intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)

Chia sẻ: Từ Lương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

120
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án) để ôn tập nắm vững kiến thức chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh học năm 2019-2020

1. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Tây Sơn

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1.(1,5đ) Hãy khoanh tròn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:(mỗi ý đúng 0,25đ)

1.1. Những lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống sau đây là động vật hằng nhiệt, đẻ con:

a. Chim, thú.       b. Lưỡng cư, bò sát.     c. Chỉ có lớp thú.       d. Cá, lưỡng cư.   

1.2. Khỉ vàng là động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Vậy khỉ vàng thuộc lớp:

a. Cá.                   b.Thú.                              c. Chim.                  d. Lưỡng cư.             

1.3. Đặc điểm nào sau đây khẳng định cá voi thuộc lớp thú:

a. Nuôi con bằng sữa                                                        b. Đẻ trứng.

c. Chi sau tiêu giảm.                                                d. Chi trước biến đổi thành vây bơi.

1.4. Lưỡng cư có 4000 loài được chia làm mấy bộ:

a. 1 bộ                    b. 2 bộ.                 c. 3 bộ.                    d. 4 bộ.

1.5. Loài nào sau đây không thuộc lớp cá.

a. Cá quả ( có lóc).                 b. Cá đuối.           c. Cá trê.        d. Cá heo.

1.6. Thích phơi nắng là tập tính của:

a. Ếch đồng.                                                                         b. Chim bồ câu.                                

c. Thằn lằn bóng.                                                                 d. Thỏ.

Câu 2. (1,5đ) Lựa chọn từ hay cụm từ thích hơp như: (Hằng nhiệt, phao câu, mỏ sừng, cánh, lông vũ, bay ), điền vào chỗ trống trong câu sau:

Chim bồ câu là động vật (1).................................., có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống(2)..........................., thể hiện ở những đặc điểm sau: thân hình thoi được phủ bằng(3) ................................nhẹ xốp: hàm không có răng, có(4).......................bao bọc, chi trước biến đổi thành(5)........................, chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau. Tuyến(6)............................................tiết dịch nhờn.

II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)

Câu 3.( 2đ) Nêu đặc điểm chung của lớp thú?

Câu 4.( 3đ): Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc? Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ?

Câu 5.(2đ) Thế nào là hình thức sinh sản vô tính,  hình thức sinh sản hữu tính?

--Đáp án học kì 2 môn Sinh học lớp 7--

I. TRẮC NGHIỆM:( 3 điểm)

Câu 1. Phần khoanh tròn (1,5 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

1.6

Đáp án

c

b

a

c

d

c

Câu 2. (1,5 điểm) Điền từ thích hợp

(đúng 1 ý được 0,25 điểm)

(1) Hằng nhiệt; (2) Bay; (3) Lông vũ; (4)  Mỏ sừng; (5) Cánh; (6) Phao câu.

II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)

Câu

Nội dung

3

( 25đ)

*Đặc điểm chung của lớp thú:

- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể

- Bộ răng phân hóa 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi
 - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

- Là động vật hằng nhiệt

4

( 2,5đ)

  • Đặc điểm của bộ móng guốc

+ Số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc. ( 1 đ)

- Bộ guốc chẵn: số ngón chân chẵn, có sừng, đa số nhai lại. ( 0.5 đ)

- Bộ guốc lẻ: số ngón chân lẻ, không có sừng (trừ tê giác), không nhai lại. ( 0.5 đ)

5

( 2đ)

- Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau.

- Sinh sản hữu tính: là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) với tế bào sinh dục cái (trứng) với nhau.

--Còn tiếp--

2. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Đức Giang

I. Trắc nghiệm (5 điểm): Tô vào phiếu trả lời phương án mà em lựa chọn:

Câu 1. Chim bồ câu, tim có 4 ngăn hoàn chỉnh nên máu trong tim là:

A. máu pha trộn       B. máu đỏ tươi         C. máu đặc               D. máu lỏng

Câu 2. Thú có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

A. Cung cấp nguồn dược liệu quý (mật gấu,…).

B. Cung cấp nguồn thực phẩm (trâu, bò, lợn,…).

C. Cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ, làm sức kéo….

D. Là đối tượng nghiên cứu khoa học.

Số ý đúng là

A. 4.                          B. 2.                         C. 3                          D. 1.

Câu 3. Vận tốc nhảy của kanguru là bao nhiêu?

A. 20 – 30 km/giờ.     B. 50 – 60 km/giờ.     C. 30 – 40 km/giờ.     D. 40 – 50 km/giờ.

Câu 4. Bò sát hiện nay được xếp vào mấy bộ :

A. 1 bộ                      B. 3 bộ                      C. 2 bộ                      D. 4 bộ

Câu 5. Vì sao thỏ tuy không dai sức bằng các loài thú ăn thịt nhưng trong một số trường hợp, chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của kẻ săn mồi?

