Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 (có đáp án)
lượt xem 12
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 (có đáp án) được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 (có đáp án)
- BỘ 12 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM 2019-2020 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT An Giang 2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Thuận 3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Đồng Tháp 4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam 5. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng 6. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Đông Mỹ 7. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Đức Huệ 8. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Hà Huy Tập 9. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến 10. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Marie Curie 11. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 12. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 12 AN GIANG NĂM HỌC 2019 – 2020 ---oOo--- ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: 6 bài học từ U23 Việt Nam 1. Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để ta khám phá giới hạn của mình. 2. Cách ta chơi quan trọng hơn kết quả. Cách ta sống quan trọng hơn những tài sản mà mình thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý. 3. Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí. 4. Kĩ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hoá làm nên cầu thủ fairplay 1. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp. 5. Cầu thủ muốn giỏi cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy ta cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật. 6. Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn, khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình. (Theo nhanvanblog.com) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Phép tu từ cú pháp từ bài học 2 – 5 là phép tu từ cú pháp gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ cú pháp đó. (1.0 điểm) Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: “Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.”? (0,5 điểm) Câu 4. Hãy chỉ ra cách lập luận chung của 6 bài học và điều chung nhất được rút ra qua 6 bài học từ U23 Việt Nam là gì? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học thứ 6: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn, khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình. 1 Chơi đẹp, chơi ngay thẳng trong thi đấu thể thao
- Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Trích Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2008) ----------------------- Hết ----------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. 1 Chơi đẹp, chơi ngay thẳng trong thi đấu thể thao
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 12 AN GIANG NĂM HỌC 2019 – 2020 ---oOo--- ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5 [1] Phép lặp cú pháp (0,5 điểm) 2 [2] Hiệu quả của việc sử dụng phép lặp cú pháp: (0,5 điểm) 1.0 - Nhấn mạnh bài học được rút ra từ hiện tượng U23 Việt Nam. 3 Học sinh có thể trả lời: - Người giỏi không thể thiếu kiến thức, bởi kiến thức là nền tảng mà người giỏi cần phải có… 0,5 - Con người đẹp (tính cách) là nhờ vốn sống văn hóa nên có hành vi ứng xử đẹp với mọi người… [1] Cách lập luận chung: 1. Bình luận về U23; 2. Bài học cuộc sống [2] Điều chung nhất được rút ra: Khẳng định thành quả mà U23 có 4 được là cả quá trình trui rèn của cầu thủ và gặp được huấn luyện 1.0 viên giỏi; từ đó rút ra được những bài học cuộc sống chung cho mọi người. II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về bài học thứ 6. 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Thí sinh có thể trình 0,25 bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Bài học thứ 6 từ U23 Việt Nam c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa đúc kết từ U23 Việt Nam. Có thể triển khai theo hướng: - Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng (như U23), họ 1.0 thi đấu không còn riêng cho bản thân mà là cho cả đội bóng, cho cả dân tộc, danh dự cho cả quốc gia… - Hạnh phúc lớn lao của mỗi người là khi sống vì cộng đồng đồng… d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,25 mới mẻ. 2 Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua 5.0 đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 1 Chơi đẹp, chơi ngay thẳng trong thi đấu thể thao
- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính trong đoạn thơ trích 0,5 từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và 0,50 đoạn trích. * Cảm nhận bức tranh thiên nhiên Tây Bắc - Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm. - Vùng núi rừng vô cùng thơ mộng, trữ tình. * Cảm nhận về tâm tình người lính Tây Tiến 2.0 Đó là nỗi nhớ da diết về cảnh vật, đoàn quân Tây Tiến - Nỗi “nhớ chơi vơi” về cảnh vật đến quay quắt… - Nhớ một thời gian khổ mà hào hùng của người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành quân. Nghệ thuật - Bút pháp trữ tình, lãng mạn 0,5 - Ngôn từ sử dụng đặc sắc: từ địa danh, giàu tính tạo hình,… - Giọng thơ: trầm bổng, nỗi nhớ nghe da diết… d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,5 mới mẻ. TỔNG ĐIỂM : 10.0 Xin thầy/cô bộ môn điều chỉnh biểu điểm ở câu 2 phần Làm văn: 1. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 --> 0,5 2. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 --> 0,5 1 Chơi đẹp, chơi ngay thẳng trong thi đấu thể thao
