intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 câu hỏi "tấn công" nhà tuyển dụng

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

68
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến xin việc, bạn không nên thụ động, hãy nói chuyện một cách thực tế và để lại dấu ấn trong trí nhớ người phỏng vấn bạn. Sobel – đồng tác giả của một cuốn sách khá ăn khách có tên “Những câu hỏi quyền năng: Làm cách nào để xây dựng một mối quan hệ, chiến thắng trong kinh doanh, tạo ảnh hưởng lên người khác”. Đồng thời ông cũng là một nhà tư vấn lâu năm trong đào tạo nhân sự cấp cao của Citigroup, Xerox, Ernst & Young. Sobel...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 câu hỏi "tấn công" nhà tuyển dụng

  1. 6 câu hỏi "tấn công" nhà tuyển dụng Để trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến xin việc, bạn không nên thụ động, hãy nói chuyện một cách thực tế và để lại dấu ấn trong trí nhớ người phỏng vấn bạn. Sobel – đồng tác giả của một cuốn sách khá ăn khách có tên “Những câu hỏi quyền năng: Làm cách nào để xây dựng một mối quan hệ, chiến thắng trong kinh doanh, tạo ảnh hưởng lên người khác”. Đồng thời ông cũng là một nhà tư vấn lâu năm trong đào tạo nhân sự cấp cao của Citigroup, Xerox, Ernst & Young. Sobel cho rằng, cách mà bạn đưa ra những câu hỏi kích thích sự suy nghĩ của người khác sẽ giúp bạn vượt lên trên mức trung bình của rất nhiều ứng viên. Một vài câu hỏi an toàn bạn có thể tham khảo là: 1. Tại sao? Những câu hỏi đại loại như “Tại sao công ty lại đóng cửa một số mảng kinh doanh của mình mà không tìm một nhà đầu tư có nhu cầu mua chúng?” Hoặc là “Tại sao công ty lại chuyển sang một cấu trúc tổ chức dựa tr ên cơ cấu sản phẩm?” – những câu hỏi quen thuộc này không chỉ cho thấy bạn đã nghiên cứu kỹ về công ty mà còn chứng tỏ bạn thực sự quan tâm và sẽ làm việc có trách nhiệm. Bên cạnh đó, những câu hỏi mở như thế này cũng gợi ra cho một cuộc trò chuyện thú vị - hơn là một buổi phỏng vấn – nơi mà bạn gần như thụ động. Hãy nhớ một nguyên tắc, đó là khi trả lời bất cứ câu hỏi nào, tránh chỉ trả lời một cách cụt lủn “Có” hoặc l à “Không”. 2. Hỏi người phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc ở công ty này của họ Đây không phải câu hỏi bừa bãi hay thiếu cân nhắc, điều bạn thực sự muốn làm là tạo ra một sự kết nối dựa trên hiểu biết về người phỏng vấn.
  2. Những cách mà bạn có thể nói với người phỏng vấn nên là “Tôi biết anh/chị đã tham gia vào công ty được 5 năm. Với sự phát triển mà anh/chị đã có được như tôi đang thấy, anh/chị có thể chia sẻ đôi chút về những kinh nghiệm khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp như thế này bây giờ và so với lúc mới bước chân vào công ty?” Hoặc hãy thử những câu hỏi như “Điều gì khiến anh/chị thích nhất khi làm việc ở đây ạ?” 3. Chứng tỏ giá trị của bạn Để khiến cuộc phỏng vấn thú vị hơn, hãy suy nghĩ và đề cập tới những điều, kỹ năng mà bạn có được trong các công việc gần đây, đặc biệt là nhà tuyển dụng có thể sẽ hưởng lợi nhiều từ nó. Tất nhiên, với cách tiếp cận này, bạn cũng nên cẩn trọng đừng để lộ các thông tin riêng quá nhạy cảm hoặc bán rẻ các bí mật m à bạn cần phải giữ. 4. Nhìn về tương lai Hỏi những điều như: “Tôi nhận thấy công ty đã có được những tiến bộ vượt bậc về năng suất lao động trong 3 năm qua. Vậy trong tương lai, điều gì khiến công ty tin tưởng vào những tiến bộ tương tự mà công ty có thể đạt được?” Hay “Tôi có một câu hỏi nhỏ, nếu đặt tầm nhìn trong 2 năm tới, mọi người trong công ty đang cảm thấy kỳ vọng nhất về tiềm năng tăng trưởng ở mảng kinh doanh nào?”. Tất cả những điều này không chỉ là ngẫu nhiên, những câu trả lời từ người phỏng vấn giúp bạn có được cảm nhận về vị trí của mình trên con đường sự nghiệp mà bạn có thể sẽ theo đuổi. 5. Tìm hiểu về văn hóa công ty đó Bạn có thể biết được phong cách làm việc ở công ty này bằng cách hỏi những câu như:
  3. “Tại sao những người mới được tuyển vào luôn được làm ở văn phòng này?” Hoặc “Những người như thế nào sẽ có điều kiện phát triển nhanh cho môi trường công ty?”. Một câu hỏi tương tự nhưng không kém phần thông minh: “Anh/Chị có thể cho em biết tại sao các ứng viến muốn làm việc cho công ty mình hơn là bên đối thủ cạnh tranh được không ạ?” hay “Tại sao anh/chị lại quyết định gắn bó với công ty?”. Với một thái độ hỏi hợp lý, những câu trả lời sẽ tiết lộ cho bạn những thông tin sâu rất giá trị. 6. Hỏi về tiêu chí lựa chọn của người phỏng vấn Sobel cho rằng bạn nên hỏi những câu như “Nếu hai ứng viên cuối cùng có các kỹ năng và kinh nghiệm tương đương nhau, làm thế nào để anh/chị có thể chọn ra người được tuyển dụng?”. Trong tình huống này, có thể bạn sẽ không nhận được một câu trả lời thật thà từ phía người phỏng vấn hay chỉ là những câu trả lời chung chung như “Bạn ấy phù hợp hơn”, “Bạn ấy có khả năng thể hiện tốt hơn” – dù thực tế có thể là ứng viên thắng cuộc yêu cầu mức lương thấp hơn, nhưng qua cách mà nhà tuyển dụng trả lời, bạn có thể biết được điều gì đó. Tóm lại, những câu hỏi đúng đắn và được đặt đúng chỗ giúp bạn bộc lộ kiến thức sắc bén của mình nhưng mà không tỏ ra kiêu ngạo hay phô trương thái quá. Và chúng sẽ giúp bạn tăng cơ hội của bản thân để có thể nghe câu hỏi tuyệt vời nhất – “Khi nào bạn có thể bắt đầu đi làm?”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1