngon thì người ta dùng gạo nếp hương, nấu bằng nồi gang trên
bếp củi. Trong thời gian nấu, phải canh lửa sao để tạo cháy ở khắp đáy nồi.
Cơm cháy lấy ra được sấy khô hai, ba ngày bắng ánh nắng mặt trời. Cơm
chiên xong phải ăn ngay mới có độ giòn, thơm nhất định. Thịt dê hoặc bò
sau khi thái lát, ướp gia vị đem xào trên chảo nóng với rau củ. Có nhiều cách
thưởng thức món ăn truyền thống nhất là cho phần đồ xào lên tên cơm cháy,
rồi dùng tay bẻ từng miếng nhấm nháp là “đã miệng” nhất.
Miến lươn Nghệ An
- Ảnh: Chào buổi sáng
Tùy theo nhu cầu của thực khách, miến lươn được chế biến thành hai dạng là
miến lươn nước và miến lươn khô. Món ăn này không ghi điểm ở cách chế
biến, gia vị, hay thưởng thức mà ở những miếng thịt lươn săn chắc, ngọt bùi,
thơm mát, tươi bổ. Để có được điều này nhiều người khẳng định là nhờ lươn
"bị" sinh trưởng trong cái khắc nghiệt của vùng đất này.
Phở khô Gia Lai
- Ảnh: Sinh viên của bạn
Một suất phở khô Gia Lai gồm hai phần, một là tô phở được làm bằng bột
gạo điểm xuyết thịt heo bằm nhỏ và hành phi thơm phức. Tô thứ hai đựng
nước lèo với thịt bò tái, gân, bắp hoặc bò viên, trên mặt là hành ngò xắt nhỏ,
rắc thêm chút tiêu đen. Rau ăn kèm với phở khô Gia Lai cũng đơn giản chỉ
có xà lách, húng quế và giá trụng.
Bánh khọt Vũng Tàu
- Bánh khọt Vũng Tàu được làm từ bột gạo chiên với dầu ăn trên lửa nên khá
giòn. Nhân bánh gồm có tôm, mực và ruốc xay nhuyễn. Nhờ ăn kèm với rau
sống, đu đủ thái sợi, ngâm giấm nên dù bánh nhiều dầu mỡ, thực khách
không có cảm giác bị ngán ngấy.
Gỏi cuốn Sài Gòn
- Gỏi cuốn là món ăn đơn giản dễ chế biến, dễ sử dụng được bày bán khắp các
con đường lớn, hẻm nhỏ của Sài Gòn. Tuy đơn giản nhưng thành phần của
nguyên tắc chuẩn của món ăn cao cấp với ba thành phần gồm tinh bột (bún),
đạm (thịt heo luộc thái mỏng, tôm bó vỏ) và rau xanh. Điểm cộng tiếp theo
là tùy theo khẩu vị bạn có thể chọn thưởng thức nó với ba loại nước chấm
khác nhau là tương, mắm nêm và nước mắm pha chua ngọt.
Cơm tấm Sài Gòn
- Điểm thú vị của món ăn đặc trưng đất Sài thành này là yếu tố quyết định đến
70% món ăn không nằm ở phần cơm chín dẻo, thơm lừng, phần sườn nướng
cháy cạnh, trứng ốp la hay bì trộn mà là chén nước mắm đi kèm. Đó cũng là
điều tiên quyết để thực khách chấm điểm món ăn này ở các hàng, quán.
Bún bò Huế
- Ảnh: bún Sài Gòn
Điểm thu hút bất kỳ ai dùng đói hay no của món bún bò Huế chính là vị
thơm đậm đà của mắm ruốc kết đôi với sả. Có thể nói độ đậm nhạt của hai
phụ liệu này trong nước dùng cũng quyết định khoảng 80% chất lượng của
món ăn hay sự hơn kém nhau của các quán. Tất nhiên yếu tố thịt thà, rau
xanh quyết định 20% việc ai đó có trở thành “khách ruột” của quán.
Mì Quảng
- Có nguồn gốc từ món ăn “góp nhặt” đồ thừa sau bữa tiệc song món ăn này
được làm mới hoàn toàn với nguyên liệu tươi ngon nhất. Dù vậy, một tô mì
Quảng ngon không đến từ độ tươi mới của thịt thà, tôm, cá đi cùng mà là ở
độ keo, sự đậm đà của chúng sau khi nấu chín để qua đêm.