5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen
lượt xem 13
download
5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen Chính vì cho rằng bệnh hen không thể chữa được nên nhiều người không chú tâm điều trị khiến bệnh ngày càng nặng. Thực ra, phần lớn bệnh nhân đều có thể kiểm soát tốt cơn hen để sống như người bình thường. Theo giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, dị ứng và miễn dịch lâm sàng, các nghiên cứu cho thấy nếu điều trị và sinh hoạt đúng theo chỉ dẫn, có đến 84% số ca hen có thể kiểm soát tốt. Tuy nhiên trên thực tế ở Việt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen
- 5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen Chính vì cho rằng bệnh hen không thể chữa được nên nhiều người không chú tâm điều trị khiến bệnh ngày càng nặng. Thực ra, phần lớn bệnh nhân đều có thể kiểm soát tốt cơn hen để sống như người bình thường. Theo giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, dị ứng và miễn dịch lâm sàng, các nghiên cứu cho thấy nếu điều trị và sinh hoạt đúng theo chỉ dẫn, có đến 84% số ca hen có thể kiểm soát tốt. Tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, con số đạt được chỉ là 5%. Ngoài việc thiếu điều kiện kinh tế, sự hiểu nhầm rằng bệnh hen không thể cải thiện là một trong các nguyên nhân. Các ngộ nhận sau cũng làm giảm hiệu quả kiểm soát hen - căn bệnh của ít nhất 4,5 triệu người Việt Nam: Thuốc cắt cơn mới là thần dược: Khi có cơn hen, loại thuốc này giúp bạn cảm thấy dễ chịu ngay nhờ tác dụng làm giãn phế quản. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng đây mới là vị cứu tinh của mình, và thờ ơ với việc dùng thuốc điều trị dự phòng. Thực ra, việc dùng thuốc dự phòng rất quan trọng, vì nó làm giảm tình trạng viêm dị ứng và ngăn sự xuất hiện các cơn hen. Nếu không dùng nó như bác sĩ chỉ định, các cơn hen của bạn sẽ xuất hiện ngày càng dày và nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc cắt cơn còn gây nhờn thuốc.
- Nên hạn chế dùng thuốc dự phòng vì nhiều tác dụng phụ: Khi thấy triệu chứng đã cải thiện, nhiều bệnh nhân đã ngừng dùng thuốc dự phòng dù chưa được bác sĩ đồng ý. Họ cho rằng không nên dùng thuốc này kéo dài vì sẽ gây tác dụng phụ. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ làm bệnh quay trở lại nặng hơn. Theo phác đồ, bạn vẫn phải dùng thuốc dự phòng hằng ngày trong 3-6 tháng cho dù đã hết triệu chứng. Việc dùng thuốc đúng chỉ định sẽ giúp bạn giảm tối đa tác dụng phụ. Có thể thoải mái dùng thuốc Đông y gia truyền: Nên hỏi bác sĩ nếu bạn muốn dùng bất cứ thuốc gì ngoài những thứ được kê đơn. Nhiều loại thuốc "gia truyền" thực chất chứa corticoide - một trong các chất kháng viêm vẫn được dùng điều trị dự phòng hen - nhưng liều lượng rất tùy tiện. Nó có thể gây quá liều corticoide và dẫn đến nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, hạ canxi máu, loét dạ dày tá tràng, loãng xương, nấm họng, nám da... và nhiều rối loạn nữa. Không được tập thể dục: Thực ra việc tập luyện luôn có lợi cho sức khỏe, ngay cả với người bị hen. Bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, khí công, thể dục nhịp điệu; trước đó cần khởi động và uống đủ nước. Tránh những môn cần gắng sức nhiều. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ tư vấn để chọn một môn và xác định cường độ, cách tập phù hợp với sức khỏe của mình. Nếu có triệu chứng của cơn hen, nên ngừng ngay, nghỉ ngơi và dùng thuốc cắt cơn. Giảm hen suyễn bằng mướp đắng, cà chua Bệnh hen suyễn là một loại bệnh mãn tính vì hệ hô hấp thường hay bị viêm nhiễm do tiếp xúc với không khí, nước lạnh…khiến lối thông khí quản bị hẹp lại gây khó thở. Viêm đường hô hấp gây ra những tiếng thở khò khè, khó thở, tức ngực và tạo nhiều đờm.
