intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 Đề kiểm tra HK1 Sinh 6 (2011-2012) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Hoàng Thị Thanh Hòa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

5 đề kiểm tra học kỳ 1 Sinh 6 năm 2011-2012 dành cho học sinh lớp 6 đang chuẩn bị kiểm tra học kỳ, giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn Sinh học. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 Đề kiểm tra HK1 Sinh 6 (2011-2012) - Kèm đáp án

  1. Trường THCS Nguyễn Tri Phương – Huế KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2011 - 2012 Môn: SINH 6 - Thời gian: 45 phút- ĐỀ: A Câu 1 (3đ): Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp. Câu 2 (2đ): Cấu tạo trong của thân non gồm các bộ phận nào? Nêu chức năng từng bộ phận. Câu 3 (2đ): Muốn tăng năng suất cây trồng thì phải làm cho đất thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt. Hãy kể những biện pháp kĩ thuật làm cho đất thoáng. Câu 4 (1.5đ):Tại sao trong trồng trọt, muốn thu hoạch cao và bội thu, thì không nên trồng cây với mật độ quá dày? Câu 5 (1.5đ): Là người học sinh, em có thể làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương ? Trường THCS Nguyễn Tri Phương – Huế KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2011 - 2012 Môn: SINH 6 - Thời gian: 45 phút- ĐỀ: B Câu 1 (3đ): Làm thế nào để biết được cây đã thải ra khí cacbonic trong quá trình hô hấp ? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp. Câu 2 (2đ): Cấu tạo trong miền hút của rễ gồm các bộ phận nào? Nêu chức năng từng bộ phận. Câu 3 (2đ): Tùy vào cách mọc của thân trên mặt đất mà người ta chia làm mấy loại ? Nêu đặc điểm của mỗi loại thân và kể tên 5 loài cây có những loại thân đó. Câu 4 (1.5đ): Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? Câu 5 (1,5đ): Là người học sinh, em có thể làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương ?
  2. ĐÁP ÁN – SINH 6 - ĐỀ A - Năm 2011 -2012 Câu 1 (3đ): Để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng, ta có thể làm thí nghiệm (0.25đ): - Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt.Đem chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt hoạc bóng điện 500W) từ 4- 6 giờ.(0,5đ) - Ngắt chiết lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 900 đun sôi cách thủy, để tẩy hết chất diệp lục ở lá, rửa sạch trong cốc nước ấm. (0.5đ) - Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dd iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bị bịt đen (không nhận được ánh sáng) không có tinh bột (0.5đ), nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng (0.25đ) *Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp: (1đ) Nước + Khí cacbonic Ánh sáng Tinh bột + Khí ôxi (Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Diệp lục (Trong lá) (Lá nhả ra ngoài môi trường) Câu 2 (2đ): Cấu tạo trong của thân non gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa. (0.25đ) - Vỏ gồm: Biểu bì và thịt vỏ. (0.25đ) + Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong. (0.25đ) + Thịt vỏ: dự trữ và tham gia quang hợp. (0.25đ) - Trụ giữa gồm: Bó mạch và ruột, bó mạch gồm mạch gỗ và mạch rây. (0.25đ) + Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ. (0.25đ) + Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng. (0.25đ) + Ruột: chứa chất dự trữ. (0.25đ) Câu 3 (2đ): Những biện pháp kĩ thuật làm cho đất thoáng: + Cày bừa kĩ cho đất tơi xốp trước khi gieo hạt để tạo điều kiện cho hạt hô hấp tốt, thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt. (0.5đ) + Luôn xới xáo cho đất tơi, xốp bảo đảm đủ không khí cho rễ. (0.5đ) + Phơi ải đất trước khi cấy và làm cỏ sục bùn, tạo điều kiện cho đất chứa được nhiều không khí. (0.5đ) + Khi các cây sống trên cạn bị ngập