intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 loại rau tăng nguy cơ sảy thai

Chia sẻ: Nguyễn Họa Mi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ăn uống trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai là rất cao nên mẹ bầu cần chú ý. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra với bé yêu, các mẹ nên tránh ăn quá nhiều những loại rau dưới đây:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 loại rau tăng nguy cơ sảy thai

  1. 6 loại rau tăng nguy cơ sảy thai Việc ăn uống trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai là rất cao nên mẹ bầu cần chú ý. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra với bé yêu, các mẹ nên tránh ăn quá nhiều những loại rau dưới đây: Vị đắng của loại mướp đắng có thể làm co bóp dạ dày và tử cung. Ảnh: internet Mướp đắng
  2. Mướp đắng là một thực phẩm, thảo dược rất tốt. Hàm lượng folate cao trong mướp đắng rất cần thiết cho thai kỳ với mục đích tránh dị tật ống thần kinh ở bé sơ sinh. Vitamin C trong mướp đắng giúp tăng miễn dịch cho bà bầu và bảo vệ cơ thể khỏi những chất độc hại. Bên cạnh đó, mướp đắng cũng giàu vitamin B, các chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên đóng vai trò quan trọng trong việc giữ sức khỏe cho bà bầu và giúp bào thai phát triển. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu quá lạm dụng mướp đắng lại gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của loại quả này có thể làm co bóp dạ dày và tử cung. Điều này dẫn tới hậu quả là dễ gây sẩy thai, đẻ non ở những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung ngả sau, tử cung có sẹo, nạo phá thai nhiều lần. Mặc dù tất cả các nghiên cứu chưa chỉ rõ chất nào trong mướp đắng có thể gây tác hại này nhưng thí nghiệm trên chuột cho thấy, mướp đắng liều cao có thể gây ra quái thai ở thai nhi chuột. Vì vậy các nhà khoa học đã đưa ra một cảnh báo là phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều mướp đắng. Không những thế, một chất có tên vicine có trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc ở một số cơ địa nhạy cảm. Bởi thế, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn phải hạt mướp đắng. Khi chế biến và đun nấu, cần loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng. Rau sam Rau sam là loại rau dễ trồng, dễ chăm, dễ kiếm, vừa là thảo dược lại vừa là thực phẩm chế biến món ăn, có dược tính hàn. Thực tế chứng minh khi dùng rau sam thì nó kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sẩy thai. Ngải cứu Ngải cứu là loại rau có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai
  3. hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Nếu sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và không nên ăn ngải cứu quá nhiều nến mẹ có tiền sử xảy thai hoặc sinh non. Ăn rau ngót nhiều khi mang thai vì gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung gây sẩy thai. Ảnh: internet Rau ngót Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung gây sẩy thai, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có
  4. nguy cơ sảy thai cao. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Vì vậy, mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để an toàn với con yêu, các mẹ nhớ là đừng ăn quá nhiều rau ngót đặc biệt là nước rau ngót sống nhé. Rau chùm ngây Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hi Lạp, Ấn Độ, Ý. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa moringa có nhiều vitamin C hơn trái cam bảy lần, hơn sữa bốn lần chất calcium và hai lần protein, hơn cà rốt bốn lần vitamin A, hơn rau dấp cá ba lần chất sắt và hơn ba lần chất kali của chuối. Tuy nhiên, loại cây này lại được phụ nữ dân tộc Raglay dùng để ngừa thai. Do trong chùm ngây có alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cun và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”. Rau răm Phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau răm. Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì không vấn đề gì các mẹ nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2