intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 câu nói tồi tệ nhất trong cuộc phỏng vấn

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

157
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc phỏng vấn sẽ bị thất bại nếu bạn hành động một cách thiếu suy nghĩ. Hãy thể hiện một dáng vẻ chuyên nghiệp, phong thái tự tin và cân nhắc kỹ trước khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn xin việc, hãy chắc chắn rằng bạn biết mình cần nói gì và tuyệt đối không nói những câu sau đây: 1. “Tôi ghét công việc trước đây” Sếp trước là một người khắt khe và khó tính, người luôn gây ức chế, căng thẳng cho bạn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 câu nói tồi tệ nhất trong cuộc phỏng vấn

  1. 8 câu nói tồi tệ nhất trong cuộc phỏng vấn Cuộc phỏng vấn sẽ bị thất bại nếu bạn hành động một cách thiếu suy nghĩ. Hãy thể hiện một dáng vẻ chuyên nghiệp, phong thái tự tin và cân nhắc kỹ trước khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn xin việc, hãy chắc chắn rằng bạn biết mình cần nói gì và tuyệt đối không nói những câu sau đây: 1. “Tôi ghét công việc trước đây” Sếp trước là một người khắt khe và khó tính, người luôn gây ức chế, căng thẳng cho bạn. Tất nhiên, bạn chẳng có chút thiện cảm và lời nói tốt đẹp nào dành cho anh ta cả, song, đừng quá thật thà mà tuôn ra hết
  2. những cảm nhận của mình bởi nhà tuyển dụng chắc chắn nghĩ rằng khi không làm việc ở công ty này nữa, bạn cũng sẽ nói về họ như vậy mà thôi! Nếu thực sự không ưa sếp cũ, bạn nên chuẩn bị nối kết lý do tại sao công ty và các mối quan hệ trước không phù hợp với bạn. Sau đó giải thích kiểu công ty mà bạn sẽ lựa chọn và phong cách quản lý thích hợp nhất. 2. “Tôi không biết bất cứ điều gì về công ty này” Theo một lẽ tất nhiên của bất kỳ cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi rằng bạn biết gì về công ty của họ. Nếu bạn nói mình chẳng biết gì về nó cả, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn nộp đơn xin việc vào đây chỉ vì tiền chứ không phải vì sự nghiệp. Với công nghệ ngày nay, không có một nhà tuyển dụng nào lại chấp nhận một lời xin lỗi vì việc thiếu thông tin về công ty mà các ứng viên đang xin tuyển.
  3. 3. “Không. Tôi không còn câu hỏi nào nữa” Câu nói này thể hiện bạn thiếu sự quan tâm đến công việc và công ty. Nhà tuyển dụng nghĩ rằng, nếu bạn quan tâm thì bạn đã có thể suy nghĩ về những điều cần phải hỏi rồi! Cho nên, hãy nghiên cứu về công ty trước khi có ý định nhắm vào một vị trí nào đó. Hiểu chiến lược, mục tiêu cũng như văn hóa làm việc của công ty đó. Có thông tin, bạn sẽ hoàn toàn giữ thế chủ động trong bất kỳ mọi cuộc phỏng vấn. 4. “Tôi rất cần những ngày nghỉ” Tất cả chúng ta đều có cuộc sống riêng và bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng hiểu điều này. Nhưng cuộc phỏng vấn không phải là lúc để bạn thương lượng về bổn phận cá nhân mà là dành ưu tiên cho công việc. Tốt hơn hết, thay vì nói rằng bạn cần có những ngày nghỉ thì hãy chú trọng vào việc đàm phán về lương. Vì sao? Nếu đề cấp đến những ngày nghỉ quá sớm, người phỏng vấn sẽ nghĩ
  4. rằng bạn quá tự tin như thể bạn biết mình chắc chắn sẽ được tuyển dụng. Và điều này không mấy có lợi cho bạn. 5. “Bao lâu thì tôi sẽ được thăng chức?” Khi chưa thể hiện mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình và những đóng góp cho công ty, bạn không nên đề cấp đến chuyện thăng tiến bởi thực tế bạn chưa có quyết định tuyển dụng. Có rất nhiều cách khéo léo để đưa ra câu hỏi này và thể hiện những tham vọng phía trước của bạn với nhà tuyển dụng. Ví dụ, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng chỉ ra tương lai phát triển của vị trí bạn đinh xin tuyển. Đối với những vị trí khác, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem tại sao nó lại có nhiều cơ hội mở như vậy. Bằng cách này bạn sẽ biết được cần làm gì để được thăng tiến và có thể sử dụng những thông tin đó tạo cơ hội cho mình. 6. “Anh có phải là một thành viên hoạt động tích cực trong nhà thờ
  5. không?” Khi nói chuyện với người phỏng vấn, không nên hỏi những câu không liên quan đến công việc. Tránh những chủ đề có thể gây tranh cãi và đi quá xa mục đích của buổi phỏng vấn. 7. “Tôi cho rằng….” Các câu trả lời được đọc như là một kịch bản viết sẵn mặc dù các thông tin đó đúng nhưng điều ấy lại không để lại ấn tượng cho người phỏng vấn. Nó không chỉ nghe giống như một kiểu đọc thuộc lòng và cứng nhắc mà còn làm cho cuộc nói chuyện trở nên nhàm chán và kém hấp dẫn. 8. “Và những thứ tôi không thích…” Hãy hạn chế tất cả những lời lẽ trút giận giống như khi bạn viết blog. Bạn không nên có những cách nhìn tiêu cực về vấn đề gì đó. Nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận thái độ xấu của bạn. Nếu có vấn đề bức xúc, hãy giữ trong mình và luôn thể hiện ra ngoài
  6. sự lạc quan. Nếu than phiền nhiều, bạn sẽ bị loại ngây lập tức. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng không thích tuyển một nhân viên suốt ngày kêu ca và phàn nàn. Theo Dantri
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2