Mục lục<br />
<br />
500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc, Chương 1: Sức khỏe<br />
<br />
Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/<br />
Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree<br />
Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach<br />
1. Lớn nhanh nhất ở tuổi nào?<br />
"Xin cho chúng em biết, từ nhỏ đến khi thành người lớn, cơ thể phát triển nhanh nhất về chiều cao<br />
vào lúc nào?".<br />
Chưa có thống kê lớn nào ở nước ta về vấn đề mà các em quan tâm. Gần đây, một nghiên cứu của Nhật<br />
Bản tiến hành trên hơn 200 sinh viên (cả nam lẫn nữ) cho thấy: Ở con gái 8 tuổi và con trai 11 tuổi có<br />
bước ngoặt về phát triển chiều cao. Đến 15 tuổi (gái) hoặc 17 tuổi (trai), tốc độ giảm xuống, mỗi năm<br />
cơ thể chỉ cao thêm chưa đầy 1 cm.<br />
Số liệu trên là của nước ngoài, nhưng các em có thể tham khảo vận dụng cho bản thân và gia đình<br />
nhằm có một chế độ ăn uống, rèn luyện thể lực thích hợp trong bước ngoặt quan trọng đó.<br />
2. Có nên đi nghỉ mát hằng năm?<br />
"Hai đứa con tôi ngoan và học giỏi. Hè nào các cháu cũng đòi đi nghỉ mát, nhưng vợ chồng tôi<br />
quá bận rộn nên không đi được. Vừa rồi bà chị ông xã ở Mỹ về chơi, tụi tôi bị bả mắng cho một<br />
trận về chuyện đó...".<br />
Hai bạn không bị mắng oan đâu. Các bạn đã bỏ mất những dịp tốt cho các cháu được tiếp xúc với<br />
thiên nhiên, hít thở không khí trong lành. Vợ chồng bạn cũng đã bỏ mất những dịp tốt để củng cố thêm<br />
tình nghĩa giữa hai vợ chồng, giữa con cái với bố mẹ, bỏ mất những dịp tốt để gần gũi mọi người, từ<br />
đó củng cố thêm lòng nhân ái cho mình và cho các con .<br />
Ngoài một số điều trên, đi nghỉ mát rất có lợi cho sức khỏe. Một nghiên cứu kéo dài 9 năm tại Mỹ,<br />
tiến hành trên gần 13.000 người có nhiều nguy cơ bị bệnh tim, đã phát hiện ra rằng: ở những người đi<br />
nghỉ mát đều đặn hằng năm, nguy cơ tử vong giảm 17% so với những người chỉ nghỉ ngơi tại nhà. Qua<br />
đó, các nhà khoa học nhận định, đi nghỉ mát là dịp thoát ra khỏi stress, dành được nhiều thời gian hơn<br />
cho gia đình và bạn bè trong một môi trường mới đầy hấp dẫn.<br />
3. Sống lâu có di truyền không?<br />
"Đặc điểm sống lâu có di truyền không? Ông nội tôi, ba tôi đều thọ ngoài 80 tuổi. Liệu anh em tôi<br />
có thừa hưởng được điều đó?".<br />
Nhiều thống kê khoa học cho thấy trong một số dòng họ, có những thế hệ sống lâu liên tiếp. Những thế<br />
hệ này gần như cùng có các đặc điểm là: điều độ về mọi mặt, ăn nhiều rau quả, không hút thuốc, không<br />
nghiện rượu, ưa hoạt động, sống nơi thoáng đãng...<br />
Các nhà khoa học Canada đã tìm ra một gene của người mang tên gene SOSI mà họ cho là có vai trò<br />
bảo vệ cơ thể chống lại hiện tượng ôxy hóa. Họ đưa gene này vào tế bào thần kinh của một loài ruồi<br />
nhỏ và thấy chúng sống lâu gần gấp rưỡi bình thường.<br />