phải tìm cách tháo nước ngay để chống úng, giúp đất thoáng khí. (0.5đ) Câu 4 (1.5đ): Vì nếu trồng cây với mật độ quá dày thì: + Cây thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, thiếu không khí. (0.75đ) + Nhiệt độ không khí sẽ tăng cao gây khó khăn cho quang hợp (0.5đ) -> cây chế tạo ít chất hữu cơ, thu hoạch không cao, năng suất sẽ thấp. (0.25đ) Câu 5 (1.5đ): Là người học sinh, em có thể tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương, như : - Tích cực tham gia phong trào trồng cây xanh ở trường, ở nhà và ở địa phương. (0.5đ) - Tham gia chăm sóc và bảo vệ cây xanh. (0.5đ)
  3. - Gương mẫu thực hiện những qui định về bảo vệ môi trường, không chặt , đốn, bẻ cành làm hư hại cây xanh. (0.25đ) - Ngăn chặn những hành động xấu ảnh hưởng đến môi trường và cây xanh (0.25đ). ĐÁP ÁN – SINH 6 - ĐỀ B - Năm 2011 -2012 Câu 1 (3đ): Để biết được cây đã thải ra khí cacbonic trong quá trình hô hấp, ta có thể làm thí nghiệm: (0.25đ). - Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tấm kính ướt, dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp vào, trong chuông A đặt thêm chậu cây. (0.25đ). - Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối. (0.25đ). - KQ: Sau khoảng 6 giờ,thấy cố nước vôi trong ở chuông A bị đục và trên mặt có một lớp trắng dày; cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có một lớp trắng rất mỏng. (0.5đ). - Giải tích: Nước vôi trong bị đục và trên mặt có một lớp trắng dày ở chuông A chứng tỏ có khí cacbonic được thải ra. (0.5đ). - KL: Vậy cây đã thải ra khí cacbonic trong quá trình hô hấp. (0.25 đ) Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp: (1đ) Chất hữu cơ + Khí ôxi Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước Câu 2 (2đ): Cấu tạo trong miền hút của rễ gồm 2 bộ phận: Vỏ và trụ giữa. (0.25đ) - Vỏ gồm: Biểu bì và thịt vỏ. (0.25đ) + Biểu bì(lông hút): Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ.. Hút nước và muối khoáng hòa tan. (0.25đ) + Thịt vỏ: Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. (0.25đ) - Trụ giữa gồm: Bó mạch và ruột, bó mạch gồm mạch gỗ và mạch rây. (0.25đ) + Mạch rây: chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. (0.25đ) + Mạch gỗ: chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.. (0.25đ) + Ruột: chứa chất dự trữ. (0.25đ) Câu 3 (2đ): *Tùy vào cách mọc của thân trên mặt đất mà người ta chia làm 3 loại: (0.25đ). - Thân đứng: mọc trên mặt đất, có ba dạng: + Thân gỗ: cứng, cao, có cành. (0.25đ). + Thân cột: cứng, cao, không cành. (0.25đ). + Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. (0.25đ). - Thân leo: leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn,...... (0.25đ). - Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất. (0.25đ). *Kể đủ và đúng 5 tên loài cây có những loại thân trên: (0.5 điểm) Câu 4 (1.5đ): Ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa. - Vì ban đêm chỉ có quá trình hô hấp. (0,25đ) - Quá trình hô hấp là sử dụng ô xy và thải ra khí cacbonnic.(0,25đ) - Nếu đóng kín cửa lượng ô xy giảm nhanh do người và cây cùng hô hấp,dẫn đến người ngủ trong phòng rất dễ bị ngạt thở do thiếu khí o xy, độc hại do dư thừa khí cacbonic, (0.5đ). bởi trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều oxy của không khí trong phòng và đồng thời thải nhiều khí cacbonnic.(0,5đ)
  4. Câu 5 (1.5đ): Là người học sinh, em có thể tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương, như : - Tích cực tham gia phong trào trồng cây xanh ở trường, ở nhà và ở địa phương. (0.5đ) - Tham gia chăm sóc và bảo vệ cây xanh. (0.5đ) - Gương mẫu thực hiện những qui định về bảo vệ môi trường, không chặt , đốn, bẻ cành làm hư hại cây xanh. (0.25đ) - Ngăn chặn những hành động xấu ảnh hưởng đến môi trường và cây xanh (0.25đ).