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 SỞ GD&ĐT BÌNH THUẬN NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: “Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằngba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.” Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi. Kinh Tamud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói. [....] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình. (Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn...” - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr 15) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Lý do đầu tiên để nhân vật tôi muốn trở thành một ngươi chính trực và biết yêu thương là gì? Câu 3: Nội dung câu Kinh Talmud: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” được anh/chị hiểu như thế nào? Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc người cha dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước là điều thật đặc biệt không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ ngữ liệu đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về điều bản thân cần làm để trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức. (Trích “Sóng” - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr 155)
- HƯỚNG DẪN GIẢI MÔN: NGỮ VĂN 12 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: PTBĐ: Nghị luận. Câu 2: Lý do đầu tiên để nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương đó là lời nói của ba nhân vật: “Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.” Câu 3: Câu kinh đó ý nói: khi chúng ta dạy cho con cái mình những điều tốt đẹp, chúng sẽ mang những điều tốt đẹp đó để cư xử với tất cả mọi người xung quanh và dạy dỗ những thế hệ sau này. Những điều tốt đẹp ấy sẽ như một hạt giống tốt tươi được lan xa, lan rộng. Câu 4: Đó là điều đặc biệt. Vì khi chính cha mình – bằng tất cả tình yêu thương và tấm lòng bao la của tình phụ tử thiêng liêng, chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và có nhiều kỉ niệm để nhớ về trên những chặng đường sau này hơn là được học từ một người khác. II.LÀM VĂN Câu 1: Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận văn học khoảng 200 chữ. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: 1. Nêu vấn đề: điều bản thân cần làm để trở thành một người chính trực và biết yêu thương 2. Giải thích vấn đề: Chính trực là đức tính của sự trung thực và sự tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức một cách mạnh mẽ; nói cách khác, nó là sự trung thực gắn liền với đạo đức. => Chính trực là một trong những yếu tốt làm nên đạo đức con người. Sống chính trực và biết yêu thương chính là một trong những phẩm chất làm nên một người thành công trong cuộc đời. 3. Bàn luận vấn đề Ý nghĩa của thái độ sống tích cực: Với cá nhân: Người có thái độ sống chính trực và biết yêu thương cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. Sống chính trực và biết yêu thương sẽ được sự yêu thương, quý mến và tạo dựng những mối quan hệ tốt xung quanh. Sống chính trực và biết yêu thương đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.
- Với xã hội: Thái độ sống chính trực và biết yêu thương của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ. Điều bản thân cần làm để trở thành người chính trực và biết yêu thương: Biết nghiêm khắc với bản thân, không làm những điều trái đạo đức. Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người. Luôn biết nhìn nhận mọi sự việc trên phương diện khách quan và xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Luôn lạc quan dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Biết đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của những người xung quanh. Phê phán những người có thái độ tiêu cực, hay phàn nàn, dễ chán nản, dễ thỏa hiệp. Câu 2: Yêu cầu hình thức: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Dẫn dắt vấn đề Thân bài: Hoàn cảnh sáng tác Vị trí đoạn trích Phân tích: Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch. Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được” Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ: “Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.
- Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối: “Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương” Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy. Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng. => Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa. Kết bài: Nêu cảm nhận chung.
- SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4 Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh; muốn cuộc đấu tranh bên ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại các thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo... Những cuộc đấu tranh như thể diễn ra liên tục và thật sự rất gian khó, nhưng lại là điều kiện giúp bạn nhận ra cảnh giới cao nhất của mình. Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến của những người xung quanh nhưng đừng để họ chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng trong khả năng của mình nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm đến cuộc sống của bạn. Bạn phải hiểu rằng, dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình. Vì vậy, hãy tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. [....] Với sự hi sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình... (Trích Đánh thức khát vọng, nhiều tác giả, First News tổng hợp NXB Hồng Đức, 2017, tr.67,78) Câu 1: (0.5 điểm) Theo tác giả, cuộc đấu tranh quan trọng nhất và ý nghĩa nhất mà tất cả chúng ta đều phải trải qua cuộc đấu tranh với những gì? Câu 2: (0.5 điểm) Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Hãy tiếp thu ý kiến của những người xung quanh nhưng đừng để chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn”? Câu 3: (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm lên cuộc sống của bạn.” Câu 4: (1.0 điểm) Anh/chị sẽ làm gì để có thể “tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả”?