<br />
Thí nghiệm trên đang được tiếp tục, được cải tiến để một ngày nào đó có thể ứng dụng cho con người<br />
nhằm kéo dài tuổi thọ.<br />
Vậy là các thành viên trong gia đình bạn có cơ sở để hy vọng sống lâu, với điều kiện là biết giữ gìn và<br />
đảm bảo cuộc sống an toàn.<br />
4. Đi bộ đều đặn giúp sống lâu<br />
"Ở khu phố chúng tôi có một cặp vợ chồng viên chức về hưu tuy đã trên 75 tuổi nhưng vẫn khỏe<br />
mạnh. Họ cho biết 10 năm về trước đã bán xe để đi bộ đến cơ quan nhằm rèn luyện thể lực, và hiện<br />
họ vẫn nghiện đi bộ. Xin cho biết đi bộ nhiều có lợi ích gì?".<br />
Cách đây chừng hai chục năm, ở Hà Nội và một số thành phố khác có "phong trào" đi bộ trong viên<br />
chức, nhất là lứa tuổi 45-50. Họ tính toán chính xác, đi bộ thong dong, đến cơ quan rất đúng giờ, tan<br />
tầm cũng đi bộ về nhà. Có lẽ họ chỉ thấy đi bộ làm con người khỏe ra, hoạt bát, yêu đời, thế thôi. Vì<br />
khoa học ngày đó chưa thấy được gì hơn.<br />
Phải đến đầu năm 1998 mới có kết quả nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về vấn đề này. Trong suốt 19<br />
năm, các nhà khoa học thuộc Đại học Helsinki (Phần Lan) đã theo dỗi 16.000 anh chị em song sinh và<br />
nhận thấy đi bộ có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Ở những người đi bộ mỗi tháng 6 lần, mỗi lần nửa giờ<br />
(bước đều chân), tỷ lệ tử vong chỉ bằng non một nửa so với người không đi bộ. Hiện tượng này không<br />
phụ thuộc vào yếu tố di truyền.<br />
Một nghiên cứu thực hiện trên gần 26.000 phụ nữ được các nhà khoa học Nauy công bố năm 1999 cho<br />
thấy, ở những chị em vận động thể lực tối thiểu 4 giờ/tuần (dù chỉ là đi bộ), tỷ lệ ung thư vú giảm<br />
37%. Theo một nghiên cứu của Viện ung thư quốc gia Mỹ, tỷ lệ này giảm 60% ở những chị em có vận<br />
động thể lực.<br />
5.Thêm một lợi ích của đi bộ<br />
"Bác sĩ khuyên những người béo như chúng em phải ăn ít đi và vận động nhiều. Em không biết<br />
chơi thể thao thì tính sao đây? Còn tập thể dục thì em thấy không giảm cân được mấy. Xin cho<br />
chúng em một lời khuyên".<br />
Các em cần nhớ là nếu đã rút bớt khẩu phần ăn thì đừng có vì đói bụng mà tăng cường ăn vặt, nếu<br />
không thì chỉ hoài công. Cần chú ý điều chỉnh để không cho xuống cân quá nhanh, ảnh hưởng không tốt<br />
đến sức khỏe và kết quả học tập. Mỗi tháng cứ cho xuống đều 1 kg là tốt rồi, không vội được đâu.<br />
Tốt nhất là em nên đi bộ thường xuyên với cách thức như sau: Mỗi ngày đi bộ đúng 45 phút với vận<br />
tốc đúng 6 km/giờ, không được chậm hơn (vì không tác dụng) và không được nhanh hơn (vì gây mệt<br />
nhọc vô ích). Nếu không tiến hành được một lúc thì có thể chia ra làm ba lần trong ngày, mỗi lần 15<br />
phút, cũng với vận tốc trên. Phương pháp này được rút ra từ một nghiên cứu mới đây của Mỹ, tiến<br />
hành trên 2.000 người béo phì, kết quả là giúp ít nhất 13 kg sau 1 năm.<br />