  5. Phòng GD và đào tạo TP Huế Trường THCS Duy Tân KIỂM TRA: 1 tiết: Năm học 2011- 2012 Môn: Sinh lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 ( 2 điểm) 1/ (a) Cơ thể sống có những đặc điểm chủ yếu nào? 2/ (b) Thực vật có vai trò gì đồi với tự nhiên và đời sống con người? Câu 2( 1,5 điểm) ( a) Kể các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật? Câu 3( 2 điểm) ( b) Trình bày các miền của rễ và chức năng của từng miền? Câu 4( 2 điểm) 1/ ( c) Phân biệt rễ cọc và rễ chùm? 2/( a) Kể 3 cây có rễ cọc và 3 cây có rễ chùm Câu 5 (1,5 điểm) 1/ (a) Kể các bộ phận của thân cây? 2/ (c) Vì sao trong trồng trọt những cây lấy gỗ, lấy sợi người ta không bấm ngọn nhưng lại tỉa cành? Câu 6 ( 1 điểm)( b) Nêu chức năng của mạch rây và mạch gỗ? ---- Hết----
  6. Phòng GD và đào tạo TP Huế Trường THCS Duy Tân KIỂM TRA: 1 tiết: Năm học 2011- 2012 Môn: Sinh lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1: ( 2 điểm) 1.1 Trao đổi chất, lớn lên, sinh sản và cảm ứng( 1đ) 1.2 - Đối với tự nhiên: Giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu ( 0,5 đ) - Đối với con người: Cung cấp lương thực thực phẩm, làm thuốc( 0,5 đ) Câu 2: ( 1,5 điểm) - Vách tế bào - Màng sinh chất - Chất tế bào - Nhân - Không bào Câu 3: ( 2 điểm) - Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền( 0,5 đ) - Miền hút hấp thụ nước và muối khoáng( 0,5đ) - Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra( 0,5đ) - Miền chóp rễ che chỡ cho đầu rễ( 0,5 đ) Câu 4: ( 2 điểm) 4.1 - Rễ cọc có rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên ( 0,5 đ) - Rễ chùm gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm.( 0,5 đ) 4.2 - Rễ cọc: Cây cải, bưởi, chanh( 0,5 đ) - Rễ chùm: Cây lúa, ngô, tỏi tây( 0,5 đ) Câu 5: ( 1,5 điểm) 5.1 Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách( 0,5đ) 5.2 Vì để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân giúp thân cây phát triển về chiều cao( 1 đ) Câu 6: ( 1 điểm) - Mạch gỗ: Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá ( 0,5 đ) - Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ từ lá về thân, rễ( 0,5 đ)
  7. Phòng GD và đào tạo TP Huế Trường THCS Duy Tân KIỂM TRA: 1 tiết: Năm học 2011- 2012 Môn: Sinh lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung- chủ đề Mức độ Tổng số Chương Tên bài Nhận Thông Vận biết hiểu dụng TL TL TL Mở đầu -Đặc điểm của cơ thể sống 1 0 0 1 -Đặc điểm chung của thực vật 0 1 0 1 Chương I - Cấu tạo tế bào thực vật 1 0 0 1 Tế bào thực vật Chương II - Các loại rễ, các miền của rễ 1 1 1 3 Rễ Chương - Cấu tạo ngoài của thân 1 0 0 1 III - Thân dài ra do đâu? 0 0 1 1 Thân - Vận chuyển các chất trong thân 0 1 0 1 Tổng số 4 3 2 9 ( 44,4%) (33,3%) (22,3%) Chú thích: a) Đề được thiết kế với tỉ lệ: 44,4% nhận biết 33,3% thông hiểu 22,3% vận dụng thấp(1) Tất cả các câu đều tự luận b) Cấu trúc bài: 6 câu c) Cấu trúc câu hỏi: Số lượng câu hỏi( ý) là: 9
  8. Trường THCS Chu Văn An BÀI KIỂM TRA Họ và tên: Môn: Sinh học 6 Thời gian: 45 phút Lớp: Năm học 2012-2013 Điểm Lời phê của giáo viên: Đề: 1. Hãy trình bày các đặc điểm chung của thực vật ? (1,5đ) 2. Vẽ và chú thích sơ đồ cấu tạo của thực vật ? (2đ) 3. Rễ được phân thành mấy loại ? Phân biệt các loại rễ đó ? Vì sao phải thu hoạch sắn ( hoặc cà rốt, cải củ…) trước khi ra hoa, tạo quả ? (3.5đ) 4. So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ ? (3đ) ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................
