intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 kĩ năng sinh viên “không thể không có”

Chia sẻ: Nguyễn Thị Giỏi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

478
lượt xem
206
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày tựu trường, hành trang các tân sinh viên mang theo bên cạnh cảm giác náo nức, vui mừng là những nỗi lo, bỡ ngỡ trước một môi trường mới, rộng lớn và nhiều thách thức. Rất nhiều sinh viên không thích nghi với điều kiện sống mới, không đáp ứng được phương pháp học tập ở đại học đã lâm vào tâm trạng thất vọng, chán nản, thậm chí sa ngã, bỏ học. Vũ khí hiệu quả nhất lúc này là tự rèn luyện những kỹ năng mềm cho bản thân, sau đây chính là 4 kỹ năng sinh viên không thể không có.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 kĩ năng sinh viên “không thể không có”

  1. 4 kĩ năng sinh viên “không thể không có” Ngày tựu trường, hành trang các tân sinh viên mang theo bên cạnh cảm giác náo nức, vui mừng là những nỗi lo, bỡ ngỡ trước một môi trường mới, rộng lớn và nhiều thách thức. Rất nhiều sinh viên không thích nghi với điều kiện sống mới, không đáp ứng được phương pháp học tập ở đại học… đã lâm vào tâm trạng thất vọng, chán nản, thậm chí sa ngã, bỏ học. “Vũ khí” hiệu quả nhất lúc này tự rèn luyện những kỹ năng mềm cho bản thân, như: quản lý thời gian, làm việc nhóm, khả năng thuyết trình, thuyết phục, kỹ năng nghe hiểu… Trong số những kỹ năng trên, 4 kỹ năng sau đây sinh viên “không thể không có”. 1. Kỹ năng quản lý căng thẳng Môi trường ĐH cực kỳ tiệm cận với cuộc sống ngoài xã hội, với nhiều hoạt động và những mối quan hệ. Hơn nữa, sinh viên là những người năng động và ham học hỏi không muốn bỏ lỡ một cơ hội nào: vừa đi học, vừa tham gia sinh hoạt Đoàn - Hội, vừa đi làm thêm… Hoặc có những sinh viên không như vậy nhưng nhìn những bạn bè xung quanh
  2. và họ vô tình bị cuốn đi. Từng ngày, từng ngày, những cái “hạn chót” như con rồng khò khè chực phung lửa vào họ; nỗi lo sợ bị khiển trách không hoàn thành công việc; dự định này nối tiếp kế hoạch kia xếp chồng như núi… Và đến một ngày họ bước đi nhanh hơn không nhận thức. Khi đó, street đã “gõ cửa” rồi đấy! - Học cách “vườn không nhà trống”: Cách này đặc biệt áp dụng cho những cuộc tranh cãi, làm việc nhóm…Đó là cách “chúng ta” vẫn thường làm trong những tiết học ở phổ thông ấy, gương mặt lắng nghe rất chăm chú nhưng vô tai này rồi đi qua tai kia… mất hút! - Tìm/Tạo cho mình một góc nhỏ bình yên: Có thể là một bài nhạc yêu thích, một giấc ngủ thật ngon ôm cái gối yêu thích, một quán cà phê quen thuộc…hoặc một buổi hẹn hò với bạn bè cũ. Tất tần tật những điều khiến bạn cảm thấy bình yên và được là chính mình. - Bấm nút ngừng: Khi tất cả mọi việc đổ dồn vào một lúc thì bạn phát điên lên được. Khi đó hãy để tay lên đầu và bấm: “Ngừng lại”. Lúc này, hãy nhìn lại các vấn đề của bạn và xếp chúng thành thứ tự các nào giải quyết trước và cái nào mình không thể làm gì được. 2. Kỹ năng lãnh đạo Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết trong việc học ở ĐH, là điểm “+” trong hồ sơ xin học bổng và là yêu cầu cho những vị trí cao cấp ở các nhiều công ty, doanh nghiệp đó! - Hãy là một thành viên tốt: Trước khi là người lãnh đạo, bạn cần phải là một thành viên tốt đã. Tham gia một nhóm nào đó, chú ý đến người lãnh đạo nhóm đó quan sát, học
