intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 phẩm chất của những nhà lãnh đạo vĩ đại

Chia sẻ: Phiyen_1 Phiyen_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Họ là những người truyền cảm hứng, tạo động lực và khiến nhân viên cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Họ đã làm như thế nào? Họ không phải là những nhà lãnh đạo "tình huống", chỉ xuất hiện đột ngột trong một hoàn cảnh nào đó mà là những người tạo cảm hứng, động lực và làm những người khác cảm thấy bản thân mình tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 phẩm chất của những nhà lãnh đạo vĩ đại

  1. 5 phẩm chất của những nhà lãnh đạo vĩ đại Họ là những người truyền cảm hứng, tạo động lực và khiến nhân viên cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Họ đã làm như thế nào? Họ không phải là những nhà lãnh đạo "tình huống", chỉ xuất hiện đột ngột trong một hoàn cảnh nào đó mà là những người tạo cảm hứng, động lực và làm những người khác cảm thấy bản thân mình tốt hơn. Họ chắc chắn không phải là người cảm thấy mình có quyền lực và cần được mọi người tuân theo.
  2. Nhà lãnh đạo kiệt xuất có sở trường làm cho mọi người muốn làm theo họ một cách tự nguyện. Họ có những phẩm chất đặt biệt và cách thức khác thường để gây ảnh hưởng. Sau đây là vài bài học nhỏ giúp bạn suy ngẫm, rèn luyện để trở thành một nhà lãnh đạo lớn. 1. Thầm lặng nhặt rác Công việc sản xuất rất hỗn độn, ngay cả ở những nhà máy sạch sẽ nhất chúng ta cũng phải thường xuyên phải rảo bước trên sàn nhà đầy rác. Giả sử có một mẩu giấy trên sàn, thì sẽ có hai kiểu người sau: Kiểu người thứ nhất sẽ ngừng ngay câu chuyện, nhìn chăm chăm vào mẩu giấy, chộp lấy nó, vò nát và vứt vào thùng rác rồi đóng sầm nắp lại. Ông ấy coi rác là một cách để đưa ra ý kiến. Kiểu thứ hai là người nhặt mẩu giấy lên, lặng lẽ gấp nó lại đút nó vào túi và tiếp tục nói chuyện. Ông ấy không nghĩ gì về rác cả - ông ấy chỉ nhặt nó lên. Trong cả hai trường hợp, các nhân viên đều nhận thấy những việc mà họ làm. Khi bạn là sếp, mọi người đều dõi theo những việc bạn làm. Sự khác biệt nằm ở cách bạn làm - nó sẽ phản ánh về con người bạn.
  3. Các nhà lãnh đạo lớn làm những việc mà họ đang làm đơn giản bởi vì chúng quan trọng với họ. Họ quan tâm tới kết quả chứ không phải là sự thể hiện. Sự thể hiện chỉ tồn tại trong vài phút. Kết quả thì tồn tại suốt đời. 2. Giao đúng người đúng việc Mỗi nhân viên đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Các nhà lãnh đạo thông minh biết rằng các nhân viên được phép mặc sức phát huy thế mạnh, họ sẽ không cảm thấy là họ đang bị ép buộc làm việc; họ cảm thấy hạnh phúc, thỏa mãn và tự do thể hiện chính con người mình. Nhân viên hay bị yêu cầu làm những việc họ không thể làm tốt - ngay cả khi công việc đó gắn với cái mác là phát triển nghề nghiệp thì cảm giác không thoải mái và lúng túng là không tránh khỏi. Mọi thứ họ làm đều có cảm giác là nghĩa vụ và không ai thích cả. Các nhà lãnh đạo vĩ đại phát triển nhân viên của họ bằng cách khiến nhân viên luôn cảm thấy thoải mái và thành công.
  4. 3. Luôn quay lại để lấy những mẩu giấy nhắc việc Mọi người đang ngồi ở phòng hội thảo chờ cuộc họp sẽ diễn ra sau năm phút nữa. Người sáng lập công ty bước vào, ngồi xuống, liếc nhìn vào chiếc cặp và nói: “Trời. Tôi quên mang giấy nhắc việc rồi”. Ông đứng dậy và bước ra phía cửa ra vào. Ngay lập tức có năm người đứng bật dậy. Một người nói: "Tôi sẽ đi lấy chúng”, và những người còn lại đều đồng ý. Vừa bước đi, người sáng lập vừa nói: “Cảm ơn, nhưng tôi mới là người để quên giấy nhắc việc”. Đúng vậy, là ông chủ thì bạn là người quan trọng hơn và thời gian của bạn cũng có giá trị hơn. Vì vậy để ai đó quay trở lại lấy mấy tờ giấy nhắc việc có nghĩa là sử dụng thời gian của công ty hiệu quả hơn nhưng nếu bạn muốn xây dựng một nền văn hóa trách nhiệm thì hãy quay trở lại và tự lấy các mẩu giấy nhắc việc của mình. Trách nhiệm xuất phát từ người lãnh đạo - và nó xuất phát từ những điều nhỏ nhất. 4. Tránh xa vị trí nổi bật
  5. Một doanh nhân thành đạt bị các tạp chí kinh doanh danh tiếng nhất săn đón. Họ muốn tạo nên các câu chuyện. Họ muốn phác họa hồ sơ về ông ấy. Họ muốn biết bí quyết thành công của ông nhưng ông luôn khiến họ thất vọng. Ông nói: "Tôi nhàm chán lắm. Thêm nữa, tôi sẽ bị ghét nếu mọi người thấy rằng tôi chẳng có bí quyết thành công nào cả”. Ông ấy thực sự tin (không giống như nhiều người được trả tiền để khiêm nhường) rằng thành công của ông là nhờ tuyển được những nhân viên giỏi và tạo cho họ sự thoải mái để làm những việc mà họ giỏi làm nhất. Nhân viên của ông biết điều đó và họ tôn trọng ông vì điều đó. 5. Đi trên lửa Tin tức cập nhật trên một trang web bị lỗi vì những người lập trình không tiến hành những thử nghiệm quan trọng. Hàng ngàn khách hàng nổi giận vì không tiếp cận được dịch vụ.
  6. Ông chủ nói: "Tôi xin lỗi. Tôi không chắc chắn là nội dung cập nhật đó đã sẵn sàng ra mắt chưa. Đó là sai lầm của tôi, tôi xin lỗi. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt, và tôi sẽ thông báo tới quí vị thời gian chính xác dịch vụ sẽ ra mắt trở lại”. Khi có gì xấu xảy ra, các nhà lãnh đạo lớn sẽ không dùng từ cao sang “chúng tôi”. Họ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mình. Trước công chúng họ nói “Tôi”. Sau đó họ sử dụng từ “tôi” thêm một lần nữa khi nói với các nhân viên của mình: “Tôi thực sự cần sự giúp đỡ của các bạn”. Điều đó tạo ra một “chúng tôi” với đúng ý nghĩa thật của nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0