  9. ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ĐÁP ÁN Câu 1: (1.5 điểm) - Tự tổng hợp chất hữu cơ (0.5đ) - Phần lớn thực vật không có khả năng di chuyển (0.5đ) - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài (0.5đ) Câu 2: (2 điểm) - Vẽ hình dạng đúng (1đ) - Chú thích đầy đủ các bộ phận (1đ) Câu 3: (3.5 điểm) - Kể tên 2 loại rễ: Rễ cọc và rễ chùm (0.5đ) - Phân biệt: + Rễ cọc :  Gồm rễ cái to khỏe và các rễ con (0.5đ)  Ví dụ: Rễ cây bưởi, rễ cây rau dền…(0.5đ) + Rễ chùm:  Gồm các rễ con dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc thân (0.5đ)  Ví dụ: Rễ lúa, rễ tỏi tây…(0.5đ) - Phải thu hoạch sắn (hoặc cà rốt, củ cải…) trước khi cây ra hoa, tạo quả vì: Chất dự trữ của rễ củ dùng khi cây ra hoa, tạo quả  phải thu hoạch trước nếu không chất dinh dưỡng ở rễ củ sẽ giảm, làm cho củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng giảm. (1đ). Câu 4: (3 điểm) - Giống nhau: + Đều cấu tạo bằng tế bào (0.5đ) + Đều có các bộ phận: vỏ và trụ giữa (0.5đ) - Khác nhau: (2đ) Rễ Thân non + Biểu bì có lông hút (0.25đ) + Biểu bì không có lông hút (0.25đ) + Thịt vỏ không có các tế bào chứa + Thịt vỏ có các tế bào chứa diệp lục diệp lục (0.25đ) (0.25đ)
  10. + Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẻ + Mạch gỗ nằm trong , mạch rây nằm nhau (0.5đ) ngoài (0.5đ) Trường THCS Chu Văn An BÀI KIỂM TRA Họ và tên: Môn: Sinh học 6 Thời gian: 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Các mức Nội dung độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Câu 1 1 Câu Đại cương về giới thực vật (1.5đ) (1.5đ) Câu 2 1 Câu Chương I: Tế bào thực vật (2đ) (2đ) Câu 3 Câu 3 1 Câu Chương II: Rễ (2.5đ) (1đ) (3.5đ) Câu 4 1 Câu Chương III: Thân (3đ) (3đ) 1,5 Câu 2 Câu 0,5 Câu 4 Câu Tổng cộng (4đ) (5đ) (1đ) (10đ)
  11. Phòng GD& ĐT TP Huế Trường THCS Chu Văn An BÀI KIỂM TRA Lớp: 6/ Môn: Sinh học – Thời gian: 45 phút Họ và tên: .............................................. Năm học: 2011- 2012 Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI 1. Hãy vẽ và chú thích sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật ? (2đ) 2. Trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của thân non ? (2 đ) 3.a. Phân biệt dác và ròng? (2đ) b. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, trụ cầu, tà vẹt ? (1 đ) 4.a.Nêu chức năng của các loại rễ biến dạng? (2đ) b.Tại sao người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ? (1đ)
  12. ĐÁP ÁN Câu 1: - Vẽ đúng hình dạng (1đ) - Chú thích đầy đủ (1đ) Câu 2: Gồm: * Vỏ: - Biểu bì: Bảo vệ các bộ phận bên trong của thân (0,5đ) - Thịt vỏ: Dự trữ và quang hợp (0,5đ) * Trụ giữa: - Bó mạch: + Mạch gỗ: Vận chuyển nước và muối khoáng (0,25đ) + Mạch rây: Vận chuyển chất hữu cơ (0,25đ) - Ruột: Chứa chất dự trữ (0,5đ) Câu 3: - Phân biệt dác và ròng + Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng (1đ) + Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây (1đ) - Người ta thường chọn phần ròng để làm nhà, trụ cầu, tà vẹt vì ròng rắn chắc hơn dác do đó đảm bảo được độ an toàn cho công trình (1đ) Câu 4: - Các loại rễ biến dạng: + Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả (0,5đ) + Rễ móc: Giúp cây leo lên (0,5đ) + Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (0,5đ) + Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ (0,5đ) - Phải thu hoạch rễ củ trước khi chúng ra hoa vì: khi cây ra hoa, kết quả sẽ sử dụng hết chất dinh dưỡng trong củ nên chất lượng củ sẽ giảm -> năng suất thấp. (1đ)
  13. Phòng GD& ĐT TP Huế BÀI KIỂM TRA Trường THCS Chu Văn An Môn: Sinh học – Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2011- 2012 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỨC ĐỘ Tổng số NỘI DUNG- CHỦ ĐỀ Nhận biết Thông hiểu TL/TN TL/TN TL/TN 1. Chương I: Bài 7- Câu 1 1 câu Tế bào thực Cấu tạo tế vật bào thực 2 điểm 2 điểm vật 2. Chương II: Bài 12- Câu 4a Câu 4b 2 câu Rễ Biến dạng của rễ 2 điểm 1 điểm 3 điểm 3. Chương Bài 15- Câu 2 1 câu III: Thân Cấu tạo trong của 2 điểm 2 điểm thân non Bài 16- Câu 3a Câu 3b 2 câu Thân to ra do đâu 2 điểm 1 điểm 3 điểm ? Tổng số 2 câu 1 câu 3 câu 6 câu 4 điểm 2 điểm 4 điểm 10 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2