intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 nguyên tắc giúp trẻ tiếp thu hiệu quả

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

60
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhanh như quảng cáo Bạn thử hình dung dự một buổi thuyết trình mà diễn giả nói chậm rãi: "Hôm... nay... chúng... ta... sẽ...", chắc chắn rằng bạn sẽ ngủ gà ngủ gật hoặc phát cáu khi diễn giả chưa kết thúc. Đằng này, trẻ dưới 6 tuổi lại vô cùng hiếu động, chúng không chịu ngồi yên một chỗ, mắt ngó hết từ chỗ này qua chỗ khác... làm sao chúng chờ để nghe bạn nói hết câu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 nguyên tắc giúp trẻ tiếp thu hiệu quả

  1. 4 nguyên tắc giúp trẻ tiếp thu hiệu quả Nhanh như quảng cáo Bạn thử hình dung dự một buổi thuyết trình mà diễn giả nói chậm rãi: "Hôm... nay... chúng... ta... sẽ...", chắc chắn rằng bạn sẽ ngủ gà ngủ gật hoặc phát cáu khi diễn giả chưa kết thúc. Đằng này, trẻ dưới 6 tuổi lại vô cùng hiếu động, chúng không chịu ngồi yên một chỗ, mắt ngó hết từ chỗ này qua chỗ khác... làm sao chúng chờ để nghe bạn nói hết câu. Dĩ nhiên, nhanh không có nghĩa là bạn nói "liên tu bất tận", nhanh ở đây là nói nhanh, làm nhanh, chuyển tình thế nhanh. Để đảm bảo nguyên tắc này bạn nên nói những câu ngắn, hoạt động đơn giản để trẻ kịp tiếp thu. Nếu nói những câu có vần có điệu thì càng tốt. Dừng lại đúng lúc Trẻ tiếp thu rất nhanh. Nếu bạn cho bé một món đồ chơi, đầu tiên bé "cầm" (xúc giác) món đồ lên ngắm (thị giác); sau đó bé bắt đầu lắc và lắng nghe tiếng kêu cho đến khi chán - Bé đã học hết những thông tin về âm thanh (thính giác); rồi bé đưa đồ chơi lên miệng cắn - cắn chán là bé đã học hết thông tin về vị giác và khứu giác; bé tiếp tục đập đồ chơi xuống đất để tìm hiểu thêm chức năng của món đồ... Nếu không còn thông tin nào mới, dù món đồ chơi đó có đẹp cỡ nào bé cũng vứt và tìm món mới để tiếp tục khám phá những thông tin mới - bé đang học chứ không phải đơn giản chỉ là chơi thôi. Có nhiều phụ huynh vì mua món đồ quá đắt nên thấy bé vứt đi đã nhặt đồ ấn vào tay bé. Bé cũng cầm, nhưng chỉ vài giây sau là vứt, bạn lại nhặt lên ấn vào tay bé. Bé nào nóng nảy thì có thể cầm món đồ ném vào
  2. người mẹ, hoặc ném ra xa. Vì thế, khi mua đồ chơi cho con, hãy chọn món nào cung cấp được nhiều thông tin thì bé chơi lâu. Dừng lại đúng lúc cũng có nghĩa là biết tiết chế thời gian cùng làm việc với trẻ. Trẻ mới 4 tuổi thì chỉ cho chúng học chừng 10 phút rồi làm chuyện khác. Nếu bạn cố gắng ép trẻ ngồị học 15 phút thì buổi đầu tiên trẻ chỉ tiếp thu trong vòng 10 phút đầu, buổi thứ hai thì mới chỉ 7 - 8 phút là trẻ đã "dội" Và thời gian "chịu đựng" của bé sẽ ngày càng ngắn hơn để "phản ứng" lại phụ huynh. Liên tục thay đổi phương pháp Với mỗi bài học, ta nên chọn phương pháp truyền đạt khác nhau. Đôi lúc nên áp dụng cách "nói ngược" để kích thích sự động não của trẻ. Trẻ đã được tiếp nhận thông tin chiều thuận, khi bất ngờ có chiều nghịch thì buộc trẻ phải nhớ lại và suy nghĩ. Điều đó giúp khơi gợi tư duy của trẻ và sau khi xác định lại câu trả lời đúng, trẻ sẽ nhớ sự việc tốt hơn. Ví dụ: Khi trẻ đã biết: "Con mèo kêu meo meo, con chó kêu gâu gâu...", thỉnh thoảng khi bé đang ngồi gần đó, bạn vừa lau nhà vừa hát "con mèo thì kêu gâu gâu...". Ngay lập tức, trẻ sẽ phản ứng, như vậy là bạn đã thành công. Còn như trẻ mà không phản ứng thì bạn phải bắt đầu lại bài học "con mèo kêu meo meo" thôi! Không thách đố Ngay hôm trước, bạn dạy trẻ bài học về những cây viết, hôm sau bạn kiểm tra bài, nếu trẻ không nhớ sau 30 giây thì hãy nhắc trẻ chứ đừng cho bé đi tìm câu trả lời quá lâu, điều này sẽ khiến cho bé phản ứng ngày càng chậm. Và tốt nhất là đừng kiểm tra bé một cách máy móc mà hãy tạo ra tình huống để bé nhớ lại bài đã học. Ví dụ, Hôm qua bạn đã dạy bé "Đây là cây viết màu đen". Hôm sau nếu muốn kiểm tra bé thì đừng đưa cây viết đen ra hỏi "Đây là cái gì?" - đó là
  3. một bài học quá máy móc. Bạn hãy đưa ra hai cây viết một cây đen một cây màu đỏ và hỏi bé "Con ơi, cây nào là cây viết màu đen?", nếu trẻ chưa kịp trả lời thì bạn hãy nhắc liền, nhân tiện dạy tiếp "...còn đây là cây viết màu đỏ". Như nguyên tắc thứ 3, hãy thay đổi cách thức liên tục, đừng quá đơn điệu, đừng quá máy móc và tất nhiên đừng để bé "lì ra" khi không có được câu trả lời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1