6. Tuổi thọ trung bình trong thế kỷ 21<br />
"Với những thành tựu kỳ diệu của khoa học, có đúng là con người sẽ có nhiều khả năng sống trăm<br />
tuổi hơn trong thế kỷ 21?".<br />
Khi có thành tích, con người thường hay bốc đồng. Sự thực không phải dễ dàng như vậy.<br />
Đầu năm 2001, nhà khoa học Mỹ Holshansky đã căn cứ vào số liệu thực tế trong 10 năm (1985 1995) mà kết luận rằng: Nhân loại nếu muốn có tuổi thọ trung bình là 100 thì phải giảm được 85% số<br />
ca tử vong thuộc mọi lứa tuổi ngay cả ở những nước vốn có tỷ lệ tử vong thấp. Theo ông, nếu không có<br />
một cuộc cách mạng sinh y học thực sự, tuổi thọ trung bình của nhân loại giỏi lắm chỉ đạt 85 tuổi (88<br />
tuổi ở nữ và 82 tuổi ở nam) trong thế kỷ 21. Mức tuổi trên sẽ đạt được ở Pháp vào năm 2033, ở Nhật<br />
năm 2035, còn ở Mỹ thì phải sang năm 2182.<br />
<br />
Holshansky quá bi quan chăng? Năm 1990, khcông bố trên tạp chí Science những điều tương tự, người<br />
ta đã chê trách ông. Nhưng 11 năm sau, họ đã thấy ông có lý khi nhận thấy tốc độ giảm tử vong quá<br />
chậm chạp.<br />
7. Hít thở khói thuốc lá có việc gì không?<br />
"Khói thuốc lá có hại cho người xung quanh đến mức nào mà cấm không được hút thuốc nơi công<br />
cộng, chỗ làm việc...?".<br />
Từ thập niên 1970, các bác sĩ nhi khoa khi nghiên cứu ảnh hưởng độc hại của môi trường nhiễm khói<br />
thuốc lá đối với trẻ em đã nhận thấy, những trẻ sống chung với người nghiện (bị xông khói thuốc triền<br />
miên) thường mắc các bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen...) phải nằm viện, chức<br />
năng hô hấp suy yếu và chậm phát triển.<br />
Năm 1981, lần đầu tiên các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, nguy cơ ung thư phổi<br />
tăng ở những trẻ em phải thường xuyên hít thở không khí nhiễm khói thuốc lá.<br />
Năm 1977, tại Mỹ có một vụ kiện độc đáo. Một công chức làm việc tại cơ quan bảo hiểm xã hội<br />
Baltimore thường bị chảy nước mắt, nôn mửa, có lần bị xung huyết phổi. Anh ta cho rằng mình nhiễm<br />
phải khói thuốc lá do các đồng nghiệp thường xuyên phả ra nơi công sở, bèn làm đơn khiếu nại tới cơ<br />
quan pháp luật. Ủy ban hòa giải liên bang Mỹ xác nhận người này có lý và phán quyết là anh được bồi<br />
thường mỗi tháng 1.400 USD.<br />
Năm 1986, hai bản tường trình tại Mỹ (một của Bộ Y tế, một của Viện Hàn lâm khoa học) dựa trên kết<br />
quả 12 công trình nghiên cứu đã kết luận rằng, việc thường xuyên hít thở không khí nhiễm khói thuốc lá<br />
của người khác có thể dẫn đến ung thư phổi ở những người không hút. Tuy nhiên, kết luận trên chưa<br />
thực sự có sức thuyết phục vì chỉ mới được thực hiện trên gần 1.000 bệnh nhân.<br />
Từ đó, đã có hơn 16 công trình nghiên cứu tiến hành trên gần 3.000 bệnh nhân nữa được công bố. Qua<br />
đó, người ta thấy rằng nhận định năm 1986 của các nhà khoa học là đúng.<br />
