intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 “chiêu” dưỡng phổi mùa thu - đông

Chia sẻ: Lulu Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa thu cũng là thời điểm chuyển mùa, các bệnh mãn tính của hệ thống hô hấp dễ bộc phát. Nếu kiên trì luyện tập, đồng thời kết hợp điều lý dưỡng sinh, tới mùa đông cơ thể sẽ không dễ sinh bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 “chiêu” dưỡng phổi mùa thu - đông

  1. 5 “chiêu” dưỡng phổi mùa thu - đông Mùa thu cũng là thời điểm chuyển mùa, các bệnh mãn tính của hệ thống hô hấp dễ bộc phát.
  2. Nếu kiên trì luyện tập, đồng thời kết hợp điều lý dưỡng sinh, tới mùa đông cơ thể sẽ không dễ sinh bệnh. 1. Thường xuyên cười - khai thông phổi Có nhiều phương pháp để dưỡng phổi nhưng “cười” là một phương pháp hữu hiệu nhất. Đông Y có cách nói “thường xuyên cười khai thông phổi”. Y học hiện đại cũng nghiên cứu chứng minh, cười đích thực là một dạng “vận động” tốt nhất cho cơ thể. Cười ở mức độ không giống nhau đều có tác dụng điều chỉnh hài hòa các cơ quan hô hấp, lồng ngực, vùng bụng, nội tạng, cơ bắp…. Đặc biệt là đối với hệ hô hấp, cười to có thể làm “nở” phổi nhờ phản xạ hít sâu, làm thanh sạch đường hô hấp, làm cho hệ thống hô hấp thông suốt. Ngoài ra, trong lúc cười to vui vẻ, các dưỡng khí sẽ đi vào sâu trong cơ thể và theo máu lưu thông tới toàn cơ thể, làm cho mỗi tế bào trong cơ thể đều nhận được đầy đủ dưỡng khí. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo: mặc dù cười có thể đánh đuổi bệnh làm mạnh khỏe cơ thể nhưng cần cười có mức độ, nếu không sẽ vui quá hóa buồn. Đặc biệt là những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch và người vừa phẫu thuật xong thì không nên cười to thành tiếng, cười “thả phanh”. Phụ nữ có thai cũng không thích hợp thường xuyên cười to để tránh trường hợp vùng bụng co giật mạnh gây ra sinh non hoặc sẩy thai. 2. Bài tập hít thở - Thanh phổi Dưới đây là 2 bài tập hít thở đơn giản nhưng có tác dụng thanh phổi rất tốt: Hô hấp dạng bụng: Giơ hai tay lên, cố gắng giãn nở vùng ngực, sau đó dùng phần bụng để thu khí. Mục đích của phương thức hô
  3. hấp này là tăng thêm dung lượng phổi, đặc biệt rất có lợi cho những người bệnh mắc chứng tắc phổi và sưng khí phổi. Hô hấp thu môi: Nhanh chóng hít đầy một miệng khí, khi thở ra thổi từ từ giống như thổi sáo. Mục đích là để không khí trong phổi dừng lại lâu hơn một chút, để cho khí thể trong phần phổi trao đổi càng được nhiều, người bị viêm phế quản có thể thường xuyên áp dụng phương pháp này. Hai cách hô hấp trên tốt nhất nên tập vào buổi sáng và tối mỗi ngày, số lần tập có thể tùy thuộc vào sức lực của từng người. Ngoài ra, có thể trực tiếp dùng phương pháp hít khí nước làm cho phổi dễ chịu. Phương pháp rất đơn giản: Rót nước nóng vào trong ly trà, để mũi chính ngang tầm trên ly trà hít vào (chú ý độ nóng của nước), mỗi lần khoảng 10 phút, có thể làm 2 lần/ngày vào sáng và tối. Người bị viêm khí quản không nên làm cách này. 3. Mát-xa - bảo vệ phổi Ấn huyệt nghênh hương: Dùng hai ngón tay cái cọ xát vào nhau ở bên ngoài, sau khi có cảm giác nóng lên, dùng hai ngón tay cái dọc theo cánh mũi, sống mũi mát xa từ trên xuống dưới khoảng 60 lần, sau đó ấn vào huyệt nghênh hương ở hai bên cánh mũi 20 lần, mỗi ngày làm 1 đến 2 lần vào sáng tối. Đấm huyệt du phổi: Mỗi tối trước khi đi ngủ ngồi trên ghế, hai gối xa rời nhau, hai tay đặt trên đùi, đầu thẳng, nhắm mắt, toàn thân thả lỏng, suy nghĩ giữ chặt đơn điền. Hít khí vào trong lồng ngực, hai tay nắm lại thành nắm đấm, đấm nhẹ vào huyệt du phổi ở phần lưng ( nằm ở dưới phần gồ lên cột sống ngực đốt thứ 3 sau lưng), đếm 10 lần, đồng thời giơ tay đấm nhẹ từ hai bên lưng theo hướng từ dưới lên trên, làm liên tục trong vòng 10 phút.
  4. Phương pháp này có thể làm thông khí trong phổi, có công hiệu dưỡng phổi khỏe phổi, đồng thời giúp đào thải đờm trong cơ thể ra ngoài và có thể thông kinh mạch sống lưng, phòng chống cảm. 4. Khí công - Khỏe phổi Khi luyện tập nên yên tĩnh là tốt nhất. Ví dụ, có thể mỗi ngày sau bữa tối khoảng 1-2 tiếng, đầu tiên đi bộ chậm từ 10-15 phút, sau đó tìm một nơi yên tĩnh, thông thoáng, sau khi đứng vững thả lỏng toàn thân, hai mắt nhìn về phía trước, hai chân đứng dạng ra và vai mở rộng, đặt hai tay vào vị trí cách lỗ rốn khoảng 3cm. Khi hít khí co bụng, sau đó từ từ thở ra và thả lỏng, mỗi ngày luyện tập khoảng nửa tiếng, rất có ích cho phổi. 5. Rèn luyện khả năng chịu lạnh Cách thông thường là dùng nước lạnh rửa mặt, rửa mũi. Người có cơ thể mạnh khỏe còn có thể dùng nước lạnh lau người, rửa chân thậm chí tắm bằng nước lạnh. Có nghiên cứu chỉ rõ, luyện tập dùng nước lạnh một cách thích hợp có tác dụng nhất định trong việc phòng chống các bênh về đường hô hấp như cảm lạnh, thương phong, viêm phế quản…. Ngoài luyện tập dùng nước lạnh ra, chúng ta còn có thể lựa chọn một số môn thể thao có dưỡng khí giúp ích nâng cao khả năng phòng chống lạnh, ví dụ như leo núi, tắm không khí lạnh, kiên trì bơi vào mùa thu và đông lạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2