  3. hỏi điểm tốt và tránh những điểm chưa tốt. - Hãy có phong thái của người lãnh đạo: Chắc chắn bạn sẽ không chọn một người lãnh đạo vụng về, khép nép, lôi thôi cho mình và mọi người cũng vậy. Thế nên hãy rèn luyện phong thái của mình từ vẻ ngoài đến bên trong: trang phục phù hợp, tự tin, có uy tín… - Tập ra quyết định: Người lãnh đạo là người ra quyết định. Thế nên, hãy tập ra quyết định, và một khi đã “chấm hết” thì không thay đổi. Trước hết là hãy thực hành với bản thân mình sau đó sẽ đến nhiều người, tập thể nhóm. - Tập đánh giá điểm mạnh và yếu của người khác: Hãy chọn 10 người bạn bất kỳ của bạn và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ. 3. Kết nối bạn bè Giao tiếp, chuyện trò thấy thì “dễ như ăn cháo” nhưng thật ra lại vô cùng khó và cần phải rèn luyện từng ngày. Bạn phải rèn luyện cách nói chuyện và thuyết phục để mọi người chú tâm lắng nghe và cảm nhận được những điều bạn muốn gửi gắm. - Tập nói: Hãy nói chuyện với bạn bè, với người thân, thậm chí với người xa lạ. Đừng nói về những việc: “Bạn khỏe không? Hôm qua làm gì…?” Hãy suy nghĩ và chọn lựa những chủ đề có tính tranh luận, gợi mở… - Tập nghe: Một tuần một lần, hoặc bất cứ khi nào có dịp, hãy lắng nghe bạn bè, người quen của trò chuyện, nghe những vấn đề của họ… - Kỹ năng thuyết phục, tranh luận: Hãy bắt đầu bằng một việc thường ngày là trả giá
  4. khi mua hàng. Bằng cách này bạn sẽ mua được đúng giá bạn muốn và rèn luyện kỹ năng thuyết phục người khác. 4. Vận động, không ngừng vận động Những khi thất bại, gặp khó khăn, stress…bạn sẽ làm gì? Chỉ muốn ở một mình. Hay là gọi cho ai đó mà tâm sự, than vãn nhưng vấn đề có thật sự được giải quyết tận gốc? Tất cả là phụ thuộc ở bạn, chính bạn là người có thể và biết cách đối mặt cũng như giải quyết triệt để rắc rối. - Liệt kê 3 động lực thúc đẩy bạn: Đó có thể là một câu châm ngôn bạn tâm đắc, một thần tượng bạn ngưỡng mộ, hay chính những thất bại trước của bạn. Hãy liệt kê 3 điều quan trọng nhất và khắc cốt ghi tâm chúng. 1 trong những động lực của mình là: “Life isn’t fair but it’s still good” - Đạt được những thành công nhỏ mỗi ngày: Không động lực nào mạnh mẽ hơn những thành công đạt được. Mỗi ngày, hãy đặt ra những mục tiêu nho nhỏ và hoàn thành nó. Mỗi một thành công đạt được sẽ cho bạn tự tin và niềm hứng khởi bắt đầu thành công khác vào ngày mai. - Từ điển của bạn không có từ “thất bại”: Tất cả những thất bại của bạn không bao giờ là thất bại, chỉ là một bước lùi lại, dừng lại, hoặc trầy xước sơ sơ 1 chút thôi. Hãy bước lại và bắt đầu lại từ chính chỗ đó. Hãy ghi lại những lần “trượt chân” đó để làm động lực cho bạn sau này. Nỗ lực rèn luyện những kỹ năng trên thành một phần thói quen của bản thân mình không hề đơn giản và dễ dàng. Nhưng trái ngọt của quá trình rèn luyện đó sẽ giúp bạn để có được kết quả cao trong học tập và thành công trong cuộc sống. Cố gắng lên nào!