Chính quyền Mỹ hiện đã chính thức xác định rằng, không khí nhiễm khói thuốc lá tại nơi làm việc là<br />
nguyên nhân gây ung thư phổi cho những người không hút thuốc phải hoạt động trong môi trường đó.<br />
Về sau, tại phương Tây đã diễn ra một số vụ kiện lớn về thuốc lá:<br />
- Năm 1991, một số hãng thuốc lá lớn của Mỹ bị 60.000 tiếp viên hàng không kiện tập thể, đòi bồi<br />
thường 5 tỷ USD, vì tuy họ không hút nhưng phải thường xuyên hít thở khói thuốc lá của các hãng này<br />
trong khi làm nhiệm vụ nên bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đến năm 1997, các hãng bị kiện phải bồi<br />
thường 300 triệu USD.<br />
- Trong năm 1997, một vụ kiện tập thể khác do 500.000 người nghiện tiến hành, đòi các nhà sản xuất<br />
thuốc lá bồi thường 200 tỷ USD. Tòa án thành phố Miami, bang Florida, vẫn đang xem xét.<br />
Một cuộc điều tra tiến hành trong 5 năm trên 5.000 người hơn 48 tuổi (công bố năm 1998) cho thấy,<br />
không chỉ những người nghiện mà cả ở những người phải thường xuyên hít thở không khí chứa khói<br />
thuốc lá, nguy cơ giảm thính lực (tai bị nghễnh ngãng) tăng 70%.<br />
Đầu năm 1999, một hãng thuốc lá nổi tiếng ở phương Tây!đã phải bồi thường 80 triệu USD cho gia<br />
đình một bệnh nhân chết vì ung thư phổi sau khi hút thuốc lá của hãng này trong 40 năm liền.<br />
Trong thư các bạn không thấy nói đến không khí nhiễm khói thuốc lá trong các gia đình do một vài<br />
thành viên nghiện hút phả ra cho người thân hít thở đều đều! Phải chăng vì đây là gia đình, nơi không<br />
cần chấp hành lệnh "cấm hút thuốc lá nơi công cộng"? Có lẽ vì các bạn chưa biết rằng:<br />
- Trong số 16 công trình nghiên cứu bổ sung nói trên, đã có 10 công trình chuyên theo dõi những<br />
trường hợp phụ nữ không hút nhưng chồng họ lại nghiện thuốc lá. Kết quả là nguy cơ ung thư ở người<br />
vợ bằng 1/3 người chồng.<br />
<br />
- Một nghiên cứu của Australia công bố tháng 5/1999 cho thấy, những người không nghiện nhưng<br />
thường xuyên phải hít thở khói thuốc lá của người khác (nơi làm việc, trong gia đình, nhất là giữa vợ<br />
chồng) có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi người bình thường.<br />
8. Thuốc lá đối với thanh thiếu niên<br />
"Anh Hai em là học sinh xuất sắc lớp 11, các thầy cô tin rằng ảnh sau này sẽ thành đạt. Nhưng em<br />
rất lo vì ảnh xài mỗi ngày tới hơn một gói thuốc lá. Em phải làm gì bây giờ?".<br />
Trước tiên, em hãy bảo anh là hút thuốc lá dễ dẫn đến ung thư (phổi, thực quản, tụy, bàng quang, thận,<br />
cổ tử cung...) và bệnh tim mạch, viêm động mạch, viêm phế quản mạn tính.<br />
Nếu anh xì một cái và nói: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Ung thư hay bệnh tim cũng phải vài chục năm<br />
nữa, còn hút bây giờ vẫn khỏe vô tư", thì em hãy cho anh ấy biết thông tin sốt dẻo sau đây vừa được<br />
