intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 phẩm chất của CEO chuyên nghiệp

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

147
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không chỉ thiếu Giám đốc điều hành (CEO), doanh nghiệp nhỏ và vừa VN còn yếu về hoạch định, điều hành, đánh giá...Hội nhập kinh tế với một “thế giới phẳng” nhiều cơ hội và thách thức mở ra trước mắt, các CEO VN cần phải nắm bắt, đối phó để lèo lái doanh nghiệp của mình tồn tại và phát triển. Một thực tế là nghề CEO ở VN còn khá mới mẻ và phần lớn chủ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa cũng chính là giám đốc DN đó. 3 cái yếu của CEO VN Hoạch định -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 phẩm chất của CEO chuyên nghiệp

  1. 3 phẩm chất của CEO chuyên nghiệp Không chỉ thiếu Giám đốc điều hành (CEO), doanh nghiệp nhỏ và vừa VN còn yếu về hoạch định, điều hành, đánh giá...Hội nhập kinh tế với một “thế giới phẳng” nhiều cơ hội và thách thức mở ra trước mắt, các CEO VN cần phải nắ m bắt, đối phó để lèo lái doanh nghiệp của mình tồn tại và phát triển. Một thực tế là nghề CEO ở VN còn khá mới mẻ và phần lớn chủ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa cũng chính là giám đốc DN đó. 3 cái yếu của CEO VN Hoạch định - điều hành - đánh giá là 3 hoạt động rất cơ bản của một CEO chuyên nghiệp. Đối với đa số DN nhỏ và vừa ở VN, phần lớn cả 3 chức năng này đều đổ dồn vào một cá nhân - chủ DN. Cái yếu thứ nhất của DN nhỏ và vừa là hoạch định. Hoạch định là một yêu cầu quan trọng đối với CEO để xây dựng và hoàn thiện các ý tưởng kinh doanh, thiết lập bộ máy nhân sự để thực thi ý tưởng đó. Trong hoạch định, mọi doanh nhân đều rất tâm đắc với ý tưởng kinh doanh do mình hoạch định và có khuynh hướng tìm những người cùng chí hướng để thực thi ý tưởng này. Người cùng hoạch định chiến lược phải là người biết cách bàn “nên làm việc gì?”, “có thể làm việc gì?”, chứ không phải là “không nên làm việc gì” hay “không thể làm việc gì”. Tiếc rằng, ở nhóm ý kiến sau, không mấy doanh nhân thích duy trì những người đưa ra ý kiến phản đối ý tưởng của mình.
  2. Bởi trả lương cho một người để anh ta phản bác mình thì không mấy dễ chịu! Tình trạng các ông chủ “ôm” cùng lúc hai vai (chủ DN, CEO), khiến việc điều hành DN bị trở ngại, khó phát triển bề rộng. Điều hành phải được xem là hoạt động mang nặng tính kỹ thuật và đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, phải có bài bản, lớp lang rõ ràng. Một CEO giỏi là người biết điều hành theo những tiêu chí này, biết vận dụng sức lực, nhân tài vào công việc điều hành. Đây là yêu cầu bắt buộc mà các DN nhỏ và vừa trong nước phải quan tâm, bởi khi phát triển tới một mức nào đó, chủ DN khó có thể đóng cùng một lúc hai vai. Việc đánh giá là một công đoạn rất quan trọng, nhưng đây cũng chính là điểm yếu cố hữu của nhiều loại hình tổ chức, DN tại nước ta. Hoạt động này đòi hỏi phải có tính công bằng, minh bạch nhưng trong thực tế lại thường được thuc hiện một cách phiến diện và rất chủ quan. Đánh giá thiếu công bằng, dân chủ, sẽ dẫn đến hệ quả nhân viên thường hoang mang, chán nản, thậm chí chống đối lãnh đạo. Các CEO cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Phải xem việc đánh giá ít nhiều là một nghệ thuật. Nói rộng ra, làm CEO là cả một nghệ thuật. Kiên định, linh hoạt, công bằng Để phối hợp tốt cả 3 chức năng hoạch định - điều hành - đánh giá, một CEO chuyên nghiệp cần có 3 phẩm chất tương ứng là kiên định, linh hoạt, công bằng.
  3. Kiên định được hiểu, khi hoạch định chiến lược, đưa ý tưởng kinh doanh ra bàn thảo, thực thi, đòi hỏi CEO phải tự tin, kiên quyết. Nếu trong quá trình bàn thảo mà cảm thấy không đạt được mức độ đồng thuận cao thì thà gác lại hoặc loại bỏ chứ đừng để ý tưởng của mình bị uốn lệch đi so với ý định ban đầu. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với sự cứng nhắc trong điều hành. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” luôn đúng cho việc điều hành của CEO. Kiên định, nắm vững chủ trương, kế hoạch nhưng phải linh hoạt, uyển chuyển khi triển khai. Thực tiễn không bao giờ giống hệt những gì đã hoạch định, đòi hỏi người điều hành phải biết ứng biến. Sự công bằng có được cũng xuất phát từ khâu đánh giá mà ra. Đánh giá là việc mà lãnh đạo DN, các CEO thường xuyên thực hiện chứ không phải chỉ làm vào các đợt tổng kết hay báo cáo định kỳ. Đánh giá phải đi đôi với động viên hay phê bình kịp thời để cấp dưới hiểu được mức độ hoàn thiện công việc mà họ đang làm. Nếu DN không có được một quy trình đánh giá công bằng và xuyên suốt cũng như hệ thống tiêu chuẩn hợp lý để đánh giá thì rủi ro về tổ chức (con người) sẽ rất lớn dù rằng nó không tới ngay. Tóm lại, ngoài việc tìm hiểu và trang bị thêm kiến thức mới cũng như rèn luyện những đức tính cần thiết, các CEO VN cần phải rèn luyện cho mình thêm nhiều kỹ năng về quản lý hơn nữa để nhạy bén nắm bắt cơ hội trong việc đưa con thuyền DN vượt qua những chông gai, thách thức khi hội nhập, bước vào “sân chơi lớn” của “thế giới phẳn”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0