- II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của niềm tin trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. Câu 2: (5.0 điểm) Trong bài thơ Việt Bắc, cách chia tay giữa những người kháng chiến và nhân dân Việt Bắc đã được Tố Hữu thể hiện qua lời đối đáp: Người dân Việt Bắc hỏi: - Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mũ Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Người kháng chiến đáp lại: Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.... Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. (Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một NXB Giáo dục Viêt Nam, 2018, tr 110 - 111) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
- HƯỚNG DẪN GIẢI MÔN: NGỮ VĂN 12 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại các thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo... Câu 2: Tiếp thu ý kiến đúng của người khác giúp bạn khắc phục những hạn chế của bản thân, hoàn thiện bản thân mình hơn Tuy nhiên, nếu cuộc sống bị chi phối quá nhiều vào lời của người khác, bạn sẽ đánh mất đi chính mình, đánh mất đi chính kiến của bản thân, trở thành bản sao của một ai đó. Câu 3: Nghệ thuật: ẩn dụ Tác dụng: o Nhấn mạnh sự ảnh hưởng tiêu cực của nỗi sợ hãi đến cuộc sống con người. Con người phải biết vượt qua “bóng đêm” của nỗi sợ hãi mới có thể đạt được sự thành công. o Tăng giá trị biểu đạt cho câu văn. Câu 4: Lựa chọn con đường đúng đắn, phù hợp với khả năng, điều kiện, thực tế Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thử thách trên con đường đạt mục tiêu của mình II.LÀM VĂN Câu 1: Giải thích: “Niềm tin” là niềm hi vọng, sự tin tưởng vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất của mình trong cuộc sống. Phân tích, bình luận: Vai trò của niềm tin Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. Niềm tin vào bản thân đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp. Niềm tin giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành. Khi bạn có niềm tin, tinh thần lạc quan, bạn sẽ lan tỏa, truyền niềm tin, ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống nhưng người xung quanh.
- Đánh mất niềm tin: Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa... Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình... Câu 2: Yêu cầu hình thức: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Dẫn dắt vấn đề Thân bài: Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi. Vị trí đoạn trích Người dân Việt Bắc hỏi: Bốn dòng nhắc nhớ những ngày tháng gian khổ ở chiến khu Việt Bắc; bốn dòng tạo thành hai câu hỏi như khơi sâu vào những kỉ niệm đáng nhớ: “Mình đi có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mùa” Nhà thơ sử dụng hàng loạt những hình ảnh lấy ra từ thực tế đời sống kháng chiến như “mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”, đó là đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc trong những ngày khắc nghiệt. => Gợi ra những gian nan vất vả của những ngày kháng chiến. Ngoài ra, biện pháp liệt kê cùng hai từ “những, cùng” cho thấy những khó khăn diễn ra dồn dập, liên tục. “Mình về có nhớ chiến khu, Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai” “Miếng cơm chấm muối” là hình ảnh chân thực được rút ra từ kháng chiến đầy gian nan. Hình ảnh “mối thù nặng vai” đã cụ thể hoá, vật chất hoá mối thù của nhân dân ta với quân xâm lược. Biện pháp tiểu đối giữa hai vế trong câu thơ “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” làm nổi bật giữa một bên là đời sống thiếu thốn, gian khổ và một bên là là lòng căm thù
- giặc oằn nặng trên vai. => Cách nói của Tố Hữu rất giàu hình ảnh. Mối thù là một tình cảm trừu tượng không thể thấy được, sờ được nhưng nói “mối thù nặng vai” thì cái điều trừu tượng kia đã được trọng lượng hoá một cách cụ thể. Mối thù càng nặng bao nhiêu thì lòng căm thù giặc sâu sắc bấy nhiêu. Hai hình ảnh “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” đối xứng và kết lại với nhau tạo nên một ý nghĩa mới mẻ, sâu xa: mối tình đoàn kết chiến đấu cùng chung gian khổ, cùng mang một mối thù thực dân là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng vang dội, chiến công chói lọi. Người kháng chiến đáp lại: “Những ngày” ở đây là cách nói chỉ thời gian gắn bó nhớ thương vô vàn giữa người đi kẻ ở. Đó là nỗi nhớ về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” với bao ân tình cao đẹp. Mười lăm năm ta đã cùng mình gánh vác giang sơn, chịu đựng bao gian khổ, thiếu thốn; đã cùng nhau đi qua bao biến cố; mười lăm năm ấy giờ đã thành máu thịt trong nhau rồi Thành ngữ “đắng cay ngọt bùi” giàu sức gợi. “Đắng cay” là để chỉ những gian khổ, mất mát, hi sinh; “ngọt bùi” chỉ niềm vui, hạnh phúc, vinh quang. => Ý thơ thể hiện ý nghĩa sâu xa: ta đã cùng mình trải qua những thăng trầm, trải qua bao gian khó, bao buồn vui, ngọt bùi cay đắng, cùng nhau đi qua vinh nhục… nên đã thấu hiểu, đồng cảm với nhau. Từ đây ta và mình đã mãi mãi trở thành tri kỷ Hình ảnh: “chia củ sắn”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng” kết hợp ba động từ “chia- sẻ-đắp” đã cụ thể hoá tình đoàn kết, hữu ái giai cấp, gắn bó sâu sắc, chân thành giữa cách mạng và nhân dân. Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc: Thể thơ lục bát truyền thống với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng. Cách miêu tả giàu hình ảnh. Lối hát đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho bài thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo (câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ, liệt kê…). Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều nét cách tân (đặc biệt là hai đại từ Ta – Mình). Kết bài: Nêu cảm nhận chung.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019-2020 QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ai đó đã nói rằng tâm trí chúng ta nằm ngay ở lưỡi. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ có quan hệ mật thiết với lời nói. Chúng ta sẽ nói những gì mình suy nghĩ. Lời nói tích cực hay tiêu cực cũng đều ảnh hưởng đến người khác. Nếu ta nói những lời nặng nề hay chỉ trích, người khác sẽ phản ứng lại, họ sẽ trả lại chúng ta những gì họ nhận được (…). Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhận thức như thế ấy, và chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy. Hãy tưởng tượng chúng ta đang gieo một hạt giống suy nghĩ trong sáng và tích cực. Nếu chúng ta tập trung vào suy nghĩ này, dồn sức lực cho nó, tương tự như mặt trời trao năng lượng cho cây cỏ trên mặt đất, suy nghĩ đó sẽ thức giấc, chuyển mình và bắt đầu lớn lên. Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta – cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và chăm sóc – sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. Vì vậy chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực. (Tư duy tích cực, Frederic Labarthe – Anthony Strano, NXB Tổng hợp TP HCM, 2014, trang 102,103) Câu 1. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, vì sao“chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực”? Câu 3. (1.0 điểm) Xác định và cho biết hiệu quả của phép tu từ cú pháp được sử dụng trong câu: “Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta – cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và chăm sóc – sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành”. Câu 4. (1.0 điểm) Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở (Sóng, Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, Tr 155-156, NXB Giáo dục - 2009) ------- -------- HẾT ---------------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019-2020 QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt: Phương thức nghị luận/ nghị luận. 0.5 Theo tác giả, “chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực” vì: - Khi chúng ta tập trung suy nghĩ tích cực, thì suy nghĩ đó sẽ chuyển mình và bắt đầu lớn lên. 2 - Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta sẽ 0.5 thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. * Học sinh chỉ cần trả lời được 01 trong 02 ý trên hoặc có thể trả lời cách khác, miễn sao thể hiện được quan điểm của tác giả. - Phép tu từ cú pháp: Chêm xen - Hiệu quả biểu đạt: Bổ sung thêm thông tin cho câu, làm rõ đặc điểm 3 của đối tượng đứng trước. Cụ thể ở đây là trạng thái sẵn sàng thay 1.0 đổi thức dậy, chuyển mình và trưởng thành của phẩm chất con người trước những lời nói và hành động tích cực. Thí sinh thể hiện và lý giải được quan điểm cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây chỉ là các gợi ý: - Đồng ý. Vì: Nhận thức sẽ định hướng lời nói, tư tưởng và hành động. Tư tưởng và hành động sẽ tạo nên cuộc sống, số phận của mỗi người. 4 - Không đồng ý. Vì: Có trường hợp, vì một lý do nào đó, nhận thức 1.0 của con người không gắn liền với lời nói và hành động. Hoặc có những người, cuộc đời của họ không diễn ra đúng như họ nhận thức (vỡ mộng). - Vừa đồng ý vừa không đồng ý. Vì: Trong cuộc sống, đa phần, con người sẽ sống cuộc đời như mình nghĩ. Song cũng có khi, cuộc sống thực tại diễn ra không giống như nhận thức. II LÀM VĂN
- Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.: “ Con sóng dưới lòng sâu 7.0 … Dù muôn vời cách trở” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 0.5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: “ Con sóng dưới lòng sâu … 0.5 Dù muôn vời cách trở” c.Triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Người viết có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: 1.0 * Giới thiệu tác giả, tác phẩm. * Cảm nhận về đoạn thơ: - Nội dung: 3.0 + Những cảm nhận độc đáo của Xuân Quỳnh về sự tương đồng giữa sóng biển với tình yêu cũng như tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. ○ Luôn nhớ nhung da diết, mãnh liệt. Nỗi nhớ chiếm cả không gian, thời gian và cả trong chiều sâu tiềm thức con người. ○ Luôn thủy chung son sắc và tin vào bến bờ hạnh phúc. + Những cảm xúc chân thành, mãnh liệt vừa nữ tính vừa mạnh mẽ của người phụ nữ khi yêu,… - Nghệ thuật : + Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt; lời thơ vừa da diết ở chiều sâu cảm xúc vừa thấm đượm ý vị triết lí. 0.5 + Hình tượng “sóng” –“ em”; phép điệp, nhân hóa, liệt kê, đối xứng, … * Đánh giá chung: - Đoạn thơ thể hiện sâu sắc những phẩm chất của tình yêu chân chính trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. 0.5 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc; phát hiện, 0.5 kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.5 tiếng Việt. Tổng điểm 10.0
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2019 - 2020 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đó rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng, PHẢI luôn nỗ lực, PHẢI luôn gồng mình, và nếu tôi không đạt được một điều gì đó, thì hẳn là TẠI tôi, DO tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin ấy, tôi đã cố gắng bằng hết sức mình để giành lấy những vị trí cao nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà trường càng khiến tôi ngây ngô tin rằng chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc gì là không thể. Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với những cảnh huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi, nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một công việc ổn định nhàn thân? Một cái nghề được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề nếp con cái có đủ mẹ đủ cha? Tôi ước gì ba mẹ đã dạy tôi rằng “Từ bỏ cũng là một lựa chọn”. (Cúc T., Sống như bạn đang ở sân bay, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) Câu 1: Khi “được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục”, “tôi” đã có những suy nghĩ gì? (1.0 điểm) Câu 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi được sử dụng trong văn bản? (1.0 điểm) Câu 3: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi”? Vì sao? (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Từ bỏ cũng là một lựa chọn”. - Hết -
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 I. Hướng dẫn chung Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm) - Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức Đọc hiểu văn bản. - Học sinh có thể trình bày dưới hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo ý. Phần Làm văn: (7,0 điểm) - Vận dụng kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. - Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả. - Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Ý kiến có thể gợi nhiều cách hiểu khác nhau. Học sinh trình bày suy nghĩ riêng (đồng tình hoặc không đồng tình) miễn là có lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp. Phần hướng dẫn chấm chi tiết là một gợi ý, một cách hiểu. II. Hướng dẫn chấm chi tiết Phần Câu Nội dung Điểm Những suy nghĩ của nhân vật “tôi”: mình phải luôn cố gắng, 1.0 phải luôn nỗ lực, phải luôn gồng mình, và nếu tôi không đạt 1 được một điều gì đó, thì hẳn là tại tôi, do tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Tác dụng của những câu hỏi được sử dụng trong văn bản: 1.0 - Gợi suy nghĩ, ấn tượng cho người đọc; - Thể hiện sự trăn trở của người viết về những áp lực, những 2 ràng buộc tinh thần mà xã hội đặt ra cho con người là quá nhiều; - Đưa ra những lí lẽ cụ thể làm rõ cho ý được nêu trước đó: những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. I. Đọc HS trả lời 2/3 ý được 1.0 điểm hiểu - HS trình bày theo quan điểm cá nhân hợp lí, thuyết phục. 1.0 - Gợi ý: + Khi theo đuổi mục tiêu, ước mơ, ta đã có sẵn những điều kiện, những yếu tố cần thiết để thực hiện. Ta tiêu tốn thời gian, công sức, vật chất để cố gắng về đích. 3 + Khi buông bỏ, ta chấp nhận mất tất cả để quay về điểm xuất phát. Buông bỏ nghĩa là ta phải thừa nhận sự kém cỏi về một mặt nào đó của bản thân, đối diện với dư luận; vì vậy, buông bỏ đòi hỏi sức mạnh của lòng dũng cảm. ... Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh, có đầy đủ bố cục 3 0.5 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. II. Làm Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ bỏ cũng là một lựa chọn. 0.5 văn a) Giải thích: 1.0 - “Từ bỏ”: dừng lại, không tiếp tục theo đuổi một điều gì đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
58 p | 642 | 43
-
Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019-2020 (Có đáp án)
55 p | 280 | 17
-
Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án
63 p | 86 | 13
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
50 p | 101 | 11
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
68 p | 150 | 11
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 121 | 11
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
71 p | 81 | 10
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
69 p | 85 | 10
-
Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2019 – 2020 có đáp án
58 p | 170 | 9
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 171 | 9
-
Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
73 p | 119 | 8
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
59 p | 114 | 7
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)
66 p | 94 | 7
-
Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)
60 p | 82 | 6
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
43 p | 100 | 4
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
62 p | 64 | 3
-
Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 82 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn