intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12

Chia sẻ: Nguyễn Họa Mi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

352
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo 6 đề kiểm tra học kỳ 1 Ngữ Văn 12 có các câu hỏi tự luận có đáp án giúp cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm tư liệu tham khảo sẽ giúp bạn định hướng kiến thức ôn tập và rèn luyện kỹ năng, tư duy làm bài kiểm tra đạt được kết quả cao nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12

  1. SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU TRƯỜNG THPT NINH THẠNH LỢI Đề đề xuất KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012 Gồm 01 trang MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ Câu 1(2 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản Tuyên ngôn Độc lập. Câu 2 (3 điểm): Trong một bài phát biểu, một học sinh nói: “Hãy cho em xin một phút giây thôi – một phút giây ngưng nghỉ trên hành trình đời để em chiêm nghiệm về những gì đã qua và nghĩ tiếp những điều em sẽ làm trong khoảng thời gian sắp đến”. Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên? Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó … (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 12, tập một) …Hết…
  2. SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU TRƯỜNG THPT NINH THẠNH LỢI Đề đề xuất KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012 Gồm 01 trang MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm - Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công . 0,5 - Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc 0,75 về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. 1 - Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt 0,75 Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lồi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 - Ngưng nghỉ để chiêm nghiệm những gì đã qua là hướng về quá khứ để rút ra những bài học, kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân. 1,0 Nghĩ tiếp những điều sẽ làm là những ước mơ, khát vọng, định hướng cho tương lai. 2 - Một người biết suy nghĩ sẽ trưởng thành hơn ít vấp ngã trong 0,5 cuộc sống và hứa hẹn nhiều thành công. - Bài học nhận thức và hành động. 1,0 Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lồi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý sau: - Giới thiệu tác giả, đoạn thơ. 0,5 3 - Đất Nước được hình thành từ câu chuyện cổ tích, ca dao; 1,0 phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc. - Đất Nước được hình thành trong đau thương, vất vả với sự nghiệp đấu tranh giữ nước (Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, 1,0 gắn với hình ảnh cây tre - biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc) - Đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước, những con người 1,5 lao động cần cù, lam lũ, sống ân tình thuỷ chung.
  3. - Nghệ thuật: Giọng thơ nhẹ nhàng, âm hưởng đầy quyến rũ, sử 0,5 dụng chất liệu văn học dân gian..., - Đánh giá chung: Đất nước được hình thành từ những gì nhỏ bé, 0,5 gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người * Lưu ý : Giám khảo chỉ cho điểm tối đa (câu 2 và câu 3) khi bài viết đảm bảo cả yêu cầu kĩ năng và kiến thức. … HẾT…
  4. SỞ GD& ĐT BÌNH PHƯỚC ĐỀ + ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN TT GDTX CHƠN THÀNH KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2011- 2012 (Thời gian 90 ph út không kể thời gian phát đề ) Câu 1: ( 2,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu . Câu 2 (3,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. Câu 3 (5.0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành ” (Ngữ văn 12 tập 1, NXB GD, trang 89 )
  5. ĐÁP ÁN VĂN 12 Câu 1: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc (2,0 điểm) - Việt Bắc là tác phẩm xuất sắc của Tố Hữu nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Đây là thời điểm các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa bình được lập lại ở miền Bắc. - Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương Cách mạng. Câu 2 (3,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. A. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp − Nêu được vấn đề cần nghị luận ( 0.25đ ) − Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại ( 0.75đ ) − Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh... cho con người ( 1.đ ) − Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn ( 0.5đ ) − Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc ( 0.5đ ) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Câu 3 (5.0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Ngữ văn 12 tập 1, NXB GD, trang 89 ) a) Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp b) Yêu cầu về kiến thức
  6. Trên cơ sở những hiểu biết về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến,thí sinh biết phân tích những yếu tố nghệ thuật để làm rõ vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được ý cơ bản sau: - Đây là hình tượng tập thể của người lính Tây Tiến. Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu của từng người lính để tạc nên bức tượng đài tập thể mang tinh thần chung của đoàn quân. - Bốn câu thơ đầu nói về vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến. Quang Dũng, khi viết về người lính Tây Tiến, không hề che giấu những khó khăn gian khổ, chỉ có điều, những cái đó đều được nhìn bằng con mắt lãng mạn. - Bốn câu thơ sau nói tới vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến. Cái bi thương ở đây bị mờ đi trước lý tưởng quên mình của người lính (“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”).Cái sự thật bi thảm những người lính gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu để che thân được vợi đi nhờ cách nói giảm (“anh về đất”) và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã. Thiên nhiên đã tấu lên khúc nhạc hào hùng để tiễn đưa linh hồn những người lính Tây Tiến. c) Cách cho điểm - Điểm 5 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3 : Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1 : Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.
  7. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Năm học 2011 - 2012 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2.0 điểm). Hãy nêu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? Câu 2 (3.0 điểm). Anh (chị) có suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước hiểm hoạ của căn bệnh HIV/AIDS? Câu 3 (5.0 điểm). Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Tố Hữu, Việt Bắc). ---HẾT---
  8. V. HƯỚNG DẪN CHẤM: ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Đề chính thức (Đáp án gồm 2 trang) Câu Ý Nội dung Điể m 1 1 Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho 0.5 sự nghiệp cách mạng. 2 Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. 0.5 3. Khi cầm bút Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện, tạo ra 1.0 tính đa dạng, phong phú và đạt hiệu quả cao. 2 Trình bày được suy nghĩ và nêu lên được hành động của bản thân 3.0 nhằm đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS 1 Mở bài: Giới thiệu khái quát về hiểm hoạ HIV/AIDS 0.5 điểm 2 Thân bài : 2 điểm - Trình bày nguyên nhân, hậu quả. 1.0 - Nêu suy nghĩ và đưa ra giải pháp 1.0 b Kết luận (0.5 điểm) Khẳng điịnh lại vấn đề và liên hệ 0,5 3 Cảm nhận về đoạn thơ: 5.0 Ta về, mình có nhớ ta ... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Tố Hữu, Việt Bắc). 3. Yêu cầu về kỹ năng: 1 Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 3. Yêu cầu về kiến thức: 2 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: a. Giới thiệu chung: về tác giả, tác phẩm, xuất xứ đoạn trích, cảm 0.5 nhận chung về đoạn trích. b. Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người trong đoạn thơ:
  9. - Cấu trúc độc đáo của đoạn thơ: 10 dòng (5 cặp lục bát): 3.0 + Cặp mở đầu vừa như lời ướm hỏi, vừa lời khẳng định tình tứ, trìu mến. + Bốn cặp còn lại là những nét chấm phá, gợi tả chân thực về cảnh và người Việt Bắc trong bốn mùa. 2.0 - Nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc (thể thơ lục bát; lối đối đáp; cách xưng hô mình - ta, ngôn ngữ mộc mạc, giàu sức gợi). c. - Đánh giá chung: 0.5 - Đoạn thơ như bức họa cổ điển, hiện đại về vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên Việt Bắc trong sự hòa hợp với vẻ đẹp của con người cần cù, chịu khó, tài hoa trong lao động, tâm hồn thủy chung, tình nghĩa. - Đóng góp của đoạn thơ đối với bài thơ. Lưu ý :  Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn nghị luận là 2.0 điểm.  Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1. 0 điểm.  Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 0.5 điểm. VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
  10. SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG ĐỀ KIỂM TRA HK1 TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ MÔN : NGỮ VĂN 12 ------------------------ NĂM HỌC 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 90 phút -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1: ( 4 điểm ): Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu? Câu 2: (6 điểm): Phân tích đoạn thơ sau: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Ccha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó” (Đất Nước, trích trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm) -------------------------------------------------HẾT--------------------------------------------------- Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
  11. SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3 TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ MÔN NGỮ VĂN 12 ------------------------ NĂM HỌC 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 90 phút (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1: ( 4 điểm ): Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu? + Học sinh cơ bản đáp ứng các yêu cầu sau: + Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc: (4.0 điểm): - Việt Bắc vốn là quê hương cách mạng, từng là căn cứ địa vững chắc trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. (1.0 điểm) - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Hòa bình lập lại ở miền Bắc. (1.0 điểm) - Tháng 10 - 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội để tiếp tục lãnh đạo cách mạng. (1.0 điểm) - Nhân sự kiện thời sự trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ "Việt Bắc" để thể hiện tình nghĩa sâu nặng của những người cán bộ, chiến sĩ về xuôi với quê hương cách mạng. (1.0 điểm) Câu 2: (6 điểm): Phân tích đoạn thơ trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. 1. Yêu cầu về kĩ năng: Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
  12. - Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu cảm nhận về một đoạn thơ trữ tình. - Kết cấu bài viết phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích “Đất Nước”, học viên phân tích được những đặc sắc nghệ thuật để khai thác nội dung đoạn thơ. Học viên có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được những ý chính sau: * Nhận xét chung về đoạn thơ: - Lời thơ như lời ăn tiếng nói dân dã trong cuộc sống đời thường, câu thơ tự do, không vần - Chất liệu để diễn đạt: lấy từ cuộc sống quen thuộc, từ văn học dân gian nhưng ẩn chứa ý nghĩa sâu xa * Tự hào về lịch sử lâu đời của đất nước: - Câu thơ mở đầu nói lên một cảm nhận mà ai cũng có thể nói lên, một chân lí đã thành lẽ bình thường  Niềm tự hào và biết ơn mênh mông - ''ngày xửa ngày xưa …" : những từ quen thuộc khi bắt đầu một câu chuyện cổ tích  Từ rất lâu rồi đã có đất nước - "miếng trầu bà ăn": Gợi nhắc đến sự tích Trầu cau và những câu tục ngữ, ca dao có hình ảnh miếng trầu  Đó cũng là một điều giản dị, một tập quán đã có từ nghìn năm của dân tộc Việt Nam - Cây tre: hình ảnh quen thuộc từ nghìn đời, trồng tre mà đánh giặc gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng; "biết trồng tre mà đánh giặc": nhân dân Việt Nam thực sự trưởng thành trong ý thức chủ quyền dân tộc - Bới tóc sau đầu: Một nét đẹp trong phong tục tập quán quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam; Gừng cay muối mặn: gợi nhớ ca dao  tình nghĩa thuỷ chung vững bền Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
  13. - "Cái kèo, cái cột": Đó là những bộ phận quen thuộc, quan trọng trong cấu trúc ngôi nhà truyền thống Việt Nam; Thói quen đặt tên gọi cho con cái người Việt Nam thời xưa, không có trong chữ Hán, chứng tỏ ngôn ngữ - đất nước Việt Nam đã có từ lâu đời - "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng"  gói gọn quy trình làm nên hạt gạo  từ nghìn xưa, con người Việt Nam đã tự mình làm ra nguồn nuôi sống mình  Từ nghìn năm xưa, con người Việt Nam tạo dựng cho đất nước mình một nền văn minh lúa nước Việt Nam - Lời khẳng định ngắn gọn: "Đất Nước có từ ngày đó"  Đất nước được cảm nhận từ chiều sâu văn hoá và lịch sử 3. Tiêu chuẩn cho điểm: * Điểm 7.0 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. - Bố cục hợp lí. Phân tích tinh tế. - Diễn đạt tốt, có cảm xúc. - Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. * Điểm 6.0 : - Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu nêu trên. - Bố cục hợp lí. Phân tích chính xác. - Diễn đạt tốt. - Có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. * Điểm 3.5 : - Chỉ đáp ứng khoảng nửa yêu cầu trên. - Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý. - Không mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 1 : - Còn lúng túng trong phương pháp. Không hiểu đúng bài thơ. - Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng. - Mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 00 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Giáo viên dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại. Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
  14. Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
  15. ĐỀ KIỂM TRA HKI (Năm học 2010 – 2011) MÔN VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút ****** Câu 1 (2 điểm) Nêu tên những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975. Câu 2 (3 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người. Câu 3 (5 điểm) : HS được chọn một trong hai câu sau : a. Dành cho chương trình Cơ bản: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, 2008, tr .111) Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ trên. b. Dành cho chương trình Nâng cao: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà qua đoạn trích tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. ***************************************************
  16. ĐÁP ÁN CHẤM VĂN LỚP 12- HKI (Năm học 2010 – 2011) Câu ý Nội dung Điểm 1. Tên những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 2.0 năm 1945 đến 1975. Nều đủ tên ba đặc điểm : 2.0 - Nền VH chủ yếu vận động theo hướng Cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước (HS có thể trình bày theo sách NC : Nền VH phục vụ Cách mạng, cổ vũ chiến đấu) - Nền VH hướng về đại chúng - Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Lưu ý : thiếu 1 ý trên: trừ 0.5điểm 2. Suy nghĩ về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người. 3.0 a. Giải thích sơ lược khái niệm thời gian : 0.5 Đây là một khái niệm trừu tượng, khá phức tạp, vì vậy HS chỉ cần hiểu và giải thích, đại thể : một khái niệm dùng để chỉ trình tự, diễn biến một chiều gắn với quá khứ, hiện tại và tương lai; được đo bằng các đại lượng như giờ, phút, giây năm, tháng …trong cuộc đời con người … b. Bàn luận : 2.0 - Khẳng định tầm quan trọng của thời gian trong cuộc đời mỗi người ( nhận thức, làm chủ thời gian, con người sẽ có những thuận lợi gì, lãng phí thời gian, con người sẽ bị thiệt hại gì) - So sánh ý nghĩa của thời gian với các phương diện khác trong đời sống: tiền tài, danh vọng, địa vị, thú vui, hạnh phúc..., để thấy được: thời gian mất đi, không bao giờ lấy lại được. -Phê phán những người không biết quý trọng thời gian, dùng thời gian vào những việc vô bổ… Lưu ý : HS dùng dẫn chứng thưc tế để chứng minh (không có d.chứng : trừ 0.5) c. Bài học nhận thức và hành động : 0.5 - Cần sử dụng quỹ thời gian của mỗi người sao cho có hiệu quả - Liên hệ bản thân Lưu ý : làm sai quy cách (tức viết đoạn thay vì viết bài văn : trừ 1 đ), các mức điểm khác, nhóm thảo luận thêm. 3a. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ 5.0 a Giới thiệu tác giả Tố Hữu, đoạn trích Việt Bắc, vấn đề nghị luận 0.5 b Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và con người 3.5 HS có thể làm theo cách tách riêng hoặc đan xen hai bức tranh. Sau đây là gợi ý: - Bức tranh thiên nhiên : bức tranh thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp đa dạng, phong phú, sinh động (mùa đông với gam màu ấm áp của hoa chuối rừng, mùa xuân với màu trắng tinh khiết của hoa mơ, mùa hè rộn rã, tươi tắn với tiếng ve kêu rừng phách đổ vàng, mùa thu với ánh trăng thu trong trẻo…) - Con người : nổi bật trên cái nền thiên nhiên tươi đẹp là hình ảnh người dân Việt Bắc cần cù, khỏe khoắn, dẻo dai … - Cảnh và người có sự hòa quyện thắm thiết, làm tôn lên vẻ đẹp của nhau. c Đánh giá chung 1.0 - Bức tranh thiên nhiên và con người được thể hiện qua nghệ thuật độc đáo : hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, kết cấu đặc sắc (cứ một câu tả cảnh lại đan xen một câu tả người), thể thơ lục bát gần gũi ….
  17. - Bức tranh chính là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Việt Bắc, thể hiện sự gắn bó, yêu mến của tác giả; góp phần làm cho bài thơ trở thành “khúc ca ân tình” của người kháng chiến. 3.b Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà 5.0 a Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò sông Đà, vấn đề 0.5 nghị luận. b Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà 3.5 Cần làm bật lên : - Sông Đà được miêu tả như “ một áng tóc trữ tình…” - Màu sắc nước Sông Đà thay đổi linh hoạt theo mùa : mùa xuân “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ” … - Cảnh hai bên bờ Sông Đà nên thơ, tĩnh lặng hoang dại mà tràn đầy sức sống c Đánh giá chung : 1.0 - Vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà được miêu tả dưới nhiều góc độ, nghệ thuật miêu tả đặc sắc kết hợp với các biện pháp so sánh, liên tưởng độc đáo, bất ngờ … - Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, tình cảm gắn bó yêu mến cũng như phần nào thấy được phong cách tài hoa, uyên bác của tác giả Lưu ý : - HS chỉ diễn xuôi, không có d/c trực tiếp : cho ½ số điểm toàn bài - Chấp nhận cho HS đánh giá, nhận xét ở kết bài - Các mức điểm khác, nhóm thảo luận thêm
  18. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( NĂM HỌC 2008 – 2009) MÔN NGỮ VĂN 12 – THỜI GIAN : 120 PHÚT CÂU I (2 điểm): Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. CÂU II (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay. CÂU III (5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi... Thương nhau, chia củ s ắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.110 – 111)
  19. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( NĂM HỌC 2008 – 2009) MÔN NGỮ VĂN 12 – THỜI GIAN : 120 PHÚT ĐỀ DÀNH CHO HỌC SINH BAN D CÂU I (2 điểm): Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. CÂU II (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay. CÂU III (5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo: Tây-Ban-Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.164-165)
  20. Đêm Mùa Đông Hà Nội Đáp án – Thang điểm Câu I ( 2 điểm): a, Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được ý chính sau: * Hoàn cảnh sáng tác: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta lúc bấy giờ, đã đầu hàng Đồng minh. Trên toàn quốc, nhân dân ta vùng đậy giành chính quyền. Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới. * Mục đích sáng tác: ~ Tuyên ngôn Độc lập như chính nhan đề văn bản đã cho thấy mục đích hướng đến của tác phẩm là tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới. ~ Tương ứng với đối tượng trên, Tuyên ngôn Độc lập còn nhằm mục đích bẻ gãy những luận điệu xảo trá của kẻ thù đang dã tâm nô dịch trở lại đất nước ta. b, Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu II ( 3 điểm): a, Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b, Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: A. Mở bài B. Thân bài 1. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2