  5. Bí quyết giúp bạn lấy lại được sự tự tin trong cuộc sống Tầm quan trọng của sự tự tin trong cuộc sống Một trong những kỹ năng sống thiết yếu nhưng hầu hết ứng viên đều không có khiến cho nhà tuyển dụng đánh rớt họ chính là sự rụt rè và thái độ tự ti khi trả lời phỏng vấn, một biểu hiện rõ rệt của sự không tự tin. Nhiều sinh viên mới ra trường đi tìm việc đã không đủ can đảm nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng để trả lời một cách rốt ráo và dứt khoát những câu hỏi như: “Bạn có yêu thích công việc này không”, “Bạn có tin mình có thể đảm nhận tốt công việc này không”, “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?”... Ngay cả một câu hỏi đơn giản của người phỏng vấn cũng khiến khá nhiều bạn trẻ bối rối “Bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?” Chắc chắn chẳng có nhà tuyển dụng nào chấp nhận tuyển dụng những ứng viên đáp lí nhí trong miệng với câu nói “nhiêu cũng được” kèm theo ánh mắt nhìn xuống rụt rè, nhút nhát... Không có sự tự tin, bạn sẽ rất dễ thất bại trong một cuộc thi tuyển. Không có sự tự tin trong cuộc sống, bạn không nghĩ rằng mình sẽ làm được một việc gì đó, điều đó đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội... Nhiều cá nhân đã thành công trong cuộc sống khi phát hiện chính mình cũng có thể làm được việc rất lớn lao mà trước đó tưởng chừng xa tầm với của họ... Hãy biết nuôi dưỡng sự tự tin một cách thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Hãy bắt đầu bằng những công việc rất giản đơn trong cuộc sống để khi bạn hoàn thành nó, bạn sẽ cảm thấy mình là người có ích, bạn cảm thấy mình không phải là người bỏ đi... Học kỹ năng sống: Rèn luyện sự tự tin trong cuộc sống như thế nào? Bạn là người nhút nhát, bạn luôn cảm thấy thật khổ sở khi phải gặp gỡ và giao tiếp với người lạ. Và điều tồi tệ hơn nữa là bạn không thể tạo dựng được những mối quan hệ mới và duy trì phát triển mối quan hệ cũ. Đó là rào cản lớn đến con đường phát triển sự nghiệp và cả trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Vậy phải làm thế nào để không còn là người
  6. nhút nhát? Chuyên mục kỹ năng sống của Kênh Tuyển Sinh xin chia sẻ cùng bạn một số bí quyết giúp bạn đẩy lùi sự nhút nhát đáng ghét mà bấy lâu nay đã deo bám bạn. 1. Đối diện với những gì khiến bạn sợ hãi Thông thường, chúng ta có cảm giác xấu hổ với những người lần đầu tiên gặp mặt hoặc những người không thường xuyên gặp gỡ. Việc ngần ngại làm quen hay bắt chuyện trước, nhất là những người mình không quen biết sẽ càng khiến cho bản thân cảm thấy thiếu tự tin hơn. Vì vậy, thay vì cố gắng né tránh những cuộc gặp gỡ, nói chuyện thì tại sao không một lần thử là người chủ động trước. Chủ động trước sẽ giúp bạn làm chủ được bản thân và cả cuộc trò chuyện. Khi đó bạn sẽ dễ dàng đẩy được cái cảm giác sợ hãi ra khỏi suy nghĩ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng hòa đồng được với mọi người xung quanh và không cảm thấy bị cô độc nữa. Làm thế nào để lấy lại được sự tự tin trong cuộc sống?
