intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 bệnh phổ biến thường gặp khi mang thai

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh cúm Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì khi có thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi. Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là bệnh cúm. Tuy tỉ lệ tử vong của bệnh cúm thấp nhưng phụ nữ mang thai khi bị cúm thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều vì thế các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 bệnh phổ biến thường gặp khi mang thai

  1. 4 bệnh phổ biến thường gặp khi mang thai Bệnh cúm Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì khi có thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi. Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là bệnh cúm. Tuy tỉ lệ tử vong của bệnh cúm thấp nhưng phụ nữ mang thai khi bị cúm thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều vì thế các virus gây bệnh có nhiều khả năng "tấn công" hơn. Với những người có sẵn cơ địa nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến bị bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên. Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Khi người mẹ nhiễm cúm, hậu quả có thể là làm tăng khả năng sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ hoặc dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: hở hàm ếch…
  2. Để phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai, thai phụ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt, không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể. Những phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vaccin phòng cúm trước khi mang thai 3 tháng đến 1 năm. Khi có biểu hiện ho, sốt cần đi khám để được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là những thai phụ đang trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Táo bón Hơn 50% thai phụ thường gặp rắc rối với vấn đề đại tiện, chủ yếu là táo bón. Trong thời kì mang thai, chị em ít vận động, hơn nữa, nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột, thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển. Những chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở các bà bầu. Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn, suy kiệt sức khỏe, tinh thần... Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém... Hơn nữa, phân tồn tại lâu trong đường tiêu hóa có chứa nhiều chất thải độc
  3. hại, khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho cả mẹ và thai nhi. Để ngăn ngừa bệnh táo bó, khi mang thai, thai phụ nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả... Bệnh trĩ Ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động khi mang thai là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh trĩ ở bà bầu. Sở dĩ nó là nguyên nhân gián tiếp vì các thói quen trên dễ làm cho bà bầu bị táo bón. Và táo bón lâu ngày là nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ. Một số người có trĩ sẵn nhưng ở dạng ẩn (bên trong) sẽ dễ bị lộ trĩ trong quá trình mang thai hoặc sau sinh. Số khác hình thành bệnh trong lúc mang bầu hoặc sau sinh. Hiện tượng này không phải hiếm bởi vì, khi sinh, tình trạng tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Phòng bệnh trĩ khi mang thai không phải là quá khó. Khi có thai, thai phụ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với thường xuyên tập thể dục. Các tư thế thể dục được lựa chọn phải đảm bảo làm sao để bào thai không đè xuống phần dưới cơ thể.
  4. Khi có thai, thai phụ càng nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả. Hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không nên ăn nhiều muối, đường. Đặc biệt không sử dụng thức ăn có chất kích thích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2