YOMEDIA
ADSENSE
3 ngành nên và không nên đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
82
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhưng trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phản ánh một số điểm tích cực và có cơ sở để chúng ta tin rằng thị trường này sẽ dần dần phục hồi và tăng trưởng trong năm 2012.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 3 ngành nên và không nên đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
- 3 ngành nên và không nên đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
- Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhưng trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phản ánh một số điểm tích cực và có cơ sở để chúng ta tin rằng thị trường này sẽ dần dần phục hồi và tăng trưởng trong năm 2012. Và sau đây là một số nhận định tổng quan của nhóm chúng tôi về thị trường chứng khoán và xu hướng phát triển của thị trường này trong năm 2012: Thứ nhất, với những điều kiện niêm yết được thay đổi, chúng ta kì vọng nhiều hơn về các doanh nghiệp được niêm yết sẽ có chất lượng, do đó thị trường sẽ được cải thiện và thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như vốn đầu tư vào kênh chứng khoán này nhiều hơn. Thứ hai, theo cam kết ngay từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã mở cửa lĩnh vực dịch vụ chứng khoán. Cụ thể, Việt Nam đã cam kết cho phép các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán nước ngoài thành lập văn phòng đại diện hoặc công ty liên doanh với đối tác Việt Nam với phần vốn góp nước ngoài không quá 49% do đó thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhiều cạnh tranh hơn trong giai đoạn sắp tới. Thứ ba, Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ giúp nâng cao công tác giám sát thị trường và điều kiện niêm yết chặt chẽ hơn. Những tình trạng làm giá và đòn bẩy tài chính có khả năng giảm, giúp phản ánh đúng hơn tình hình của các chỉ số, nhờ đó các chỉ số trên sàn chứng khoán không còn có những đợt giảm mạnh. Thứ tư, các sản phẩm phái sinh sẽ từng bước phát triển, giúp thị trường cân bằng hơn và nhà đầu tư sẽ hạn chế được rủi ro. Đặc biệt với sự xuất hiện của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam vào năm 2014, đây là dấu hiệu tốt để chúng ta có thể tin tưởng rằng thị trường chứng khoán tại Việt Nam sẽ hoàn chỉnh và phục hồi trong tương lai không xa. Mặc dù trong hiện tại, chứng khoán đã ảm đạm trong một thời gian dài và hiện xuống mức rất thấp gây mất lòng tin của các nhà đầu tư, tuy nhiên khi thị trường này thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Điều này buộc cơ quan chức năng phải có động thái để thị trường phục hồi (vì khi thị trường lao dốc, các nguồn tiền rút lui khỏi chứng khoán, doanh nghiệp không huy động được vốn vào sản xuất, kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta) Thứ năm, với sự ra đời của VN30 có thể giúp các nhà đầu tư có thể nhìn nhận tổng quan của thị trường Việt Nam thuận lợi hơn và họ có xu hướng đầu tư vào nhóm cổ phiếu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên tìm hiểu rõ cách thức tính chỉ số VN30 cũng như vai trò, ý nghĩa của nó để tránh những hiểu lầm về chỉ số dẫn đến những quyết định sai lầm. Thứ sáu, các cổ phiếu blue Chips với mức vốn hóa trung bình sẽ là tâm điểm của thị trường. Trong đó, cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ dần dần phục hồi khi lãi
- suất giảm và các ngân hàng nhỏ đều góp đủ vốn pháp định 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, với chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và chính sách điều tiết tiền tệ trong năm 2012 sẽ là năm khó khăn cho các Ngân hàng khi phải điều chỉnh tính thanh khoản tình hình nợ xấu cho phù hợp. Trái ngược với ngành ngân hàng là ngành bất động sản vẫn sẽ còn nhiều sóng gió khi lãi suất huy động của họ còn khá cao và nhà đâu tư còn có thái độ e dè, cẩn thận với thị trường này. Với một số nhận xét tình hình thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện nay như trên, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận định về 3 ngành mà chúng ta nên đầu tư và 3 ngành mà chúng ta không nên đầu tư trong năm 2012 kèm theo một số phân tích về các ngành này. Đầu tiên, chúng tôi sẽ bắt đầu với 3 ngành nên đầu tư trong năm 2012: Thứ nhất, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến ngành ngân hàng với lý do như sau: Việt Nam là nước đang phát triển nên thu hút khá nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Ngân hàng hiện nay đã trở thành trung tâm trong việc huy động cũng như cấp vốn cho nền kinh tế. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các dịch vụ của ngân hàng ngày càng hoàn thiện với: mobile banking, internet banking,…tạo thuận lợi trong việc thanh toán, gửi tiền, chuyển tiền. Năm 2011 vừa qua được xem là một năm khó khăn đối với toàn bộ nền kinh tế trong nước cũng như nước ngoài: Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, Thị trường bất động sản không được khả quan với tên gọi: “bong bóng bất động sản”. Trước tình hình khó khăn đó của nền kinh tế, các ngân hàng cũng không thoát khỏi hệ lụy với việc sáp nhập của các ngân hàng nhỏ. Gần đây nhất đó là vụ sáp nhập ba Ngân hàng đó là: Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB). Việc sáp nhập này cũng là sự khởi đầu của quá trình được dự đoán sẽ xảy ra ồ ạt trong năm 2012. Xét về dài hạn, hoạt động tái cơ cấu này sẽ giúp hệ thống phát triển tốt hơn, tạo lợi thế cho các ngân hàng quốc doanh và nước ngoài. Nhưng trong ngắn hạn, quá trình này sẽ gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần do lòng tin của người dân cũng bị ảnh hưởng. Trước những thuận lợi cũng như bất lợi trên, một số ngân hàng vẫn giữ được lợi nhuận khá ổn định bất chấp những khoản lỗ do đầu tư chứng khoán. Cụ thể: MBB có lãi thuần đạt hơn 1.640 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế cả năm đạt gần 5.400 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2010. Hoạt động mua bán chứng khoán lỗ 530 tỷ đồng trong năm 2011. ACB: Quý IV/2011, lợi nhuận sau thuế đạt 1.092 tỷ đồng, lũy kế năm 2011 gần 3.194 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 2.622 tỷ đồng của năm 2010. Nhưng mảng mua bán chứng khoán cũng khiến ACB lỗ 214 tỷ đồng trong quý IV và lỗ 117,56 tỷ đồng năm 2011.
- Trong năm 2012, gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư. Với việc giảm lãi suất cho vay, ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng phát triển kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Và ngành ngân hàng cũng là một trong những ngành có tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư chứng khoán. Cụ thể như sau: hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam có 9 Ngân hàng thương mại niêm yết (CTG, VCB, STB, EIB, ACB, MBB, HBB, SHB, NVB) và các Ngân hàng này có lợi nhuận trước thuế trong năm 2011 đạt tổng 29.202 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước, trong đó CTG và EIB là hai ngân hàng có mức tăng lợi nhuận trước thuế (LNTT) lớn nhất với tỷ lệ 77% và 72%. Tăng trưởng tín dụng bình quân năm 2011 của 9 Ngân hàng thương mại trên là 19%. Dư nợ cho vay tính đến 31/12/2011 đạt hơn 875.000 tỷ đồng, trong đó 3 ngân hàng lớn đã chiếm 68,4% tổng dư nợ (CTG chiếm 33%, VCB chiếm 23,7%, ACB chiếm 11,64%) và tiền gửi khách hàng đã tăng 142.000 tỷ đồng. Từ những kết quả thống kê như trên, chúng ta có thể hoàn toàn tin rằng Ngân hàng là ngành đáng để đầu tư nhất trong năm 2012, với kết quả kinh doanh của các Ngân hàng này khá tốt và kèm theo rủi ro khá ít khi đầu tư vào các mã chứng khoán Ngân hàng. Thứ hai, ngành sản xuất hàng tiêu dùng đang tiềm ẩn những thuận lợi để có thể phát triển trong năm 2012. Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nhưng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu không thể dừng lại. Đó là lý do lĩnh vực thực phẩm, tiêu dùng gần như không ảnh hưởng nhiều trong năm 2011. Theo Báo cáo triển vọng thị trường năm 2012 của Công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng năm 2012 sẽ là năm tăng trưởng ổn định của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, dược, điện... Theo đó, thực phẩm, duợc phẩm, đồ uống, điện sẽ duy trì ở mức ổn định. Ví dụ như trường hợp tăng trưởng nhanh và ổn định của các công ty niêm yết trong lĩnh vực sản xuất mía đường. Thống kê của các công ty chứng khoán cho thấy, tăng trưởng doanh thu của Công ty Đường Biên Hòa năm 2011 đạt mức 300% so với 4 năm trước đó. Phần lớn công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng có hệ số nợ tương đối thấp, do đó rủi ro về tài chính sẽ ít hơn so với các ngành khác. Do Việt Nam là nước còn trẻ về nguồn vốn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhưng ngành này khá sôi nổi ở thị trường Việt Nam. Do vậy, ngành này đang là tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài như Research and Markets. Hiện nay, ngay cả các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng đang chuyển hướng đầu tư sang một số lĩnh vực khác ngoài bất động sản như thực phẩm, hàng tiêu dùng, y tế, giáo dục… Hàng tiêu dùng là một trong những lĩnh vực được đánh giá ít bị ảnh hưởng trước những biến động của kinh tế thế giới và những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Nhìn vào danh mục đầu tư của Vinacapital có thể thấy những cái tên mới như
- Yến Việt, Café Thái Hòa, Bảo vệ thực vật An Giang, nhà máy sản xuất mía đường tại Campuchia. Và đặc biệt, theo cung hoàng đạo, năm 2012 là năm rồng, đây chính là năm của phú quý và sức mạnh nên số trẻ em sẽ ra đời gia tăng tạo điều kiện cho các ngành như sữa, đồ gỗ phát triển. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng đang rất rộng mở và tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Mặc dù các dự báo cho thấy nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thách thức trong năm 2012, nhưng những động thái trên cho thấy ngành thực phẩm, hàng tiêu dùng của Việt Nam vẫn nóng và sẽ thu hút mạnh đầu tư. Thứ ba, các nhà đầu tư nên chú ý đến ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đây là ngành chủ đạo trong nền kinh tế nước ta và đang có tiềm năng phát triển rất lớn với các sản phẩm chủ đạo như: gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều, hồ tiêu, gỗ và các sản phẩm gỗ, thỷ sản. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi và kinh nghiệm thực tế sản xuất lâu đời và thị trường tiêu thụ rộng rãi sẽ nhanh chóng giúp các doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Cụ thể: Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu trên toàn thế giới, đứng thứ nhì về gạo, cà phê và hạt điều, và nằm trong 5 nước đứng đầu về xuất khẩu cao su thiên nhiên và thủy sản. Trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp đạt 19,7 tỷ USD, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cả nước, đem lại mức thặng dư thương mại lớn nhất, mang về 11,5 tỷ ngoại tệ cho quốc gia. Xuất khẩu nông sản đạt tốc độ tăng trưởng lẫn kim ngạch kỷ lục, tới 33,2% so với năm 2010, với kim ngạch 13,7 tỷ USD. Cụ thể chúng ta nên chú ý đến các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sau, để thu được kết quả đầu tư tốt nhất. Lưu ý đầu tiên là, đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm gạo: Lượng gạo xuất khẩu cả năm 2011 ước đạt 7,2 triệu tấn, với kim ngạch 3,7 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng 4,4% về lượng và 14% về giá trị. Giá gạo xuất khẩu năm 2011 tăng bình quân 9% so với năm 2010. Đây là một sản phẩm có tiềm năng nhưng cần chú trọng sản xuất gạo chất lượng cao nhiều hơn để có thể cạnh tranh trên thị trường. Hai là, sản phẩm cà phê: Vì thị trường cà phê chưa được mở rộng nhiều nên hầu như sản lượng xuất khẩu không tăng nhưng giá trị xuất khẩu vẫn đạt được sự tăng trưởng kỷ lục. Khối lượng xuất khẩu năm 2011 chỉ đạt 1,2 triệu tấn và giá trị là 2,7 tỷ USD, xấp xỉ về lượng nhưng tăng tới 45,4% về giá trị so với năm ngoái. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.200 USD/tấn tăng 49 % so với năm 2010. Ba là, sản phẩm cao su: Lượng cao su xuất khẩu cả năm 2011 lên 846 ngàn tấn, kim ngạch đạt 3,3 tỷ USD, tăng 8,2% về lượng và tăng tới 37,5% về giá trị.