  7. 2. Suy nghĩ tích cực Sẽ chẳng bao giờ bạn xóa bỏ được tính nhút nhát nếu bạn không dám bắt chuyện với những người xung quanh, hi vọng vào nhưng mối quan hệ mới. Vậy nên, hãy suy nghĩ tích cực về những mối quan hệ xung quan và cố gắng biến chúng thành hiện thực. Như thế, bạn sẽ sớm giải quyết dứt điểm tính nhút nhát của mình. Đứng trước một đám đông xa lạ, thay vì tách mình ra khỏi mọi người sao bạn không thử cố gắng xem mình có thể kiếm được một ai để nói chuyện, chia sẻ một vấn đề gì đó bạn đang quan tâm? Hãy tạo lập thêm các mối quan hệ hay ít nhất tìm kiếm một người nói chuyện vào lúc đó. Đọc thêm bài viết làm sao để tự tin sẽ giúp bạn trong hoàn cảnh này. 3. Đặt ra những giả thuyết Bạn không tìm ra một lý do gì để nói chuyện với mọi người xung quanh cũng như bạn bè của mình. Hy vọng những người đó sẽ đến bắt chuyện trước với mình. Nhưng tất cả chỉ là “giá như” nếu bạn chỉ đứng yên một chỗ và quan sát. Tại sao những lúc thế này bạn không tự đặt ra một giả thuyết như: Mình có việc rất quan trọng cần phải trao đổi với họ hoặc người này không thể không có trong cuộc sống cũng như trong công việc… nhất định phải nói chuyện và làm quen với người này. Khi đó, chính bạn sẽ hối thúc mình phải tiến lại gần và làm quen với họ chứ không phải đứng chờ họ đến bên mình. 4. Đừng nghĩ mình đã hết hy vọng Là người nhút nhát thì việc tự gặp gỡ, nói chuyện với một ai đó thật là không dễ dàng. Nhất là khi đã lấy hết can đảm để gặp gỡ, nói chyện, làm quen nhưng chính bạn lại khiến cho câu chuyện trở nên ngượng ngạo, không thoải mái. Sẽ có những ấn tượng không tốt đối với người đang đối diện với bạn và có thể họ sẽ quên bạn ngay sau cuộc trò chuyện kết thúc. Những lúc như vậy bạn đừng thất vọng, mà hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến cuộc trò chuyện thất bại, nếu đúng là do sự nhút nhát thì nhất định không được nản lòng. hãy tiếp tục như vậy cho đến khi bạn tự tin bước đến trước một người khác và trò chuyện.
  8. 5. Luyện tập và gặp gỡ trực tiếp Các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitte, yahoo… là nơi rất lý tưởng để bạn luyện tập làm quen, kết bạn chia sẻ những câu chuyện của bạn. Tuy nhiên, nếu cả ngày bạn chỉ bám riết lấy cái máy tính thì chắc chắn không thể cải thiện được tính nhút nhát. Để khắc phục tính nhút nhát, bạn cần phải có những cuộc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. Có thể cuộc gặp đó chỉ là nói những câu chuyện phiếm, những lời hỏi thăm xã giao. Nhưng đó là cách tốt nhất để một người nhút nhát luyện tập cho mình sự tự tin và tạo dựng thêm những mối quan hệ mới bên cạnh việc duy trì những mối quan hệ cũ. 6. Lắng nghe và quan tâm tới người xung quanh Dù là người nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, nhất là người lạ, nhưng bạn nên chú ý đến kỹ năng lắng nghe và quan tâm đến họ. Bạn không có một chủ đề, một câu chuyện nào để trao đổi với mọi người. Điều đó không sao? Thay vì tìm một góc và thu mình lại, bạn nên tham gia vào những câu chuyện của mọi người xung quanh, cho dù chỉ đứng nghe họ nói. Trong những câu chuyện đó, biết đâu sẽ có vấn đề bạn đang quan tâm hoặc bạn biết và có thể nói rõ hơn cho mọi người hiểu. Đó là cơ hội rất tốt để bạn xích lại gần với mọi người hơn. Đó cũng chính là cách bạn đang vượt qua nỗi ám ảnh là một kẻ nhút nhát và thật đơn giản để có