- Hen suyễn có thể ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ở mức độ nặng sẽ chèn ép khí quản gây ngạt thở. Mặc dù hiếm khi có trường hợp tử vong do bệnh này nhưng nó luôn khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Thông thường bệnh hen suyễn được điều trị bằng thuốc giãn khí quản và phải điều trị lâu dài kết hợp với loại thuốc corticosteroid hít (vì nó làm giảm hẳn số tế bào viêm, giảm mức độ phản ứng quá mẫn của phế quản. Về lâm sàng corticosteroid hít cải thiện rõ rệt chức năng phổi, làm thông lối hẹp khí quản và giảm tái phát bệnh hen suyễn, nhưng corticosteroid gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, có một vài cách chữa bằng các loại thảo dược tự nhiên kết hợp một số thuốc chữa hen thông thường sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn. Với cách chữa thảo dược này, bạn có thể giảm bớt lượng thuốc tây phải dùng để tránh lạm dụng thuốc hoặc các phản ứng phụ của thuốc gây ra. 1. Dùng nước ép cà chua với bột nghệ hàng ngày sẽ làm giảm viêm mũi dị ứng và khó thở gây đau đớn khi lên cơn hen. Dùng một nửa cốc nước ép cà chua tươi trộn với một thìa đầy bột nghệ, dùng trong khoảng 1tuần đến 10 ngày sẽ có hiệu quả rất tốt. 2. Một thìa hạt rau diếp (xà lách) trộn với mật ong, dùng một ngày hai lần trong suốt quá trình điều trị hen suyễn và viêm phổi rất bổ cho cơ thể. Thường xuyên dùng cách này để giảm phụ thuộc vào thuốc chữa hen và cải thiện sức khoẻ của bạn. Lấy khoảng 30g mật ong trộn với một thìa hạt rau diếp sống uống trước bữa ăn. Ngoài ích lợi trên, hạt rau diếp còn chứa lignose giúp khử trùng ruột. 3. Một thìa nước ép bạc hà tươi với 2 thìa giấm mạch nha nguyên chất cộng với một lượng tương tự mật ong quấy đều trong khoảng 120g nước ép cà rốt. Ngày dùng 3 lần như một loại thuốc bổ phổi và chữa hen suyễn cho kết quả tốt. Nó giúp mở rộng lối thông khí và miễn dịch các chất gây dị ứng mũi. 4. Một chén đầy nước ép mướp đắng trộn với 1 thìa cà phê mật ong. Ngày dùng một lần, dùng trong khoảng ba tháng có thể chữa hen suyễn và viêm phổi trong
- một số trường hợp đặc biệt. Cách này rất dễ áp dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn. 5. Lá cây cà pháo hay cà tím là thuốc trị co thắt khí quản. Một nửa thìa nước lá cây cà với một thìa mật ong dùng 3 lần mỗi ngày giúp giảm sung huyết (tắc nghẽn) phổi, viêm phổi và ho. Nó có tác dụng tốt để điều trị ho dị ứng hoặc dị ứng phổi. Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian là 10 ngày hoặc phải thay bằng cách khác nếu nó không có tiến triển tốt. Bạn nên cố gắng sử dụng từ hai phương pháp thảo dược này trở lên để đem lại hiệu quả tốt nhất và tránh phải lạm dụng thuốc tây để chữa hen phế quản, bạn nhé. Chế độ dinh dưỡng ngừa hen suyễn Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi chứng dị ứng liên quan đến đường thở và bệnh hen suyễn, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, Hi Lạp và Tây Ban Nha. Các nhà nghiên cứu đã 700 trẻ vùng Crete, nơi được xem là có điều kiện khí hậu hiến có, và chế độ dinh dưỡng tại đây để nghiên cứu. Họ phát hiện ra rằng vớichế độ dinh dưỡng rất giàu hoa quả và rau xanh, bọn trẻ đã được bảo vệ khỏi 2 nguy cơ dị ứng và hen suyễn vốn đang ngày càng phổ biến trên khắp thế giới. Các chuyên gia anh cho biết, nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Thorax (Mỹ) đã cung cấp những bằng chứng cho thấy chế độ dinh dưỡng có thể kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Hơn 5 triệu người Anh hiện bị hen suyễn và cứ 10 trẻ em có 1 bé bị bệnh này. Nghiên cứu bởi Viện Phổi và Tim quốc gia (Anh), ĐH Crete, Bệnh viện Đa khoa Venezelio (Crete) và Trung tâm Nghiên cứu về dịch tễ học môi trường (Barcelona) cho thấy để phòng ngừa hen suyễn và dị ứng biểu hiện qua hệ hô hấp, các bậc cha mẹ cần: - Cho trẻ ăn rau quả tươi ít nhất 2 lần/ngày.
