intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

232
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một bệnh thường gặp ở trẻ em và cũng là một trong 3 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của TCYTTG hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chiếm tỷ lệ 28,5% tổng số chết. Ở Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh có tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ chết cao nhất trong tất cả các loại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ

  1. Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một bệnh thường gặp ở trẻ em và cũng là một trong 3 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của TCYTTG hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chiếm tỷ lệ 28,5% tổng số chết. Ở Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh có tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ chết cao nhất trong tất cả các loại bệnh, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Theo số liệu của Viện Nhi, trong 60 tháng tiêu biểu
  2. của 16 năm, số trẻ bị bệnh vào điều trị chiếm 44% tổng số trẻ vào viện và số trẻ bị tử vong, nguyên nhân do bệnh hô hấp chiếm 37% trong tổng số tử vong. Mặt khác nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những tỷ lệ mắc và chết cao mà tần suất mắc bệnh trong năm cũng cao. Theo một số công trình nghiên cứu trung bình một đứa trẻ một năm mắc từ 3-5 lần. Như vậy rất ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập của trẻ. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu do siêu vi trùng chiếm 60-70%, các siêu vi trùng ái lực với đường hô hấp, siêu vi trùng cúm, á cúm sởi, Adenovirut... Nguyên nhân do vi trùng thường nặng hơn: liên cầu, phế cầu, tụ cầu, Hemophilus Influenzae v.v... nếu không điều trị đúng, kịp thời sẽ nguy hiểm đến sự sống của trẻ. Biểu hiện của bệnh thường phong phú, đa dạng. Để giúp cho các cán bộ y tế cơ sở và các bà mẹ phát
  3. hiện dễ dàng, kịp thời xử lý đúng, chúng tôi nêu một số triệu chứng chính. Đứa trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thường có biểu hiện: Bắt đầu ho, hắt hơi, sốt, chảy nước mũi... Nặng hơn thở khò khè rồi nhịp thở nhanh, thở rít, lồng ngực co rút và có thể rất nặng đứa trẻ tím tái, mệt mỏi lờ đờ, ngủ lịm, li bì hoặc co giật... Trẻ nhỏ không bú được khó uống, trẻ lớn không ăn, uống... Có thể kèm theo rối loạn tiêu hóa tiêu chảy... Vì vậy để giúp cho các bà mẹ phát hiện sớm, biết cách chăm sóc và đưa con đi khám kịp thời, TCYTTG có quy định một số điểm mà hiện nay đang bước đầu áp dụng ở nước ta về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính như:  Nếu đứa trẻ chỉ ho và sốt nhẹ vẫn ăn uống tốt thì không cần kháng sinh mà chủ yếu cho các loại thuốc Đông y để giảm ho. Ví dụ: Mật ong, hoa hồng bạch, mật ong chanh hấp... hoặc thuốc ho bổ phế vừa dễ uống và ít làm khô họng. Ngoài ra cần cho trẻ ăn uống tốt, bú nhiều hơn, giữ ấm cho trẻ và chủ yếu
  4. chăm sóc tại nhà. Theo dõi sát nếu kéo dài và không đỡ phải đưa đến y tế khám lại, trung bình sau 5 ngày.  Nếu đứa trẻ ho, sốt, lại kèm theo thở nhanh (quy định nhịp thở bình thường trong một phút: trẻ dưới 2 tháng tuổi dưới 60 lần; 2-12 tháng dưới 50 lần; 12 tháng - 5 tuổi dưới 40 lần, nếu số nhịp thở trên những quy định trên là thở nhanh). Nếu thở nhanh là đứa trẻ bị viêm phổi phải đưa trẻ tới cơ sở khám và điều trị. Ngoài việc chăm sóc, ăn uống, giữ ấm cần phải dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.  Nếu đứa trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính vừa bị ho, sốt, khó thở hoặc thở rít khi nằm yên hoặc ngủ li bì, hoặc vật vã kích thích thì phải mang trẻ đi khám càng sớm càng tốt vì đây là bệnh viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng phải khám cấp cứu. Tóm lại, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là một bệnh thường gặp nhất là về mùa đông, vì khí hậu lạnh và ẩm làm cho trẻ dễ cảm lạnh, nếu chăm sóc tốt và phát hiện bệnh sớm được điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ bệnh nặng.
  5. Muốn phòng bệnh được tốt, chúng ta phải chăm sóc trẻ ngay từ còn trong bụng mẹ. Người mẹ khi có thai phải ăn uống đầy đủ, đi khám thai 3 lần và phải tiêm phòng uốn ván đủ 2 lần để đẻ ra đứa trẻ cân nặng phải hơn 2.500g... Trẻ sau đẻ phải được bú mẹ ngay (trung bình sau 1/2 giờ) bú sữa non và bú theo nhu cầu của trẻ. Khi trẻ 4-5 tháng tuổi phải cho ăn thêm cho phù hợp với sự phát triển của trẻ. Phòng bệnh suy dinh dưỡng đồng thời phải tạo môi trường trong sạch trong nhà, không hút thuốc lá, cũng như đun bếp dầu, bếp than gần chỗ trẻ em ở. Trẻ ngủ nơi thoáng, nhưng phải tránh gió lùa. Về mùa đông giữ ấm: quàng khăn, đi tất, tránh tình trạng mặc nhiều quần áo nhưng lại đi chân đất. Chân bị lạnh là một trong những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp của trẻ. Ăn thức ăn phải vệ sinh và bảo đảm ấm; tránh những thức ăn lạnh; đủ chất dinh dưỡng cho trẻ; không được kiêng mỡ khi trẻ bị ốm.
  6. Trẻ phải đi tiêm chủng đúng lịch và các bà mẹ phải chăm sóc trẻ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp cấp tính, phải được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh, tự mua các loại kháng sinh đắt tiền để điều trị vừa tốn kém lại có hại cho sức khỏe của trẻ. Bị nhờn kháng sinh là điều rất nguy hại cho trẻ. Trẻ em là tương lai của đất nước, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Nhiệm vụ của chúng ta là chăm sóc trẻ tốt để tránh các bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2