intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

81
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 (Có đáp án) dành cho các bạn học sinh lớp 10 để hệ thống kiến thức học tập môn Địa lí 10 cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi cho quý thầy cô. Hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)

  1. BỘ 12 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÍ 10 (CÓ ĐÁP ÁN) NĂM 2020-2021
  2. 1. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt 2. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm 3. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân 4. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lê lợi 5. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến 6. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Tài 7. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Thế Vinh 8. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can 9. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 10. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển 11. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Sào Nam 12. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Yên
  3. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN ĐỊA LÝ 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 536 Câu 1: Nền tảng của sản xuất nông nghiệp là A. Lâm nghiệp. B. Chăn nuôi. C. Ngư nghiệp. D. trồng trọt. Câu 2: Trên thế giới, có 11 nước dân số: A. Vượt quá 100 triệu người. B. Chiếm 59% dân số thế giới. C. Gần 100 triệu người. D. Chỉ từ 0,01 -0,1 triệu người. Câu 3: Nội dung nào không đúng khi nói về dân số ở các nước phát triển? A. Các nước phát triển cũng phải thực hiện chính sách dân số vì cơ cấu dân số đang già đi không đủ lực lượng thay thế. B. Các nước phát triển cũng phải thực hiện chính sách dân số vì tỉ lệ người già quá lớn đặt ra nhiều vấn đề về phúc lợi xã hội. C. Các nước phát triển cũng phải thực hiện chính sách dân số vì tỉ suất gia tăng dân số quá thấp gây ra tình trạng thiếu lao động. D. Các nước phát triển cũng phải thực hiện chính sách dân số vì số dân dưới độ tuổi sinh đẻ quá lớn làm cho mức độ gia tăng dân số nhanh. Câu 4: Ở Việt Nam, diện tích trồng chè lớn nhất thuộc tỉnh : A. Tuyên Quang. B. Thái Nguyên. C. Lâm Đồng. D. Hà Giang. Câu 5: Kiểu tháp tuổi mở rộng là biểu hiện của dân số A. tăng chậm. B. giảm xuống. C. không tăng. D. tăng nhanh. Câu 6: Các cường quốc dân số trên thế giới tập trung chủ yếu ở châu lục: A. Châu Âu B. Châu Mĩ C. Châu Á D. Châu Phi Câu 7: Lúa mì là cây ưa : A. Khí hậu nóng ẩm, đất màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ cao vào đầu thời kì sinh trưởng. B. Khí hậu nóng ẩm, đất màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ thấp vào đầu thời kì sinh trưởng. C. Khí hậu ấm khô, đất màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ cao vào đầu thời kì sinh trưởng. D. Khí hậu ấm khô, đất màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ thấp vào đầu thời kì sinh trưởng. Câu 8: Ý nào sau đây không thuộc đặc điểm của các cây công nghiệp ? A. Đòi hỏi đất thích hợp. B. Cần nhiều lao động có kĩ thuật và có kinh nghiệm. C. Dễ tính, không kén đất. D. Đa số là cây ưa nhiệt, ẩm. Câu 9: Hiện nay trên thế giới, tỉ lệ lao động khu vực III cao nhất thuộc về: A. Các nước phát triển B. Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới C. Các nước kém phát triển D. Các nước đang phát triển Câu 10: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 -14 tuổi trên 35%, nhóm tuổi trên 60 tuổi dưới 10% thì được xếp là nước có A. cơ cấu dân số già. B. cơ cấu dân số trung bình. C. cơ cấu dân số trẻ. D. cơ cấu dân số cao. Câu 11: Chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là: A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. B. Tỉ suất gia tăng dân số. C. Tỉ suất tăng cơ học. D. Biến động dân số. Trang 1/4 - Mã đề 536
  4. Câu 12: Sự phát triển KT- XH của một quốc gia phụ thuộc trước hết vào việc sử dụng: A. Nguồn lực bên ngoài. B. Nguồn lực bên trong. C. Nguồn lực KT- XH. D. Nguồn lực tự nhiên. Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp: A. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặc chẽ vào điều kiện tự nhiên C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế được D. Sản xuất nông nghiệp gồm hai giai đoạn Câu 14: Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới? A. Khoai lang, yến mạch, cao lương. B. Mạch đen, sắn, kê. C. Khoai tây, cao lương, kê. D. Khoai tây, đại mạch, yến mạch. Câu 15: Tỉ số người chết trong một năm so với dân số trung bình cùng thời gian đó (tính bằng ‰), được gọi là: A. Tỉ lệ tử B. Tỉ suất tử thô C. Tỉ suất tử D. Tỉ lệ tử thô Câu 16: Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là: A. Tỉ suất sinh thô. B. Tổng tỉ suất sinh. C. Tỉ suất sinh đặc trưng. D. Tỉ suất sinh chung. Câu 17: Năm 2015 nước ta có 46,5 triệu người là nữ giới và 45,2 triệu người là nam giới. Như nậy tỉ số giới tính của nước ta là A. 50,7% nữ/ 49,3% nam. B. 103% nữ/ 100% nam. C. 49,3% nữ/ 50,7% nam. D. 100% nữ/ 97% nam. Câu 18: Dân số thế giới đạt mức 6 tỉ người vào năm: A. 2001 B. 1999 C. 2000 D. 2002 Câu 19: Chính sách dân số mà một số nước đang thực hiện nhằm mục đích A. giảm bớt tỉ lệ tử vong của dân số. B. điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế. C. điều chỉnh sự gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. D. kiểm soát được tỉ lệ gia tăng tự nhiên. Câu 20: Dân số tăng quá nhanh gây sức ép đến các vấn đề A. việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội. B. kinh tế - xã hội, môi trường. C. chất lượng cuộc sống dân cư. D. môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Câu 21: Quê hương của vùng lúa gạo được xác định là: A. Thái Lan và Nam Á. B. Thái Lan và Việt Nam. C. Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. D. Trung Quốc và Đông Nam Á. Câu 22: Quốc gia nào sau đây có tỉ lệ gia tăng dân số âm A. Pháp. B. Liên Bang Nga. C. Trung Quốc. D. Hoa Kì. Câu 23: Đặc điểm nào sau đây của sản xuất nông nghiệp đã làm cho nông nghiệp ngày càng xích lại gần công nghiệp? A. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. C. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động chủ yếu của nông nghiệp. D. Nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Câu 24: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là A. con người. B. vốn. C. khoa học – kĩ thuật và công nghệ. D. thị tường tiêu thụ. Trang 2/4 - Mã đề 536
  5. Câu 25: Mục đích sử dụng lương thực ở các nước đang phát triển thường là: A. Thức ăn chăn nuôi. B. Làm lương thực cho người. C. Hàng xuất khẩu. D. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 26: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của kết cấu dân số theo giới? A. Lúc mới sinh nam thường nhiều hơn nữ. B. Ở tuổi trưởng thành nam nữ gần bằng nhau. C. Ở tuổi già nữ thường nhiều hơn nam. D. Ở những nước phát triển nam nhiều hơn nữ. Câu 27: Sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm những ngành nào sau đây? A. Trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt cá. B. Trồng trọt và chăn nuôi. C. Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. D. Trồng trọt, chăn nuôi và chế biến thủy sản. Câu 28: Quảng canh là hình thức tăng sản lượng nông nghiệp bằng cách: A. Ứng dụng tứ hóa B. Mở rộng diện tích C. Liên kết công – nông nghiệp D. Phá thế độc canh Câu 29: Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới: A. Bắc Mĩ B. Trung Phi C. Nam Mĩ D. Châu Đại Dương Câu 30: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2000 (%) Tên nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Pháp 5,1 27,8 67,1 Mê-hi-cô 28,0 24,0 48,0 Việt Nam 68,0 12,0 20,0 Để thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mê-hi-cô, Việt Nam năm 2000 dạng biểu đồ thích hợp nhất là: A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 31: Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng đến: A. Giá cả nông sản, điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa. B. Cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. C. Năng suất và chất lượng sản phẩm. D. Con đường phát triển nông nghiệp. Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không đúng hoàn toàn với quá trình đô thị hóa? A. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn B. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi C. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh D. Nông thôn chịu sức ép phải phát triển lên thành thị Câu 33: Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm A. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng. B. khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. C. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ. D. nông- lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ. Câu 34: Lúa gạo là cây trồng phổ biến ở vùng khí hậu nào ? A. Nhiệt đới khô. B. Nhiệt đới gió mùa. C. Cận nhiệt đới. D. Ôn đới. Câu 35: Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực) bao gồm: A. Vị trí địa lý, vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất. B. Khoa học và công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất. C. Đường lối chính sách, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất. D. Hệ thống tài sản quốc gia, khoa học và công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lí sản xuất. Trang 3/4 - Mã đề 536
  6. Câu 36: Ở Việt Nam, hình thức trang trại phát triển mạnh vào thời gian nào sau đây: A. Đầu thập niên 80 của thế kỉ XX B. Đầu thập niên 70 của thế kỉ XX C. Đầu thế kỉ XXI D. Đầu thập niên 90 của thế kỉ XX Câu 37: Vai trò nào sau đây không đúng với nguồn lực tự nhiên: A. Là điều kiện cho quá trình sản xuất. B. Là điều kiện quyết định cho quá trình sản xuất. C. Cơ sở cho quá trình sản xuất kinh tế. D. Tiền đề cho quá trình phát triển sản xuất. Câu 38: Cho bảng số liêu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Năm 1990 2000 2005 2010 2015 Sản lượng lương thực 19879,7 34538,9 39621,6 44632,2 50498,3 (nghìn tấn) Sản lượng lương thực nước ta năm 2010 gấp A. 2,0 lần năm 1990. B. 2,4 lần năm 1990. C. 2,2 lần năm 1990. D. 2,6 lần năm 1990. Câu 39: Cho bảng số liệu: TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN, THỜI KÌ 1900 – 2015 (%) Năm 1900 1950 1970 1980 1990 2005 2015 Thành thị 13,6 29,2 37,7 39,6 43,0 48,0 54,0 Nông thôn 86,4 70,8 62,3 60,4 57,0 52,0 46,0 Nhận xét nào đúng về tỉ lệ dân thành thị và nông thôn thời kì 1900-2015? A. Tỉ lệ dân số thành thị giảm liên tục. B. Tỉ lệ dân số thành thị lớn hơn dân nông thôn. C. Tỉ lệ dân số nông thôn lớn hơn dân thành thị. D. Tỉ lệ dân số nông thôn tăng liên tục. Câu 40: Mật độ dân số là A. số dân sống trên một km2. B. số người hiện cư trú trên một lãnh thổ. C. số dân sống trên một diện tích lãnh thổ. D. số người bình quân sống trên một đơn vị diện tích là km2. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 536
  7. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN ĐỊA LÝ 10 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 880 536 855 758 818 884 1 B D B D C C 2 C A C D D C 3 A D D D B C 4 C C A C C A 5 C D D B A B 6 D C B B D B 7 D D B D A B 8 A C A B C D 9 A A D B B B 10 A C A A A B 11 D A C C A B 12 D B D A A B 13 B D C B A A 14 B D D A B B 15 D B B B B C 16 B A D B D A 17 B D D C A D 18 D B D D B B 19 A B D D C D 20 D B C C C C 21 D C A B C B 22 C B A A D B 23 D D C B C A 24 C A D A C B 25 B B B D C B 26 A D A D B B 27 B C D D B A 28 B B B D A C 29 B D C D D A 30 C D C A D C 31 A A A D C C 32 C D B B C B 33 C D A C B B 34 A B B D B D 35 A B A C B D 36 B D A C D C 37 C B C C A D 38 B C A B A D 39 A C A B C D 40 D D C B D C 1
  8. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 701 A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). Câu 1: Khối khí xích đạo có tính chất nào sau đây? A. Nóng ẩm. B. Rất lạnh. C. Rất nóng. D. Lạnh khô. Câu 2: Hoạt động nào sau đây của con người tác động tích cực đến quá trình hình thành đất? A. Khai thác đất làm nhà ở. B. Tiến hành du canh, du cư. C. Trồng rừng đầu nguồn. D. Ngăn đập làm thủy điện. Câu 3: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với A. tổng dân số trong độ tuổi sinh đẻ. B. số dân trung bình ở cùng thời điểm. C. tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. D. số dân trung bình ở nhiều thời điểm. Câu 4: Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá có độ dẻo cao gây ra hiện tượng A. biển thoái. B. uốn nếp. C. biển tiến. D. đứt gãy. Câu 5: Khu vực thành thị có mật độ dân số cao chủ yếu do ở đó có A. vị trí địa lí khá thuận lợi. B. lịch sử khai thác lâu đời nhất. C. công nghiệp, dịch vụ phát triển. D. hoạt động công nghiệp đa dạng. Câu 6: Trong nông nghiệp, đất trồng được coi là A. cơ sở vật chất. B. tư liệu sản xuất. C. đối tượng lao động. D. công cụ lao động. Câu 7: Ở bán cầu Bắc, vào mùa xuân, độ dài ngày và đêm diễn ra như thế nào? A. Ngày ngắn hơn đêm. B. Ngày, đêm dài 6 tháng. C. Ngày, đêm bằng nhau. D. Ngày dài hơn đêm. Câu 8: Loại gió nào sau đây thường gây mưa nhiều nhất? A. Gió Mậu dịch. B. Gió phơn. C. Gió đất. D. Gió mùa. Câu 9: Khu vực nào trên Trái Đất, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau? A. Hai cực. B. Chí tuyến. C. Vòng cực. D. Xích đạo. Câu 10: Các hoang mạc cận nhiệt, thực vật kém phát triển nguyên nhân chủ yếu do A. độ ẩm cao. B. nhiệt độ thấp. C. lượng mưa ít. D. ánh sáng nhiều. Câu 11: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ở miền khí hậu lạnh là A. nước ngầm. B. nước mưa. C. băng tuyết. D. các hồ chứa. Câu 12: Vai trò quan trọng nhất của ngành nông nghiệp ở các nước có dân số đông là A. đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm. B. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. C. cung cấp tư liệu sản xuất chính cho nền kinh tế. D. tạo ra nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. Câu 13: Để khắc phục các hạn chế do tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, cần thiết phải A. xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí và đa dạng hóa sản xuất. B. xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí và nâng cao độ phì của đất. C. đa dạng hóa sản xuất, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên đất. D. phát triển các ngành nghề dịch vụ và tôn trọng quy luật tự nhiên. Trang 1/2 - Mã đề 701
  9. Câu 14: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò A. cung cấp các vật chất vô cơ có ở trong đất. B. cung cấp nhiều chất hữu cơ, vô cơ cho đất. C. góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá. D. phân giải xác sinh vật, tổng hợp thành mùn. Câu 15: Các loài cây ưa lạnh chủ yếu phân bố nhiều ở vùng nào sau đây? A. Xích đạo. B. Nhiệt đới. C. Cận cực. D. Cận nhiệt. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm). Câu 1 (3,5 điểm). Trình bày nguyên nhân, biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây những hậu quả gì đối với môi trường tự nhiên? Câu 2 (1,5 điểm). Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN THẾ GIỚI (Đơn vị: %) Năm Thế giới Thành thị Nông thôn 1990 100 43,0 57,0 2017 100 54,7 45,3 (Nguồn: https://danso.org/dan-so-the-gioi/) a. Để thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của thế giới năm 1990 và năm 2017, theo bảng số liệu trên thì dạng biểu đồ nào là thích hợp? b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của thế giới năm 1990 và năm 2017. ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề 701
  10. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM QUẢNG NAM Môn: Địa Lí, Lớp 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Mã đề 701 702 703 704 Câu 1 A C D C 2 C C C A 3 B D A B 4 B B D A 5 C C B D 6 B D D A 7 D A B C 8 D A A A 9 D A A A 10 C D C C 11 C B A A 12 A A B D 13 A B C D 14 D B A B 15 C D C B II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm hỏi 1 1.a 1 a. Nguyên nhân (2,5 - Do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực 0,5 điểm) tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực. - Những thành phần của lớp vỏ địa lí không tồn tại và phát triển một cách cô 0,5 lập mà luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau-> tạo thành thể thống nhất và hoàn chỉnh. 0,5 * Biểu hiện của quy luật - Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. 0,5 - Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. 0,5 1b 1b. Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với đời môi trường tự 1 nhiên: (1,0 - Gây ra các thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá... 0,25 điểm) - Gây xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất . 0,25 - Làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học. 0,25 - Làm mất cân bằng sinh thái môi trường, gây hạn hán, giảm mực nước 0,25 ngầm...
  11. Câu 2 a. Dạng biểu đồ thích hợp: biểu đồ tròn hoặc cột chồng. (1,5 HS chọn dạng biểu đồ khác giáo viên không cho điểm. 0,5 điểm) b. Nhận xét - Dân thành thị chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn nông thôn và có xu hướng 0,25 tăng (dẫn chứng). - Dân nông thôn chiếm tỷ trọng ngày càng thấp và có xu hướng giảm (dẫn 0,25 chứng). * Giải thích - Nhiều nước đã và đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 0,25 đất nước -> Vì thế, đô thị hóa ngày càng phát triển nên dân cư thành thị ngày càng đông 0,25 và tăng nhanh hơn nông thôn. (Học sinh diễn đạt khác nhưng đảm bảo được nội dung giáo viên vẫn cho điểm tối đa)
  12. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN Môn: ĐỊA LÝ - Lớp: 10 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Cơ cấu dân số thể hiện được tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia là A. cơ cấu dân số theo giới. B. cơ cấu dân số theo độ tuổi. C. cơ cấu dân số theo lao động. D. cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Câu 2: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là A. sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. B. đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. C. sản xuất có tính mùa vụ. D. ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất. Câu 3: Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là A. các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi. B. các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau. C. lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt Trái Đất. D. lớp vỏ địa lí được hình thành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển. Câu 4: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi dưới 25 %, nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có A. dân số trẻ. B. dân số già C. dân số cao. D. dân số trung bình. Câu 5: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là A. khoa học – kĩ thuật và công nghệ. B. vốn. C. thị trường tiêu thụ. D. con người. Câu 6: Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới? A. gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực. B. gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn. C. gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn. D. gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới . Câu 7: Năm 2020 Châu Á có dân số là 4657 triệu người với diện tích là 31,8 triệu km2. Vậy mật độ dân số của Châu Á năm 2020 là A. 145 người/km2. B. 146 người/km2. C. 147 người/km2. D. 148 người/km2. Câu 8: Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là A. độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời ở các vùng núi. B. sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven bờ. C. năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao. D. năng lượng bên ngoài Trái Đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt Trái Đất. Câu 9: Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là A. cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim. B. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi. C. rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao. D. cỏ và cây bụi, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao. Câu 10: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng lên là A. thu nhập cao. B. đời sống khó khăn, mức sống thấp. C. môi trường sống thuận lợi. D. dễ kiếm việc làm. Câu 11: Trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên vì Đề kiểm tra cuối kỳ I - Môn ĐỊA LÝ 10 - Mã đề 01 1
  13. A. nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. B. con người không thể làm thay đổi được tự nhiên. C. quy mô và phương hướng sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai. D. sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Câu 12: Ở sườn Tây dãy Cap – ca, vành đai rừng lá kim và đất pôtdôn núi nằm ở độ cao A. từ 500m đến 1200m. B. từ 0m đến 500m. C. từ 1600m đến 2000m. D. từ 1200m đến 1600m. Câu 13: Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là A. nguồn lực từ bên trong. B. nguồn lực từ bên ngoài. C. nguồn lực tự nhiên – xã hội. D. nguồn lực tự nhiên. Câu 14: Vòng đai nóng trên Trái Đất có vị trí A. nằm từ chí tuyến Nam đến chí tuyến Bắc. B. nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm + 20 0c C. nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt + 200c của tháng nóng nhất. D. nằm giữa các vĩ tuyến 50B và 50N Câu 15: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là A. sự hình thành của các vành đai đảo, quần đảo ven các lục địa. B. sự phân bố đất liền và biển, đại dương. C. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến. D. các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền. Câu 16: Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là A. góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ. B. sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ. C. sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên Trái Đất. D. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời tới Trái Đất theo mùa. Câu 17: Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải A. đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất. B. nâng cao hệ số sử dụng đất. C. tăng cường bón phân hóa học cho đất. D. duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Câu 18: Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ làm A. tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm. B. trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng. C. tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt. D. tăng tính bấp bênh và không ổn định của sản xuất nông nghiệp. Câu 19: Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là A. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. B. sản xuất theo lối quảng canh để không ngừng tăng sản xuất. C. sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người. D. chủ yếu tạo ra sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ. Câu 20: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là A. tài nguyên thiên nhiên. B. vốn. C. vị trí địa lí. D. thị trường. Câu 21: Nguồn lực bên ngoài có vai trò A. quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước. B. to lớn, góp phần quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước. C. rất ít tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước. D. quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Câu 22: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Indonesia là 2% và không thay đổi trong thời kì 2018 – 2019. Vậy dân số của Indonesia năm 2018 là 265 triệu người thì năm 2019 là A. 280,3 triệu người. B. 270,3 triệu người C. 275,3 triệu người. D. 265,3 triệu người Câu 23: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí diễn ra trong Đề kiểm tra cuối kỳ I - Môn ĐỊA LÝ 10 - Mã đề 01 2
  14. A. toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí. B. phạm vi của tất cả các địa quyển. C. toàn bộ vỏ Trái Đất. D. toàn bộ vỏ Trái Đất và vỏ địa lí. Câu 24: Tổng số giữa tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học của một quốc gia, một vùng được gọi là A. gia tăng dân số. B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên C. cơ cấu sinh học. D. quy mô dân số. Câu 25: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới A. trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. B. tổ chức đời sống xã hội. C. phân bố sản xuất D. hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Câu 26: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới A. năng suất cây trồng. B. quy mô sản xuất nông nghiệp. C. tất cả các yếu tố trên. D. sự phân bố cây trồng. Câu 27: Cho bảng số liệu: TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1900 – 2015 (Đơn vị: %) Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong giai đoạn 1900–2015 là A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ miền. Câu 28: Nhận xét nào sau đây đúng? Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của A. sự phân bố dân cư không hợp lí. B. quá trình đô thị hóa. C. mức sống giảm xuống. D. số dân nông thôn giảm đi. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: Những hoạt động nào của con người có thể mở rộng khả năng phân bố sinh vật? (Nêu ít nhất 4 hoạt động) (1,0 điểm) Câu 2: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014 (Đơn vị %) Chia ra Tên nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Pháp 3,8 21,3 74,9 Việt Nam 46,7 21,2 32,1 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của một số quốc gia năm 2014. (1,5 điểm) b. Qua biểu đồ nêu nhận xét. (0,5 điểm) ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Đề kiểm tra cuối kỳ I - Môn ĐỊA LÝ 10 - Mã đề 01 3
  15. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: ĐỊA LÝ - Lớp: 10 Mã đề: 01 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B B B B D A B C C B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D D B B B A D D A B 21 22 23 24 25 26 27 28 D B A A A A D B II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Những hoạt động nào của con người có thể mở rộng khả năng phân bố sinh vật: - Trồng rừng. - Thả thú về rừng. - Đem các loại cây trồng, vật nuôi từ nơi này sang nơi khác để mở rộng phạm vi phân bố. - Lai tạo giống vật nuôi, cây trồng. (Có thể nêu hoạt động khác nhưng phù hợp vẫn tính điểm, mỗi hoạt động 0,25 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) a. Vẽ 2 hình tròn: số liệu chính xác; có số liệu, chú thích, tên biểu đồ, tên nước. (1,5 điểm, thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm) b. Nhận xét: - Pháp: có khu vực III cao nhất (74,9%), khu vực I thấp nhất (3,8%). (0,25 điểm) - Việt Nam: có khu vực I cao nhất (46,7%), khu vực II thấp nhất (21,2%). (0,25 điểm)---*--- Đề kiểm tra cuối kỳ I - Môn ĐỊA LÝ 10 - Mã đề 01 4
  16. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN ĐỊA LÝ 10 Thời gian làm bài : 45 Phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang - 30 câu) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 Câu 1: Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ ngoài vào trong là: A. Lớp Manti - nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất B. Lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti - nhân Trái Đất C. Nhân Trái Đất - lớp Manti - lớp vỏ Trái Đất D. Nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti Câu 2: Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu : A. Nóng, khô. B. Lạnh, khô. C. Nóng, ẩm. D. Lạnh, ẩm. Câu 3: Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực là A. năng lượng ở trong lòng Trái Đất. B. năng lượng từ Vũ trụ. C. năng lượng của động đất, núi lửa. D. năng lượng của bức xạ Mặt Trời. Câu 4: Quá trình phong hóa là A. quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy. B. quá trình các tác nhân ngoại lực làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu. C. quá trình di chuyển các vật liệu từ nơi này đến nơi khác. D. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật. Câu 5: Quá trình phong hóa lý học diễn ra mạnh mẽ nhất ở địa điểm nào sau đây? A. Thung lũng. B. Hoang mạc C. Đồng bằng. D. Đồi núi. Câu 6: Sự tích tụ các vật liệu phá huỷ được gọi là quá trình A. vận chuyển. B. bóc mòn. C. phong hóa D. bồi tụ. Câu 7: Hoạt động động đất và núi lửa thường xảy ra ở: A. Trung tâm của các mảng kiến tạo B. Mảng lục địa C. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo D. Mảng đại dương Câu 8: Khối khí có tính chất đặc trưng rất nóng và khô là A. Tc B. Pc C. Em. D. Tm. Câu 9: Địa hào, địa lũy là kết quả của vận động A. theo phương thẳng đứng ở vùng đá mềm dẻo B. theo phương nằm ngang ở vùng đá mềm dẻo C. theo phương thẳng đứng ở vùng đá cứng D. theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng Câu 10: Biên độ nhiệt năm tăng dần theo hướng A. từ Bắc xuống Nam. B. từ xích đạo về 2 cực. C. từ 2 cực về xích đạo. D. từ Đông sang Tây. Câu 11: Phong hóa sinh học là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của Trang 1/3 - Mã đề 001
  17. A. vi khuẩn, nấm, rễ cây. B. hoạt động sản xuất của con người. C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic. D. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối. Câu 12: Kết quả của phong hóa lí học là A. phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc, thành phần và tính chất hóa học B. chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng. C. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng từ nơi này đến nơi khác. D. chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật. Câu 13: Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là A. nguồn nhiệt từ bức xạ mặt trời B. nhiệt không khí hấp thụ được từ năng lượng Mặt Trời C. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng D. nhiệt phản hồi vào không gian Câu 14: Theo thuyết kiến tạo mảng, dãy Himalaya được hình thành do: A. Mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia xô vào mảng Âu - Á B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu - Á C. Mảng Phi xô vào mảng Âu - Á D. Mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương Câu 15: Nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất là A. khu vực xích đạo. B. khu vực có dòng biển lạnh đi qua C. khu vực chí tuyến trên lục địa D. khu vực có dòng biển nóng đi qua Câu 16: Một chu trình hoàn chỉnh của tác động của ngoại lực nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau: A. Phong hóa - bồi tụ - bóc mòn - vận chuyển. B. Phong hóa - bóc mòn - bồi tụ - vận chuyển. C. Phong hóa - bóc mòn - vận chuyển - bồi tụ. D. Phong hóa - vận chuyển - bóc mòn - bồi tụ. Câu 17: Các hang động đẹp ở nước ta như Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình) được tạo thành do kết quả của quá trình A. thổi mòn do gió. B. phong hóa sinh học C. phong hóa hóa học D. phong hóa lí học Câu 18: Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, các khe rãnh xói mòn, các thung lũng sông suối .. được gọi là A. địa hình mài mòn. B. địa hình khoét mòn. C. địa hình thổi mòn. D. địa hình xâm thực. Câu 19: Bề mặt ngăn cách giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến được gọi là gì? A. Frông nhiệt đới. B. Frông ôn đới. C. Dải hội tụ nhiệt đới. D. Frông địa cực. Câu 20: Ý kiến nào sau đây là sai? A. Biên độ nhiệt lớn nhất ở Xích đạo B. Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ Xích đạo về hai cực C. Nhiệt độ trung bình năm giảm từ Xích đạo về hai cực D. Nhiệt độ trung bình năm lớn nhất ở chí tuyến Câu 21: Lớp vỏ lục địa của Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá theo thứ tự từ ngoài vào trong là: Trang 2/3 - Mã đề 001
  18. A. Trầm tích, granit, bazan B. Bazan, trầm tích, granit C. Granit, trầm tích, bazan D. Trầm tích, bazan, granit Câu 22: Kết quả của vận động theo phương thẳng đứng là A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. B. làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống. C. làm cho đất đá di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp. D. làm cho các lớp đất đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau. Câu 23: Lớp chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất của Trái Đất là: A. Lớp Manti B. Lớp vỏ Trái Đất C. Lớp nhân D. Không xác định được Câu 24: Quá trình bóc mòn do gió tạo nên dạng địa hình A. phi - o. B. rãnh nông. C. nấm đá. D. hàm ếch. Câu 25: Do chịu ảnh hưởng của vận động nâng lên, hạ xuống nên phần lớn lãnh thổ của quốc gia nào dưới đây nằm dưới mực nước biển? A. Đan Mạch. B. Phần Lan. C. Hà Lan. D. Thụy Điển. Câu 26: Thạch quyển bao gồm A. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương. B. lớp vỏ Trái Đất và lớp Manti. C. tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit. D. phần trên của lớp Manti và lớp vỏ Trái Đất. Câu 27: Không khí nằm 2 bên của Frông có sự khác biệt cơ bản về: A. Tính chất vật lý B. Độ dài C. Tốc độ di chuyển D. Thành phần không khí Câu 28: Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây các lục địa do A. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau. B. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau. C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau. D. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau. Câu 29: Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng A. đứt gãy. B. uốn nếp. C. di chuyển của các địa mảng. D. biển tiến. Câu 30: Ngoại lực là A. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt trái đất. B. lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất. C. lực phát sinh từ bên trong trái đất. D. lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ mặt trời. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 001
  19. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN ĐỊA LÝ 10 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 B C D A 2 C A D C 3 A C D D 4 D C B D 5 B C A C 6 D A B A 7 C B B A 8 A C B B 9 D D B C 10 B C C A 11 A D B C 12 A A C D 13 C D B D 14 A A D A 15 C D C A 16 C C D B 17 C C A B 18 D D C B 19 B D C A 20 A C B C 21 A D B B 22 B B A D 23 A A C D 24 C A A C 25 C B B A 26 D D C D 27 A B B C 28 B D C D 29 A D D C 30 A D D C 1
  20. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2020 – 2021 TRƯỜNG THPT Môn: ĐỊA LÍ 10 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ( Đề thi có 02 trang ) Họ, tên học sinh:................................................Lớp:................. Mã ĐỀ: 001 Phòng:.................................................................SBD................ Chú ý: Học sinh ghi mã đề và tô phương án đúng vào phiếu trả lời trắc nghiệm. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 ĐIỂM) Câu 1: Muốn đưa bất kì lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải A. nghiên cứu kĩ toàn diện tất cả các yếu tố. B. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai. C. nghiên cứu kĩ địa chất, địa hình. D. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai, sinh vật. Câu 2: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải là A. rừng - cây bụi lá cứng cận nhiệt - đất đỏ vàng. B. rừng - cây bụi lá cứng cận nhiệt - đất đỏ nâu. C. rừng lá rộng - đất đỏ nâu. D. rừng - cây bụi nhiệt đới - đất đỏ nâu. Câu 3: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra với A. số trẻ em bị tử vong trong năm. B. số dân trung bình ở cùng thời điểm. C. số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. D. số phụ nữ trong cùng thời điểm. Câu 4: Chu kì tuần trăng, dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày A. Trăng tròn và Trăng khuyết. B. Trăng khuyết và không Trăng. C. Trăng tròn và không Trăng. D. Trăng khuyết. Câu 5: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là A. sự phân bố của các vành đai nhiệt theo độ cao. B. sự phân bố của các vành đai khí áp theo độ cao. C. sự phân bố của các vành đai khí hậu theo độ cao. D. sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao. Câu 6: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là A. gia tăng dân số. B. gia tăng cơ học. C. gia tăng dân số tự nhiên. D. quy mô dân số. Câu 7: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh là A. rừng lá kim - đất pôtdôn. B. rừng lá rộng - đất đen. C. rừng lá kim - đất nâu. D. rừng lá kim - đất xám. Câu 8: Nhận xét nào sau đây chưa chính xác về đặc điểm của sinh quyển? A. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển và khí quyển. B. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét. C. Chiều dày của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật. D. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Câu 9: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật A. rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm. B. rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên. C. rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc. D. thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt . Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lớp vỏ Địa lí A. các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt đất. B. nơi có sự xâm nhập tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận. C. được cấu tạo bởi đá trầm tích, granit, đá badan. D. chiều dày không lớn, tối đa 30 - 35km. Câu 11: Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Nin là A. nước ngầm. B. chế độ mưa. C. chế độ mưa và nước ngầm. D. hồ, đầm. Trang 1/2 - Mã đề thi 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0