được những mối quan hệ mới, đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ cũ. 7. Tham gia các câu lạc bộ đội, nhóm Tham gia câu lạc bộ đội, nhóm không chỉ giúp bạn mở rộng thêm các mối quan hệ, mà đó cũng là môi trường rất tốt để những người nhút nhát có cơ hội thể hiện bản thân, rèn luyện sự tự tin. Bạn nhút nhát không có nghĩa là bạn không có năng lực. Trong một nhóm, khi cùng thảo luận hoặc thực hiện một dự án nào đó, việc đầu tiên là yêu cầu các thành viên trong nhóm phải tham gia và có ý kiến xây dựng. Việc tham gia góp ý chính là cơ hội để bạn
  9. luyện tập khả năng nói trước đám đông và đó cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đẩy lùi sự nhút nhát của bản thân mình. 8. Làm tình nguyện viên cho các sự kiện Là một người nhút nhát bạn sẽ rất khó tạo ra cho mình những cơ hội nói chuyện hay làm quen với một ai đó. Lý do là bạn chẳng biết nói chuyện gì với đối phương và đặc biệt là bạn không tự tin với chính bản thân mình. Để khắc phục điểm yếu này bạn nên thể hiện một hình ảnh khác. Bạn có thể chủ động đề nghị làm tình nguyện cho các buổi hội thảo, những sự kiện mang tính chất xã hội lớn. Những việc như tiếp khách, lễ tân, hỗ trợ kỹ thuật… với vai trò như “ chủ nhà” sẽ giúp bạn tự tin. Câu chuyện về sự tự tin trong cuộc sống: Một trang giấy trắng Có một nữ ca sĩ lần đầu tiên biểu diễn cô cảm thấy rất lo lắng. Cứ nghĩ đến việc mình sắp phải ra biểu diễn, đối diện với hàng ngàn khán giả phía dưới tay cô lại ra đầy mồ hôi: “ Nếu như đang hát mà quên mất lời thì làm thế nào?”. Càng nghĩ, tim cô đập càng nhanh, thậm chí cô còn đã có ý nghĩ rút lui. Lúc đó, một vị tiền bối nhẹ nhàng đi đến, tiện tay đặt một tờ giấy vào tay cô, nhẹ nhàng nói: “Trong này có viết lời bài hát, nếu như đang hát mà quên lời thì hãy mở nó ra.” Cô nắm chặt lấy tờ giấy như đang nắm chặt lấy bụi cỏ cứu cô không rơi xuống vực thẳm và từ từ ra sân khấu. Có lẽ vì có tờ giấy trong tay mà tâm lý cô tốt hơn, cô biểu diễn rất thành công mà không cần nhìn đến tờ giấy. Cô vui mừng đi xuống và cảm ơn vị tiền bối. Vị tiền bối cười nói: “Là chính cháu đã chiến thắng chính mình, tìm lại được sự tự tin. Thực ra, tờ giấy mà ta đưa chỉ là tờ giấy trắng thôi, không hề có bất kỳ lời bài hát nào.”
  10. Cô nhanh chóng mở tờ giấy trong tay ra, quả nhiên không hề có gì, chỉ là một trang giấy trắng. Cô cảm thấy vô cùng kinh ngạc, nhờ tờ giáy trắng này mà cô thuận lợi vượt qua đc nỗi sợ, biểu diễn vô cùng thành công. “Cái cháu nắm không chỉ là một tờ giấy trắng mà chính là sự tự tin của cháu!” Vị tiền bối nói. Cô ca sĩ vô cùng cảm ơn vị tiền bối. Từ đó về sau, cô luôn nắm chặt sự tự tin chiến thắng hết lần này đến lần khác, dành được vô vàn thành công. Làm thế nào để giữ được sự tự tin? Đôi khi bạn chỉ cần mở to mắt mà nhìn thôi. Kết luận: Nhút nhát là rào cản lớn nhất trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ cũ và tạo dựng những mối quan hệ mới. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển các kỹ năng của bản thân và trong công việc của bạn. Nó khiến bạn cảm thấy lạc lõng giữa thế giới này. Hãy áp dụng những cách trên, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và một ngày không xa bạn sẽ cảm thấy tự tin khi đối diện với bất kỳ người nào mà bạn gặp trong cuộc sống và trong công việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2