intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 rắc rối mẹ thường gặp khi cho bé ăn

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

111
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

5 rắc rối mẹ thường gặp khi cho bé ăn Bé bị trớ sữa, thích ăn một loại thực phẩm, hay ăn bim bim mà không thích ăn thịt, cá, rau... là những vấn đề đang làm đau đầu các bà mẹ. Bé bị trớ sữa Tình trạng này thường có ở bé sơ sinh tới 6 tháng tuổi. Hầu hết các bé sơ sinh đều bị trớ sữa. Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra vì hệ tiêu hóa của bé vẫn non nớt. Cơ thắt thực quản – các cơ giữ thức ăn trong dạ dày –...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 rắc rối mẹ thường gặp khi cho bé ăn

  1. 5 rắc rối mẹ thường gặp khi cho bé ăn Bé bị trớ sữa, thích ăn một loại thực phẩm, hay ăn bim bim mà không thích ăn thịt, cá, rau... là những vấn đề đang làm đau đầu các bà mẹ. Bé bị trớ sữa Tình trạng này thường có ở bé sơ sinh tới 6 tháng tuổi. Hầu hết các bé sơ sinh đều bị trớ sữa. Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra vì hệ tiêu hóa của bé vẫn non nớt. Cơ thắt thực quản – các cơ giữ thức ăn trong dạ dày – không chặt như giống như các bé lớn hơn. Kết quả là bé rất dễ bị trớ sữa. Hiện tượng này không đáng lo ngại. Nếu bé tăng cân thì bạn đã cho bé bú đủ. Dấu hiệu để nhận biết bé bú đủ hay không là thông thường bạn phải thay khoảng 10 lần tã cho bé/ngày. Để giúp bé không bị trớ sữa, bạn nên cho bé ăn khi bé có dấu hiệu đói. Bé nên được bế dựa lưng lên nhưng không thẳng đứng mà
  2. nửa ngồi nửa nằm khi bạn cho bé ăn. Hạn chế việc đung đưa, xô đẩy bé sau khi bé ăn trong vòng 1 giờ. Trong một số trường hợp, nếu bé bị trớ sữa nhiều, bạn cũng nên để ý. Nếu bé bị mất cân hoặc khóc khi bị trớ sữa, bé bị hóc hoặc dường như bị đau thì bạn nên đưa bé đi khám vì có thể bé mắc bệnh trào dịch dạ dày (GERD). Khó khăn khi cho bé ăn dặm Tình trạng này thường xảy ra ở bé từ 4-12 tháng tuổi. Khi bé bắt đầu khám phá và thưởng thức các thực phẩm ăn dặm, bé có thể bắt đầu uống hoặc bú ít sữa. Điều này sẽ dẫn đến xung đột ở các bậc cha mẹ là dinh dưỡng ở sữa mẹ quan trọng hơn hay trong thực phẩm quan trọng hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì khi bé ăn dặm, sữa mẹ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của bé vì chất béo trong sữa đặc biệt cần
  3. thiết cho sự phát triển não bộ và canxi có trong sữa giúp chắc xương và răng. Điều này có nghĩa rằng, vẫn duy trì lượng sữa bé bú mẹ và giảm thức uống đi cho bé. Nhưng một số bà mẹ băn khoăn là nên cho bé bú sữa trước hay ăn thực phẩm ăn dặm trước? Có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng các chuyên gia cho rằng nên cho bé bú sữa trước khi cho ăn thức ăn dặm. Bởi vì khi bé rất đói, bé có thể không tập trung vào thức ăn trong miệng và sẽ trớ ra. Dưới đây là một vài hướng dẫn về lượng thức ăn ăn dặm và lượng sữa mẹ theo độ tuổi: Bé 6 tháng tuổi: 100 calo ăn dặm và 50-100 phút bú mẹ/ngày. Bé 9 tháng tuổi: 200-300 calo ăn dặm và 40-120 phút bú mẹ/ngày.
  4. Bé 12 tháng tuổi: 300-500 calo ăn dặm và 10-90 phút bú mẹ/ngày. Bé luôn miệng ăn vặt Tình trạng này diễn ra khi bé từ 10 tháng tuổi tới 2 năm tuổi. Không có gì thích thú hơn đối với bé là khám phá mọi thứ bằng việc di chuyển, bò, ngồi và ăn. Đặc biệt là trong độ tuổi này bé rất thích ăn vặt, khi thì bim bim, khi thì kẹo, lúc thì bánh và nhìn thấy bạn khác có nhất định bé sẽ đòi cha mẹ mua cho. Bé có thể ăn cả ngày và điều này nảy sinh nguy cơ rất lớn là bé sẽ
  5. chán ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng vào bữa ăn chính. Dạ dày của bé rất nhỏ nên nếu chứa hết trong đó toàn là bim bim thì chẳng còn khoảng trống nào chứa thực phẩm khác nữa. Cho nên bạn cần hạn chế những thực phẩm ăn nhanh đó của bé. Nếu bé không thể nào mà không ăn những thứ này, bạn nên lựa chọn những thực phẩm ăn nhanh có vitamin và khoáng chất như ngũ cốc, kẹo chuối, kẹo sữa bò… Tránh tình trạng ăn uống tràn lan, bạn nên hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho bé ngay từ khi còn bé. Nhất thiết phải ngồi ăn cùng mọi người gia đình ít nhất 1 bữa/ngày. Bé ăn quá nhiều vào hôm nay và ngày mai không ă n g ì cả Tình trạng này xảy ra khi bé được 12 tháng tuổi tới 3 năm tuổi.
  6. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không có gì phải lo lắng trong trường hợp này. Phần lớn, trẻ con thường cư xử tốt hơn với cơn đói của chúng hơn người lớn. Chúng đói chúng sẽ ăn và không ăn nếu chúng no. Tuy nhiên, để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, bạn nên giới hạn thời gian ăn uống của bé. Không quá nhanh mà không quá lâu. Uống quá nhiều nước ép trái cây và những nước ép khác cũng khiến bé không muốn ăn món gì khác. Bé chỉ thích ăn một số thứ và không thích ăn thức ăn khác Thỉnh thoảng, một số bé có sở thích với một số loại thức ăn và không ăn bất cứ thứ gì khác ngoài thức ăn đó. Thậm chí có bé cả tháng chỉ thích ăn cá mà không ăn thịt. Để tránh tình trạng này, bạn nên khiến cho bữa ăn trở nên phong phú, có nhiều loại với nhiều món ngay từ
  7. khi bé đang tập ăn dặm để bé quen dần với nhiều mùi vị thức ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2