A. vì màu lông của thỏ thường lẫn với màu môi trường khiến kẻ thù không nhận ra.

B. vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc.

C. vì thỏ thường chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà khi đuổi theo.

D. vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau.

Câu 6. Tim của cá sấu có:

A. 3 ngăn                   B. 1 ngăn                  C. 4 ngăn                  D. 2 ngăn

Câu 7.  Hiện tượng thai sinh là

A. hiện tượng đẻ trứng có nhau thai.

B. hiện tượng đẻ con có nhau thai.

C. hiện tượng đẻ trứng có dây rốn.

D. hiện tượng đẻ con có dây rốn.

Câu 8. Lớp bò sát được chia làm 2 nhóm  chính :

A. Hàm có răng, không có mai, yếm và hàm không có răng , có mai và yếm.

B. Hàm rất ngắn và hàm rất dài.

C. Có chi, màng nhỉ rõ và không  có chi không có màng nhĩ.

D. Trứng có màng dai bao bọc và trứng có vỏ đá vôi bao bọc.

Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?

A. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.

B. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.

C. Có khả năng di chuyển rất xa.

D. Di chuyển bằng cách quăng thân.

Câu 10. Ếch đồng hô hấp bằng:

A. phổi                      B. phổi và da            C. da                         D. mang

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Các loài: Gấu Bắc cực, Linh miêu, Cú tuyết, Cáo trắng Bắc cực có những đặc điểm nào để thích nghi với môi trường lạnh giá?

Câu 2: (2 điểm) Trình bày ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật?

Câu 3: (1 điểm) Nêu biện pháp cần thiết để duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học?

--Đáp án học kì 2 môn Sinh học lớp 7--

Trắc nghiệm:

Câu

Chọn

Câu

Chọn

Câu

Chọn

Câu

Chọn

Câu

Chọn

1

B

5

C

9

A

13

A

17

C

2

A

6

C

10

B

14

D

18

A

3

D

7

B

11

B

15

C

19

D

4

B

8

A

12

D

16

D

20

C

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Ý nghĩa, tác dụng của cây phát sinh giới động vật:

- Cho biết nguồn gốc chung của giới động vật.

- Cho biết quá trình phát sinh, tiến hóa của giới động vật, loài nào càng gần gốc thì xuất hiện càng sớm.

- Cho biết mối quan hệ họ hàng giữa các ngành động vật.

- Cho biết mức độ phong phú và đa dạng của các nhóm loài.

Câu 2: (1 điểm)  Các biện pháp cần để bảo vệ đa dạng sinh học:

  • Bảo vệ môi trường: không xả rác thải bừa bãi, khai thác tài nguyên hợp lí, tận dụng năng lượng sạch.
  • Hạn chế chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy; trồng thêm rừng mới.
  • Nghiêm cấm nuôi nhốt, săn bắt động vật trái phép.
  • Khai thác các nguồn tài nguyên động vật một cách hợp lí…

Câu 3: ( 2 điểm)

  • Về cấu tạo: + Có bộ lông dày để giữ nhiệt cho cơ thể

+ Có lớp mỡ dày để giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét

+ Lông có màu trắng vào mùa đông để dễ lẫn với tuyết,lẩn tránh kẻ thù

  • Về tập tính: + Có hiện tượng ngủ đông

+ Có hiện tượng di cư

+ Hoạt động vào ban ngày vì ấm áp hơn

--Còn tiếp--

3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Dương Thủy

I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn ý  trả lời đúng trong các câu hỏi sau rồi ghi vào tờ giấy làm bài kiểm tra.

Câu 1: Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Khai thác gỗ quá mức.                         B. Tích cực trồng rừng.

C. Phá rừng làm nương rẩy.                        D. Sự ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?

A. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu.                              B.  Thỏ, cá chép, ếch đồng.      

C. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo.                          D. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu.

Câu 3: Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt  là

       A.  đời sống                       B. tập tính

       C.  bộ răng                         D. cấu tạo chân

Câu 4: Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm những cơ quan nào?

A. Khí quản và 9 túi khí.                         B.  Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi.

C. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí.       D. Cả a, b và c.

Câu 5: Cấu tạo và hoạt động hô hấp của ếch như thế nào?

A. Xuất hiện phổi.               B. Hô hấp nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng.

C. Da có hệ mao mạch dày làm nhiệm vụ hô hấp.                          B. Cả a,b,c.

Câu 6: Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm?

A. Rất nguy cấp                                      B. Nguy cấp

C. Ít nguy cấp                                         D. Sẽ nguy cấp

Câu 7: Cơ thể đa bào, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng kitin và các phần phụ phân đốt khớp động với nhau là đặc điểm của ngành động vật nào sau đây?

     A. Động vật có xương sống.          B. Chân khớp.

     C. Thân mềm.                               D. Động vật nguyên sinh.

Câu 8: Những động vật thuộc lớp bò sát là

     A. thạch sùng, ba ba,cá trắm.                       B. ba ba, tắc kè, ếch đồng.

     C. rắn nước, cá sấu, thạch sùng.                    D. ếch đồng, cá voi,thạch sùng.   

Câu 9. Các bộ phận hệ thần kinh của thỏ:

          A. Não bộ và các dây thần kinh.                               B. Não bộ và tủy sống.

          C. Não bộ, tủy sống và các dây thần kinh.                D. Tủy sống và các dây thần kinh.

II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 13: (3 điểm)  Hãy trình bày đặc điểm chung của  lớp thú.

Câu 14: (2 điểm) Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên, nêu ưu điểm và hạn chế của  các biện pháp đấu tranh sinh học.

Câu 15: (1điểm) Tại sao thân và đuôi của thằn lằn bóng đuôi dài là động lực chính của sự di chuyển mà không phải là chi trước và chi sau?

Câu 16: (1 điểm) Tại sao trong dạ dày cơ của chim, gà thường có các hạt sạn, sỏi?

--Đáp án học kì 2 môn Sinh học lớp 7--

I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

C

B

D

A

B

C

C

B

D

C

II/ TỰ LUẬN:(7 điểm)

Câu

Nội dung

Câu13

 (3 điểm)

- Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răn cửa,răng nanh và răng hàm.

- Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não, là động vật hằng nhiệt. 

Câu 14

 (2 điểm)

- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

- Có 3 biện pháp:

+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại, đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại.

* Ưu điểm :

- Tiêu diệt những loài sinh vật có hại.

- Tránh gây ô nhiễm môi trường.

* Hạn chế:

- Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại.

- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

- Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại.

 Câu 15

 (1 điểm)

Thân và đuôi của thằn lằn bóng đuôi dài là động lực chính của sự di chuyển mà không phải là chi trước và chi sau vì chi trước và chi sau ngắn và yếu nên không phải là động lực chính của sự di chuyển

 Câu 16

(1 điểm)

- Khi ăn chim, gà hay ăn thêm các hạt sạn, sỏi vì khi ăn vào đến dạ dày cơ chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sạn, sỏi nhỏ.

- Dạ dày cơ là túi cơ rất dày dưới sự nhu động mạnh mẽ của dạ dày cơ nhào, nghiền, góc cạnh của các viên sạn,sỏi chà, xát thức ăn, một lúc sau thức ăn nhanh chóng bị nghiền nát.

--Còn tiếp--

4. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Minh Tân

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là

A. phân đôi cơ thể và mọc chồi.                            B. tiếp hợp và phân đôi cơ thể.

C. mọc chồi và tiếp hợp.                                         D. ghép chồi và ghép cành.

Câu 2. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa là đặc điểm của:

A. Lớp Lưỡng cư.                                                     B. Lớp Bò sát.

C. Lớp Chim.                                                            D. Lớp Thú.

Câu 3. Thích phơi nắng là tập tính của:

A. Ếch đồng.                                                             B. Chim bồ câu.                               

C. Thằn lằn bóng.                                                     D. Thỏ.

Câu 4. Biện pháp tiêu diệt sinh vật gây hại nào dưới đây là biện pháp đấu tranh sinh học:

A. dùng keo dính chuột.                                          B. dùng mèo bắt chuột.   

C. bẫy chuột.                                                             D. thuốc diệt chuột.

Câu 5. Vì sao sự đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng?

A. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.

B. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.

C. Vì trong sự đẻ con, xác suất trứng gặp tinh trùng là thấp hơn.

D. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển bên ngoài cơ thể mẹ nên an toàn hơn.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?

A. Di chuyển bằng cách quăng thân.

B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.

C. Có khả năng di chuyển rất xa.

D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.

Câu 7. Dơi ăn quả thuộc lớp:

A. Lưỡng cư.                                                             B. Bò sát.                      

C. Chim.                                                                    D. Thú.

Câu 8. Sự phát triển có qua giai đoạn biến thái là ở:

A. Chim.                                                                    B. Thú.                          

C. Ếch.                                                                      D. Thằn lằn.

Câu 9. Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?

A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.                     B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.

C. Giúp lẩn tránh kẻ thù.                                         D. Tránh mất nước cho cơ thể.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Nêu đặc điểm chung của lớp thú?

Câu 2 (2,0 điểm). Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 3 (1,0 điểm). Giải thích sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính.

--Đáp án học kì 2 môn Sinh học lớp 7--

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4.0 điểm)

Mỗi ý đúng được 0,4 đ

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

C

B

C

A

D

C

B

C

Phần II. Tự luận (6.0 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Câu 1

(3,0 điểm)

- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể

- Bộ răng phân hóa 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

- Là động vật hằng nhiệt

Câu 2

(2,0 điểm)

* Lợi ích của đa dạng sinh học:

- Cung cấp thực phẩm → nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người

- Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị

- Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo

- Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc

- Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu

* Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học:

- Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi

- Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư

- Ô nhiễm môi trường

* Bảo vệ đa dạng sinh học:

- Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi

- Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài

Câu 3

(1,0 điểm)

- Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong

- Đẻ nhiều trứng → đẻ ít trứng → đẻ con

 *Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai

 *Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → học tập thích nghi với cuộc sống

--Còn tiếp--

5. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm). Em hãy lựa chọn đáp án đúng

1.1 (0,5 điểm). (Lựa chọn 2 đáp án)

Đặc điểm nào của hệ hô hấp chứng tỏ sự thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước?

          A. Xuất hiện phổi. Hô hấp nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng.

          B. Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.

          C. Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn.

          D. Có hệ thống mao mạch dày đặc dưới da, có nhiệm vụ vận chuyển máu đi nuôi cơ thể và không tham gia hô hấp.

1.2 (0,25 điểm)

Ở ý nào toàn các đại diện thuộc lớp bò sát?

          A. Rắn ráo, rùa núi vàng, cá sấu                     B. Cá sấu, đà điểu

          C. Rắn hổ mang, chim bồ câu                         D. Thằn lằn, thạch sùng, ếch

1.3 (0,25 điểm)

Đặc điểm nào ở hệ hô hấp của lớp chim thích nghi với đời sống bay?

          A. Hệ thống túi khí và phổi tách riêng biệt.

          B. Phổi chia nhiều thùy, không có túi khí

          C. Hệ hô hấp của chim có thêm túi khí thông với phổi.

          D. Chỉ có phổi tham gia vào quá trình hô hấp, túi khí giữ thăng bằng.

Câu 2: (1 điểm). Em hãy sử dụng các cụm từ gợi ý để hoàn thiện nội dung sau: (Cụm từ gợi ý: đỏ tươi; 2 vòng tuần hoàn; tim 4 ngăn; túi phổi nhỏ)

Thỏ có cấu tạo nội quan hoàn thiện: Phổi có nhiều ...(1)... làm tăng diện tích trao đổi khí; Có ...(2)... với ....(3)... hoàn chỉnh (giống chim), máu đi nuôi cơ thể là máu...(4)...

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 3: (1 điểm) Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của bò sát thích nghi với đời sống trên cạn?

Câu 4: (1,5 điểm) Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 5: (1,5 điểm) Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?

Câu 6: (1 điểm) Em hãy so sánh được hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?

Câu 7: (1 điểm)

Em hãy nêu các nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học? Em hãy đề ra một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 8: (2 điểm) Biện pháp đấu tranh sinh học

Biện pháp đấu tranh sinh học bao gồm cách sử dụng những thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật gây hại nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại.

Trong thực tiễn để tránh muỗi truyền bệnh, người ta hay thả cá đuôi cờ trong các vại, bể, chum đựng nước. Vậy người ta làm như vậy có mục đích gì? Cá đuôi cờ được gọi là gì?

--Đáp án học kì 2 môn Sinh học lớp 7--

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu

1

2

1.1

1.2

1.3

Đáp án

A,B

A

C

(1): túi phổi nhỏ

(2): 2 vòng tuần hoàn

(3): tim 4 ngăn

(4): đỏ tươi

Điểm

Mỗi ý đúng chấm 0,25

0,25

0,25

Mỗi ý đúng chấm 0,25

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 3: (1 điểm) Các đặc điểm

- Da khô, có vảy sừng bao bọc

- Có cổ dài, mắt có mi cử động, có nước mắt 

- Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

- Thân dài, đuôi rất dài, bàn chân có 5 ngón có vuốt 

Câu 4: (1,5 điểm) Các đặc điểm:

- Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi

- Tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn

- Không có bóng đái, ở chim mái chỉ có 1 buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.

Câu 5: (1,5 điểm) Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù:

- Bộ lông: lông mao, dày, xốp

- Chi: có vuốt, 2 chi sau dài khỏe

- Cơ quan: Tai: có khả năng cử động, thính, vành tai to, mũi: thính, lông xúc giác, nhạy bén. Mắt: mi mắt cử động + có lông mi

Câu 6: (1 điểm) So sánh được hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của TBSD đực và TBSD cái, con sinh ra từ 1 phần cơ thể mẹ

Là hình thức sinh sản có sự kết hợp của TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới

--Còn tiếp--

Trên đây là một phần trích nội dung Đề thi học kì 2 Sinh học lớp 7 năm 2019-2020. Để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 Lịch sử lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án) để chuẩn bị cho kì thi sắp tới nhé!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2