- - Ăn 1 trong các loại quả: cam, táo, cà chua và nho mỗi ngày để phòng chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng. - Cho trẻ ăn nhiều hạnh nhân, một nguồn vitamin E dồi dào, ít nhất 3 lần/tuần sẽ hạn chế được chứng thở khò khè bởi vitamin E chính là hàng rào bảo vệ các tế bào khỏi sự xâm nhập của các gốc tự do. Ngoài ra, hạnh nhân cũng rất giàu magiê, mà những nghiên cứu khác đã xác nhận rằng nó có khả năng phòng ngừa hen suyễn và tăng cường chức năng 2 lá phổi. - Không nên ăn bơ thực vật quá 1 lần/tuần bởi nó sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị hen suyễn và dị ứng đường thở so với những trẻ ít ăn hoặc không ăn. Quả đào chữa ho hen Quả đào có tác dụng chữa chứng khó thở, ho ra đờm, tiêu ứ. Nó có hiệu quả tốt trong điều trị các chứng ho hen. Ngoài ra, đào cũng được dùng chữa táo bón, kinh nguyệt không đều, cao huyết áp... Theo Đông y, đào giúp sinh tân dịch, nhuận tràng, hoạt huyết, hạ huyết áp, chữa chứng khó thở, ho ra đờm, tiêu ứ. Cách dùng là ăn tươi hoặc chế biến thành đào khô, ngâm với mật. Dù có hiệu quả cũng không nên ăn nhiều vì sẽ bị nóng. Nên hạn chế với người mắc bệnh về nhiệt. Các bài thuốc: Ho do lao lực, kinh nguyệt không đều: Đào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó bóc vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), chế thêm nước sôi vào ăn. Yếu phổi, thở gấp, hen, ra mồ hôi trộm: Đào chín tươi một quả, rửa sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50 gam gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối. Táo bón, khô miệng, khô lưỡi, cao huyết áp: Đào tươi rửa sạch, ăn sống, hoặc dùng đào khô sắc nước uống.
- Phù thũng: Đào tươi ăn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Vitamin C giúp trẻ ngừa hen suyễn Trẻ thiếu vitamin C sẽ có nguy cơ cao bị bệnh hen suyễn. Đó là kết luận của các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) công bố ngày 28/2. Nghiên cứu trên 4.000 trẻ, các nhà khoa học thấy rằng những trẻ bị hen suyễn thường có lượng vitamin C trong máu thấp hơn những trẻ khỏe mạnh. Căn nguyên là do vitamin C có tác dụng vô hiệu hóa quá trình oxy hóa - tác nhân gây tích trữ những chất có hại cho các tế bào làm viêm nhiễm phổi và đường hô hấp. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có vị chua như chanh, quít, cam bưởi...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngộ Ðộc sắn
5 p | 154 | 21
-
Cháo dinh dưỡng: Dùng nhiều… suy dinh dưỡng
5 p | 115 | 13
-
Bài giảng Vảy nến - ThS. Bs Ngô Minh Vinh
26 p | 98 | 7
-
XÉT NGHIỆM CẤY MÁU
3 p | 94 | 5
-
Cho bé nghe nhạc vàng – Coi chừng mắc bệnh tự kỷ
6 p | 63 | 5
-
Một vài Ngộ Nhận với Bệnh Tiểu Ðường
14 p | 67 | 4
-
5 ngộ nhận về bệnh thủy đậu
3 p | 65 | 3
-
Thuốc nhỏ mắt, xịt mũi có thể gây ngộ độc cho trẻ
3 p | 64 | 3
-
Viêm thanh quản cấp do virut ở trẻ: Nghe tiếng ho, nhận biết bệnh
5 p | 61 | 3
-
Trẻ đái dầm có thể do táo bón
3 p | 66 | 2
-
5 bệnh thường gặp ở cổ tử cung
5 p | 97 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn