intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Jiayounanhai Jiayounanhai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

172
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án) giúp bạn hệ thống được các kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới đạt kết quả tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)

  1. BỘ 12 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM 2020-2021 (CÓ ĐÁP ÁN)
  2. 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng 2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT thành phố Thủ Dầu Một 3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ 4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn 5. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT UBND huyện Bình Xuyên 6. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường PTDTBT THCS cụm xã Chà Vàl – Zuôich 7. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Đức Giang 8. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim An 9. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên 10. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi 11. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Việt Trì 12. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH-THCS-THPT Việt Mỹ
  3. UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Ngữ Văn 6 (Thời gian làm bài 90 phút) I. ÐỌC- HIỂU. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo: - Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 Tập I - NXB Giáo dục năm 2017) Câu 1. (0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại gì ? Câu 2. (1,0 điểm). Xác định ngôi kể và sự việc trong đoạn văn trên. Câu 3. (1,0 điểm). Em hãy giải thích vì sao thần lại bảo : Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo ? Câu nói này giúp em hiểu được thái độ gì của nhân dân lao động xưa? Câu 4. (0,5 điểm). Em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng danh từ “Tiên vương” và chỉ rõ danh từ đó làm thành phần gì trong câu. II. LÀM VĂN. (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). Kể lại chi tiết cuối cùng trong truyện "Thầy bói xem voi". (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 Tập I - NXB Giáo dục năm 2017) Theo em, hành động này của năm ông thầy bói là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là một trong năm ông thầy bói, em sẽ làm gì trong tình huống này? Câu 2. (5,0 điểm). Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 Tập I - NXB Giáo dục năm 2017) để kể lại truyện đó. --- Hết --- Họ và tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh: ……….…
  4. UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG HƯỚNG DẪN CHẤMKIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Ngữ Văn 6 Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc- hiểu 3,0 1 - Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” . 0,25 - Văn bảnđó thuộc thể loại truyền thuyết. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,25 điểm/ 1ý 2 - Ngôi kể : thứ 3. 0,5 - Sự việc : Lang Liêu nằm mộngđượcthần mách bảo lấy gạo 0,5 làm bánh lễ Tiên Vương. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác ngôi kể : 0,5 đ - Khi nêu sự việc học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, vẫn nêu rõ sự việc thì đạt điểm tối đa. 3 * HS giải thích được thần bảo : Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. vì : + Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. 0,25 + Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. 0,25 + Lúa gạo thì con người trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. 0,25 * Câu nói thể hiện thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông của nhân 0,25 dân ta. Hướng dẫn chấm: - Học sinh giải thích được 3 ý, mỗi ý 0,25 đ. - Thể hiện thái độ : 0,25 đ 4 Hs đặt câu đảm bảo các tiêu chí sau : - Trong câu đủ chủ ngữ , vị ngữ, có sử dụng danh từ " Tiên vương ". 0,25 Chữ cái đầu câu viết hoa, kết thúc câu có dấu chấm. - Chỉ rõ danh từ làm thành phần gì trong câu. 0,25 II LÀM VĂN 7,0 1 Hs có thể viết thànhđoạn văn hoặc bằng cácý gạch đầu dòng. 2,0 đảm bảo cácý sau : + HS kể chi tiết cuối cùng : Trong truyện"Thầy bói xem voi", sau khi 0,5 xem voi, thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai. Cuối cùng, năm ông thầy bói đã xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.
  5. Phần Câu Nội dung Điểm + Hành động này của năm ông thầy bói là sai trái vì : giải quyết mâu 0,5 thuẫn bằng cáchđánh nhau sẽ dẫn đến hậu quảnghiêm trọng hơn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá là sai trái : 0,25 đ. - Giải thích vì sao : 0,25 đ + Học sinh đặt mình vào vị trí của một trong năm ông thầy bói đểđưa ra 0,5 cách xử lí tình huống : ( Học sinh chỉ cần đưa ra một cách xử lí tình huống dưới đây làđạt 0,5 đ ). Ví dụ như : - Không tranh cãi, không đánh nhau. - Can ngăn khi bốnông thầy bói kia đánh nhau. - Bình tĩnh ngồi lại cùng bàn bạc. - Nhờ người sáng mắt làm trọng tài phân xử. - Xem xét các bộ phận còn lại của con voi rồi mớiđưa ra kết luận….vv + Nếu học sinh đưa ra từ 2 cách xử lí tình huống trở lên thì tính vào 0,5 thang điểm vận dụng cao.(tính 0,25 đ nữa cho cách xử lí tình huống thứ 2 học sinh đưa ra ) + Biết diễn đạt lô gic và sử dụng những biện pháp nghệ thuật để có câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.(0,25 đ) Hướng dẫn chấm: - Học sinh viết thành đoạn văn hoặc bằng các ý gạch đầu dòng đều cho điểm tối đa. 2 Tự sự dựa cốt truyện có sẵn trong SGK. 5,0 Học sinh cầnđạt được các yêu cầu sau: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 Mở bài giới thiệu được câu chuyện, thân bài triển khai câu chuyện, kết bài khái quát được câu chuyện. b. Xác định đúng thể loại cần kể làtruyền thuyết hoặccổ tích, 0,5 tránh nhầm sang truyện cười hoặc ngụ ngôn. Xác định đúng ngôi kể thứ nhất. c. Triển khai cốt truyện Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng câu chuyện kể cần bám sát cốt truyện có sẵn, có bố cục rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, tư duy mạch lạc, đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu về câu chuyện. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu câu chuyện hấp dẫn, thuyết phục: 0,5điểm
  6. Phần Câu Nội dung Điểm - Giới thiệu câu chuyện chưa hấp dẫn, thuyết phục: 0,25 điểm * Kể diễn biến sự việc theo trình tự hợp lí. 2,5 - Khi kể học sinh cần biểu hiện nội dung sự việc như trong cốt truyện có sẵn, biết xen yếu tố miêu tả và biểu cảm phù hợp với ngôi kể. * Kết thúc câu chuyện 0,5 - Học sinh đóng vai nhân vậtgửi gắm lời nhắn nhủ của bản thân hoặc nêu bài học. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đóng vai nhân vật gửi lời nhắn nhủ hoặcrút ra bài học thuyết phục, sâu sắc: 0,5 điểm - Học sinh đóng vai nhân vật gửi lời nhắn nhủ hoặc rút ra bài học chưa có sức thuyết phục: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chínhtả, ngữpháp. (Học sinh có thể sáng tạo trong cách diễn đạt nhưng phải hợp lí và phải đảm bảo được những ý chính, phù hợp với cốt truyện có sẵn e, Sáng tạo : 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc trong quá trình kể chuyện; có cách diễn đạt mới mẻ, sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm phù hợp. Hướng dẫn chấm: +Học sinh biết vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảmtrong quá trình kể chuyện sao cho phù hợp với ngôi kể. + Biết liên hệ với thực tiễn đời sống. + Văn viết chặt chẽ, giàu hình ảnh, cảmxúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 * Lưu ý : Trên đây là định hướng chấm, trong quá trình chấm giáo viên vận dụng linh hoạt biểu điểm, trân trọng những sáng tạo của học sinh. ---------------------Hết---------------------------
  7. UBND TX BUÔN HỒ KIÊM TRA HỌC KÌ I PHÒNG GD&ĐT Năm học 2020-2021 Môn : Ngữ Văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể chép đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1 / Kiến thức: Củng cố kiến thức về: 2 /Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu nhan đề, nhận biết về tác phẩm văn học, hiểu kiểu bài văn cảm nghĩ từ đó áp dụng vào bài viết. 3 / Thái độ: Từ đó có ý thức cảm nhận giá trị tác phẩm văn học đối với đời sống con người. II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA - Tự luận: 100% III/ THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng NLĐD I. Đọc hiểu Nhớ được từ - Xác định được sự a. Viết đoạn văn -Ngữ liệu: đoạn loại danh từ việc và thái độ của ngắn nêu bài văn năm ông thầy bói học rút ra từ -Tiêu chí lựa xem voi ở truyện: truyện: Ếch chọn ngữ liệu: Thầy bói xem voi ngồi đáy giếng + 01 đoạn văn Số câu 1Câu 1Câu 1.Câu Số điểm 1.0đ 2.0đ 2.đ Tỉ lệ % 10% 20% 20% II. Tạo lập văn - Viết bài văn bản kể về thầy cô Viết 1 bài văn kể chuyện Số câu 1.Câu Số điểm 5.đ Tỉ lệ % 50% Tổng 1.Câu 1.Câu 1.Câu 1.Câu 4 Câu số câu 1.đ 2.đ 2.đ 5.đ 10.0đ số điểm Tỉ 10% 20% 20% 50% 100% lệ IV. BIÊN SOẠN ĐỀ :
  8. UBND TX BUÔN HỒ KIÊM TRA HỌC KÌ I PHÒNG GD&ĐT Năm học 2020-2021 Môn : Ngữ Văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể chép đề) A. Đọc- hiểu văn bản Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “… Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm ông thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo : - Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo : - không phải nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo : - Đâu có ! Nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi : - Ai bảo ! Nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói : - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu”. (Truyện : Thầy bói xem voi) Câu 1:(2.0điểm) a. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? b.Thái độ của năm ông thầy bói như thế nào? Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các danh từ trong đoạn văn trên chỉ về bộ phận của voi. B. Tạo lập văn bản:(7 điểm): Câu 3 (2.0 điểm): Nêu bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng . Câu 4 (5.0 điểm): Kể về một Thầy (cô) giáo mà em yêu quí nhất.
  9. UBND TX BUÔN HỒ KIÊM TRA HỌC KÌ I PHÒNG GD&ĐT Năm học 2020-2021 Môn : Ngữ Văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể chép đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 a. Đoạn trích kể về năm ông thầy bói xem voi. (1.0đ) b. - Chủ quan, bảo thủ, phiến diện. (0.5 đ) - Phủ nhận hoàn toàn quan điểm của người khác, khẳng định (0.5 đ) quan điểm của mình, luôn cho mình là đúng. Câu 2 Các danh từ chỉ bộ phận của voi: vòi, ngà, tai, chân, đuôi. (1.0đ) Câu 3 Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng để lại bài học đó là không (2.0đ) nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn. Câu 4 (5 đ) 1.Yêu cầu chung: Hình thức: - Kiểu bài kể chuyện. - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá hay những suy tư đậm màu sắc cảm xúc về một hay thế giới loài cây. - Bài viết có bố cục 3 phần: Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, giàu hình ảnh. Câu viết đúng ngữ pháp, không sai những lỗi chính tả thông thường. 2.Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo nội dung sau: * Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu về người thầy (người cô), lí do em viết về người thầy (người cô) ấy. * Thân bài: Những cảm xúc, đánh giá, nhận xét của bản thân về người thầy (người cô): - Hình dáng, lời nói, cử chỉ... của người thầy (người cô) để lại trong em nhiều ấn tượng. - Những việc làm, hành động đáng nhớ của người thầy (người cô) ấy. - Thái độ cư xử của người thầy (người cô) với mọi người, với bản thân làm em cảm phục, quý mến,... - Những việc em đã làm hoặc định làm đối với người thầy (người cô) để thể hiện lòng biết ơn. * Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định tình cảm, thái độ của em đối với người thầy (người cô). *Biểu điểm: - Điểm 4 - 5: Bài viết có bố cục rõ ràng, kỉ niệm chân thành gợi được những rung động, lời văn trong sáng có sức truyền cảm, biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật nội dung.
  10. - Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, sai ít lỗi chính tả. - Điểm 2 - 3: Bài viết còn sơ sài, chưa thật sự đảm bảo yêu cầu của đề, lời văn còn vụng sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0,5 – 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
  11. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I THỊ XÃ NGHI SƠN NĂM HỌC 2020-2021 Môn: NGỮ VĂN - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để chuẩn bị cho cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau những người chứng kiến vẫn truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này. Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, ý nghĩa thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng, dù ta có phải chậm một bước. (Theo "Quà tặng trái tim" - NXB Trẻ 2003) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2 (0,5 điểm): Tìm từ láy có trong đoạn trích và nêu tác dụng Câu 3 (1,0 điểm): Xác định cụm động từ có trong 2 câu “Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy.” và điền vào mô hình cấu tạo. Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao khán giả trong sân khi chứng kiến câu chuyện lại vỗ tay vang dội nhiều phút liền và truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Từ việc làm của cô gái bị bệnh down trong đoạn trích, em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 - 12 dòng) nêu suy nghĩ và hành động của em khi gặp những người gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích. ---- Hết ---- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu.
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HK I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ văn 6 Phần Câu Yêu cầu Điểm 1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 0,5đ - Từ láy: dịu dàng - Tác dụng: Giúp người đọc hình dung dáng vẻ, tình cảm 2 0,5đ chân thành trong hành động của cô gái khi giúp đỡ cậu bé đang bị vấp té. - Xác định và điền cụm động từ vào mô hình cấu tạo: . Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau nói xong 3 1,0đ cùng khoác tay I. sánh bước về vạch đích ĐỌC HIỂU đồng loạt đứng dậy (3.0đ) - Khán giả trong sân khi chứng kiến câu chuyện lại vỗ tay vang dội nhiều phút liền và truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này vì: + Mặc dù các vận động viên là những người khuyết tật cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là cô gái bị hội chứng 1,0đ 4 down nhưng cách hành xử của họ lại đầy tinh thần cao thượng, đầy lòng yêu thương và đầy tính nhân bản. + Khán giả cảm động và cảm nhận được bài học về sự chiến thắng: chiến thắng vinh quang nhất chính là chiến thắng bản thân mình. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có mở đoạn; thân 0.25đ đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: Nêu vấn đề; Thân đoạn: Giải quyết vấn đề; Kết đoạn: Kết thúc vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Suy nghĩ và hành 0.25 đ động của em khi gặp những người gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn 1.0đ II. văn theo hướng sau: TẠO - Suy nghĩ: Trong cuộc sống, xung quanh chúng ta vẫn LẬP Câ u 1 còn nhiều những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Họ cần sự VĂN (2.0đ) giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, họ cần sự đồng cảm và BẢN chia sẻ. (7.0đ) - Hành động: + Về vật chất: quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn. + Về tinh thần: biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn, bất hạnh. - Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để
  13. vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, chân thật, sâu sắc. 0.25đ d. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo đúng chính tả, ngữ 0.25đ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn kể chuyện đời 0.25 thường: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng đối tượng cần kể: Một kỉ niệm đáng 0.25 nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích. c. Nội dung kể chuyện: Học sinh có thể triển khai bài viết 4.0 theo nhiều cách. Dưới đây là một một số định hướng cho việc chấm bài. * Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết. 0.5đ * Diễn biến những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó. 3.0đ - Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? 0.5đ lông màu gì? To hay nhỏ?… - Lai lịch nguồn gốc: Em có nó trong trường hợp nào? 0.5đ Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em? 0.5đ - Chung quanh việc đặt tên? Em có kỉ niệm gì không? - Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao? Câu 2 0.5đ - Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì (5.0đ) 0.5đ khiến em không còn ghét nó. - Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào? (Nó 0.5đ là vệ sĩ của em? Là bạn cùng chia sẻ vui buồn? ....) * Suy nghĩ của em về con vật nuôi yêu thích. 0.5đ d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có tình cảm sâu sắc, chân thành. 0.25 e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 * Lưu ý khi chấm bài: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
  14. * MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cộng thấp cao Đọc - hiểu Nhận biết Hiểu được Giải thích, - Liên hệ Đoạn ngữ được tên văn nghĩa của từ. nhận xét thực tiễn. liệu trong bản, phương được ý nghĩa SGK Ngữ thức biểu đạt. của chi tiết văn 6 tập 1 truyện. - Số câu: 2 1 1 1 5 - Số điểm: 1,0 0,5 1,5 1,0 4,0 - Tỉ lệ: 10% 5% 15% 10% 40% Tạo lập văn - Viết bài văn bản kể chuyện đời thường - Số câu: 1 1 - Số điểm: 6,0 6,0 - Tỉ lệ: 60% 60% - Số câu: 2 1 1 2 6 - Số điểm: 1,0 0,5 1,5 7,0 10 - Tỉ lệ: 10% 5% 15% 70% 100%
  15. PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ——————— NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: NGỮ VĂN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ———————— I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu: Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang Tang tình tang … rồi bảo: - Cứ theo cách đó là xâu được ngay! Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng. (Ngữ văn 6, tập 1, tr72.73, NXB GD Việt Nam, 2019) Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 3 (0,5 điểm). Giải nghĩa từ dụ chỉ trong đoạn trích trên. Câu 4 (1,5 điểm). Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là gì? Câu 5 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân? II. LÀM VĂN (6,0 điểm). Kể về người thân mà em yêu quý (ông bà, bố mẹ, anh chị …). ------------------ Hết----------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh………………………………………… Số báo danh……………
  16. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 – 2021 ——————— MÔN: NGỮ VĂN 6 HDC thi gồm: 02 trang ———————— I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm). Câu Nội dung Điểm 1 Đoạn trích trên thuộc văn bản Em bé thông minh 0,5 2 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự. 0,5 3 Giải nghĩa từ: 0,5 - dụ chỉ: lời vua truyền bảo. 4 Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là: - Cậu bé vừa đùa nghịch vừa đưa ra lời giải đố, lời giải được diễn đạt trong 0,5 hình thức đồng dao nghêu ngao, tếu táo, quen thuộc của con nít. - Sử dụng kinh nghiệm trong dân gian. Đây là cách giải đố đơn giản mà 0,5 hiệu nghiệm. - Lời giải đố khiến tên sứ thần phải chịu thua, gây hứng thú cho người đọc. Lòng tự hào dân tộc là điều ai cũng nhận ra khi đọc đến sự kiện này. 0,5 5 Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân? - Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức dân gian vào cuộc sống. 0,5 - Học phải đi đôi với hành, lí thuyết phải góp phần giải quyết các hiện 0,5 tượng, các vấn đề của thực tiễn. Tổng điểm 4,0 II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm). Câu Nội dung Điểm 6 Viết bài văn kể về người thân mà em yêu quý (ông bà, bố mẹ, anh chị,…). a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: 0,25 Mở bài giới thiệu được nhân vật và sự việc chính, Thân bài triển khai cốt truyện, Kết bài kể kết cục sự việc. b. Xác định đúng đối tượng: 0,25
  17. Người thân mà em yêu quý c. Triển khai cốt truyện: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng các hình thức kể chuyện (Lời dẫn truyện, lời thoại của nhân vật). I. Mở bài 0.5 - Giới thiệu về người thân em định kể. II. Thân bài - Kể (kết hợp tả) về ngoại hình, tính cách của người thân đó. 1,0 - Kể về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của người thân đó gắn liền 1,5 với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh… 1,5 - Kể một kỉ niệm đẹp, ấn tượng, sâu sắc của mình với người thân đó. III. Kết bài 0,5 - Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,25 Kể chuyện hấp dẫn, kết hợp linh hoạt, sinh động các phương thức tự sự với miêu tả, biểu cảm và bình luận. Tổng điểm 6,0 Lưu ý: - Phần đọc hiểu giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm đồng thời trân trọng những phát hiện mới mẻ mà hợp lí của học sinh. - Phần Tập làm văn chú ý kỹ năng xây dựng bố cục, đánh giá cao cho những bài văn có năng khiếu văn. - Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5. ---------------HẾT---------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2