đăng trên tạp chí của Hiệp hội y học Mỹ:<br />
Sau khi tiến hành nghiên cứu trên 700 thiếu niên mới bước sang tuổi thanh niên, các nhà khoa học nhận<br />
thấy, những em nghiện thuốc lá nặng từ nhỏ đều hay bị chứng âu lo, tinh thần bất ổn, sợ hãi vô cớ và<br />
ngại tiếp xúc với đám đông, thậm chí bị chứng trầm cảm. Nguyên nhân là chất nicotin tác động tiêu<br />
cực lên hệ thần kinh trung ương.<br />
Nghe vậy, chắc anh ấy sẽ suy nghĩ, bởi vì nếu bị chứng trầm cảm thì làm sao học hành tốt được. Hằng<br />
ngày nếu cứ lo âu, sợ hãi thì còn gì là thoải mái; nếu ngại tiếp xúc thì còn đâu những lần đi pícnic thú<br />
vị...<br />
Nếu anh vẫn không nghe, em hãy tuyên bố không mua giùm thuốc lá nữa.<br />
Nếu anh tự đi mua, em hãy mách ba mẹ. Mất lòng trước, được lòng sau, anh có thể giận em nhưng rồi<br />
sẽ biết ơn em. Còn nếu em cứ "đồng lõa" như hiện giờ là làm hại sự nghiệp của mình.<br />
9. Thai phụ hút thuốc lá gây hại gì cho con?<br />
"Chị dâu cháu còn trẻ nhưng nghiện thuốc lá nặng từ lâu. Phụ nữ nghiện thuốc lá sinh con có bị gì<br />
không?".<br />
Con cái người phụ nữ đó sẽ phải hít thở thứ không khí pha khói thuốc lá trong gia đình từ lúc lọt lòng.<br />
Sau đó nó sẽ bắt chước mẹ, cũng phì phèo thuốc lá, để rồi cùng với mẹ chờ đón nguy cơ bị ung thư<br />
phổi và bệnh tim mạch. Một vấn đề nghiêm trọng hơn vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục làm<br />
sáng tỏ là: Liệu người mẹ nghiện thuốc lá có đẻ ra được những đứa con bình thường như mọi người?<br />
Một nghiên cứu năm 1992 trên gần 6.000 nam giới tại Phần Lan cho thấy, trong số những người hay vi<br />
phạm pháp luật, manh động và thiếu khả năng tập trung tư tưởng, nhiều người có mẹ hút thuốc lá trong<br />
những tháng cuối của thai kỳ.<br />
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch cũng đã tiến hành khảo sát trên 4.200 nam giới sinh từ năm 1959 đến<br />
năm 1961, từng "có vấn đề" với cảnh sát. Họ nhận thấy, những người có mẹ hút 20 điếu thuốc/ngày<br />
trong 3 tháng trước khi sinh ra họ, tỷ lệ bị bắt vì những tội nhẹ cao gấp 1,6 lần, vì tội bạo hành gấp 2<br />
lần so với những người mà mẹ không hút thuốc.<br />
Trong hai nghiên cứu lớn tiến hành độc lập tại hai quốc gia khác nhau trên đây, người ta không thấy tác<br />
động của các yếu tố giàu nghèo, tuổi đời, sức khỏe người cha...<br />
Nếu chị dâu của cháu chưa nghe ra, thì có lẽ vài số liệu sau đây có thể giúp chị sớm tỉnh ngộ:<br />
- Cuối năm 1998, Mỹ đã công bố kết quả của một công trình nghiên cứu trên 50 trẻ sơ sinh: Nếu thai<br />
phụ hút thuốc lá trong thời gian mang thai, tỷ lệ chất nicotin trong nước tiểu đầu tiên của đứa con cũng<br />
y hệt như của mẹ.<br />
- Tháng 5/1999, một thống kê ở Pháp cho thấy, phụ nữ nghiện thuốc lá thường gặp rắc rối khi thai<br />
nghén, dễ bị ung thư cổ tử cung và bệnh tim mạch.<br />
<br />