- Bốn là, sản phẩm chè: Lượng chè xuất khẩu cả năm 2011 ước đạt 131 ngàn tấn, với kim ngạch 198 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước giảm cả về lượng (-4,3%) và giá trị (-0,8%). Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.520 USD/tấn Năm là, sản phẩm hạt điều: Lượng điều xuất khẩu cả năm 2011 ước đạt 178 ngàn tấn, kim ngạch 1,5 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng nhưng giá trị vẫn tăng 30,1% so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân đạt 8.294 USD/tấn, tăng 44,6% so với năm 2010. Sáu là, sản phẩm hồ tiêu: Ước lượng tiêu xuất khẩu 12 tháng năm 2011 đạt 125 ngàn tấn, kim ngạch 736 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước lượng tăng 7,2% và kim ngạch tăng tới 74,6%. Giá xuất khẩu tiêu đã đạt một kỷ lục mới, giá bình quân đạt 5.867 USD/tấn, tăng 66,3% so với cùng kỳ. Sản phẩm này đã có sự phát triển vượt bậc khi bắt đầu tham gia trên sàn quốc tế và giá tiêu đen Việt nam đạt 6050USD/tấn. Bảy là, Gỗ và sản phẩm gỗ: Tổng giá trị xuất khẩu của cả năm 2011 đạt 3,9 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ là 13,4%. Tám là, các sản phẩm thuỷ sản: Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 12 tháng lên 6,1 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ. Các số liệu thống kê trên đã phản ánh ngay về hiệu quả kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam. Như thế, đây là một trong số ba ngành đáng để đầu tư trong năm 2012. Trái ngược với 3 ngành nên đầu tư trên, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư không nên đầu tư vào 3 ngành sau đây: Một là, ngành đầu tư bất động sản: Đối với kênh đầu tư bất động sản, có thể nói quý 4/2011 là giai đoạn khắc nghiệt nhất đối với giới đầu cơ và đầu tư địa ốc trong năm vừa qua, hàng loạt những doanh nghiệp bất động sản phải tuyên bố phá sản với nguyên nhân là họ không còn đủ sức cầm cự với khối nợ vay khổng lồ cùng lãi suất cao của các ngân hàng. Theo thống kê, hiện các doanh nghiệp bất động sản đang có khối nợ khổng lồ 245,000 tỷ đồng (chưa tính đến trái phiếu doanh nghiệp), chủ yếu số tiền này đều được đầu tư vào những dự án căn hộ trung - cao cấp và một số dự án đất nền. Với sự tụt dốc của ngành bất động sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến các ngân hàng và nền kinh tế với các khoản nợ xấu do cho vay bất động sản. Rủi ro từ khu vực bất động sản với ngân hàng là rất lớn nên sự phục hồi của thị trường bất động sản không chỉ là cách giúp cho ngân hàng phục hồi mà còn giúp cho các lĩnh vực kinh tế khác vực dậy. Tuy nhiên, trong khi tình trạng nền kinh tế toàn cầu vẫn còn trong trạng thái khó khăn thì thị trường bất động sản sẽ khó có thể phục hồi trong giai đoạn này. Với lý do
- các nhà đầu tư cần phải tiến hành tiết kiệm, đồng thời cùng với chính sách tín dụng thắt chặt thì những căn hộ cho thuê hoặc bán không thể tìm lối ra cho những sản phẩm của mình, đồng nghĩa với tình trạng các phân khúc trong thị trường bất động sản ngày càng bị thu hẹp. Những khó khăn này ngày càng nghiêm trọng và kéo dài đối với các nhà đầu tư khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài, lạm phát tăng cao, chi phí xây dựng biến động, huy động vốn vào sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, và đặc biệt khi các chỉ thị mới của chính phủ với mục tiêu kiềm chế lạm phát xuất hiện sẽ tác động ngày càng lớn đến thị trường bất động sản, vì thế kết quả kinh doanh của các công ty bất động sản sẽ bị ảnh hưởng. Với những phân tích như trên, thị trường bất động sản trong năm 2012 sẽ còn nhiều biến động và chưa có khả năng phục hồi tốt nên ngành bất động sản là ngành đầu tiên mà các nhà đâu tư nên xem xét thật kỹ trước khi ra quyết định có nên dầu tư hay không. Hai là, ngành xi măng Từ khi Chính phủ quyết định cắt giảm đầu tư công để kéo giảm lạm phát, cộng thêm hệ thống ngân hàng đồng loạt đẩy lãi suất cho vay ở mức cao, ngay lập tức ngành vật liệu xây dựng bị tác động, giá rớt sâu và thị trường ế ẩm. Cụ thể, hàng tồn kho của ngành xi măng hiện nay khoảng 2 triệu tấn trong khi mức tồn kho cho phép với doanh nghiệp chỉ khoảng 250.000 tấn. Lượng tồn kho lớn như hiện nay đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khiến nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng và có thể phải phá sản. Trong khi đầu ra trong nước gần như bế tắc, ngành xi măng vẫn còn một cánh cửa là cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, để tham gia vào sân chơi toàn cầu này, ngành xi măng còn khá nhiều rào cản cần vượt qua. Để xuất khẩu hiệu quả, các doanh nghiệp cần phối hợp với nhau và thông qua Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam để tăng cường xúc tiến thương mại ra nước ngoài. Thực tế, các doanh nghiệp hiện đang rất lúng túng để đối phó các vụ kiện do chưa có nhiều kinh nghiệm. Dù cơ hội nhiều nhưng hầu hết doanh nghiệp trong ngành xi măng vẫn cho rằng xuất khẩu xi măng là bất khả thi. Bởi không như nhiều hàng hóa khác, xi măng là mặt hàng cồng kềnh nhưng giá trị thấp. Vấn đề nan giải nhất đối với việc xuất khẩu xi măng là chi phí vận chuyển. Hiện tại, thị trường xuất khẩu tốt nhất đối với ngành xi măng là các nước Đông Nam Á và Nam Á. Nhưng đây cũng là mục đích của những nhà sản xuất xi măng lớn trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêsia và Đài Loan nên mức độ cạnh tranh rất quyết liệt, rất khó để các doanh nghiệp Việt Nam chen chân vào. Một nguyên nhân nữa là hầu hết các dây chuyền sản xuất xi măng của Việt Nam mới được đầu tư, trong khi đối thủ cạnh tranh ở khu vực đã đầu tư trong 1 thời gian dài. Do đó, việc
- cạnh tranh giữa doanh nghiệp xi măng trong nước với các đối thủ thực sự không cân sức; giá thành xi măng Việt Nam cao hơn của Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Chưa kể, nếu tính thêm chênh lệch về lãi vay ngân hàng, sản phẩm của doanh nghiệp xi măng trong nước càng yếu thế hơn. Vì thế các doanh nghiệp này đã đang và sẽ phải vượt qua không ít rào cản để có thể phục hồi và phát triển, do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư không nên đầu tư vào ngành này vì nó rất khó có thể phục hồi và phát triển ngay trong khi năm 2012. Ba là, ngành sản xuất kinh doanh thép Trong 2011, tại Việt Nam đã có 5 - 6 doanh nghiệp ngành thép phá sản và nhiều doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất. Công suất toàn ngành dự kiến sẽ giảm 25 - 30%, tuy nhiên, dư thừa công suất vẫn tiếp tục là bài toán khó trong 2012. Số liệu mới nhất vừa công bố trong thời gian gần đây cho thấy, tồn kho ở ngành thép được Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo vào khoảng gần 500.000 tấn. Sau đây chúng tôi sẽ trích dẫn nhận định của ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, ông cho rằng: “Mức tồn kho cho phép với doanh nghiệp chỉ khoảng 250.000 tấn, trong khi lượng thép tồn kho lớn như hiện nay đã khiến nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng. Và riêng mức lãi mà doanh nghiệp phải trả cho số thép tồn kho này đã lên tới 150 tỷ đồng/tháng” Và một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tăng trưởng ngành thép là tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại và các đơn đặt hàng sản phẩm thép để xây dựng nhà ở, chế tạo xe hơi và thiết bị tại châu Âu giảm. Do đó, thực tế vào năm 2011, đây là giai đoạn khó khăn của ngành thép trong nước khi chi phí nguyên vật liệu ở mức cao, sự giảm giá của đồng nội tệ và chi phí lãi vay tăng cao. Thêm vào đó, chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đã dẫn tới sự sụt giảm của ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng - vốn chiếm khoảng 34% tổng nhu cầu của ngành thép. Lượng tiêu thụ thép xây dựng trong nước ước tính giảm khoảng 4% so với năm trước. Nhu cầu thấp khiến hiệu suất hoạt động của nhiều nhà máy chỉ còn khoảng 40 - 45% công suất thiết kế, làm tăng chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm. Dự báo những khó khăn này vẫn còn tiếp tục diễn ra trong năm 2012 nên các nhà đầu tư không nên chọn các mã cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép để đầu tư. Trên đây là gốc nhìn tổng quan tình hình và xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam kèm theo một số phân tích của nhóm chúng tôi về 3 ngành nên và không nên đầu tư trong năm 2012, hi vọng với những phân tích này sẽ giúp các nhà đầu tư ra các quyết định đúng đắn và phù hợp nhất.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn